Suốt 15 thế kỷ đầu đời, Hội thánh đã phát triển tuổi đời xây dựng nên cơ cấu cuộc sống kitô giáo mang tính cộng đồng. Tuy nhiên tuổi đời ấy cũng vướng mắc nhiều khuyết điểm không nhỏ. Nhất là vào cuối thời trung cổ, sức sống giữ đạo sa sút rất nhiều.
Cuộc khủng hoảng thời ông Luther (06.06.09)
* Người tín hữu cá nhân sống sốt mến giữ đạo lâu năm rồi cũng tới lúc sinh khủng hoảng như trường hợp vợ chồng anh Ranaghan (x. Hồng y J. Suenens, Thánh Thần Hơi thở sống động của Hội thánh, trang 90). Họ say đọc sách thánh, chuyên chăm tham dự các bí tích, nhiệt thành làm công tác tông đồ bác ái đủ kiểu, kể cả công tác đại kết rồi mà “cảm thấy tâm hồn vẫn trống rỗng, thiếu động lực, mất sức mạnh trong đời sống cầu nguyện, cứ như là đời sống kitô hữu là chuyện tự mình tưởng tượng ra, cứ như là sinh hoạt tôn giáo chỉ là chuyện riêng tư do nơi ý chí và khả năng của mỗi người”.Họ phải xét lại, phải phản tỉnh là nhờ đâu mà giữ đạo nhiệt thành được? Phải nhờ Chúa Thánh Linh là nguồn sống, đích thực là hơi thở cho đời sống người tín hữu kitô. Ðó là khởi đầu cho cuộc đổi đời nơi người tín hữu sùng mộ. Họ phải phản tỉnh (réflection), tái đầu tư lại về căn bản tu đức, lấy Chúa Thánh Linh là nguồn sống mới làm thành sự các sinh hoạt đạo đức siêu nhiên. Ðời sống tu đức cộng đồng của Hội thánh cũng tới tuổi phải soi vào nội tâm, và phải phản tỉnh lại cuộc sống của mình đã trải qua.
Phản Tỉnh lại chính cuộc đời từng tuyên xưng Ðức Giêsu là Chúa Cứu Thế và cuộc đời tuân phục Ðức Giêsu , Ðấng sáng lập Hội thánh, đó là đòi hỏi chiến lược cho sự phát triển đời sống của chính bản thân Hội thánh. Một cuộc đời phải lấy Chúa Thánh Linh làm hồn sống của mọi ý nghĩ, hành động và mọi sinh hoạt khác. Có phản tỉnh lại mới thấy phải nhìn nhận vai trò và chức năng thánh hóa của Chúa Thánh Thần đối với Hội thánh cũng như đối với từng cá nhân tín hữu.
* Suốt 15 thế kỷ đầu đời, Hội thánh đã phát triển tuổi đời xây dựng nên cơ cấu cuộc sống kitô giáo mang tính cộng đồng. Tuy nhiên tuổi đời ấy cũng vướng mắc nhiều khuyết điểm không nhỏ. Nhất là vào cuối thời trung cổ, sức sống giữ đạo sa sút rất nhiều. Nếp sống của Hội thánh trở nên thoái hóa. Tình trạng vào thế kỷ XIV và XV sa đọa, đòi một cuộc thoát xác. Hội thánh phải phản tỉnh lại và cần một cuộc đổi đời tận căn. Nhưng giữa biển mênh mông các nguyên nhân thoái hóa, không dễ tìm ra đầu mối.
Về các nguyên nhân đòi cải cách thì nhóm sử gia người Ðức do linh mục H. Jedin chủ biên đã liệt kê rất là đầy đủ, nhưng chúng chồng chéo nhau nhiều tầng lớp không dễ mò ra đâu là đầu mối.
Giáo hội vùng Bắc Ðại tây dương, đặc biệt tại dòng Nhật nhĩ man có manh nha xu thế thần học Ðức (theologia germanica). Trường phái tu đức Sùng mộ Tân thời (Devotio Moderna) muốn trổ ra một linh đạo tu đức cho có bài bản giáo khoa rõ ràng mới, và một xu thế thần học mới không còn là hình thức kinh viện nữa (x. Noi gương Chúa Giêsu (q I, ch I, câu 3; ch 3, câu 2). Nhưng xu thế thần học mới cũng chưa sao khám phá ra. Có lẽ phải chờ sau một Công Ðồng, Thần Khí Thiên Chúa sẽ ban cho một đường hướng tu đức có bản bản giáo khoa rõ ràng? Trong tình trạng ung thối lâu năm ấy, linh mục Luther làm bùng nổ một cuộc cách mạng với ngòi nổ là vấn đề ân xá bị lạm dụng tràn lan và theo qui mô lớn toàn Giáo hội. Giáo hội châu Âu vỡ tung ra nhiều mảng. Giáo hội chới với không biết tìm ra lối thoát.
* Công Ðồng Trentô lần chần mãi mới họp nổi. Ðầu mối cuộc khủng hoảng không phải là vấn đề tín lý như thời thượng cổ. Ðầu mối đã được nêu rõ là giáo lý về sống đạo, sống đời công chính hóa (Rom I, 17). Giáo lý “sống đời công chính” lẽ ra phải được khai triển cho thành một linh đạo tu đức theo nội dung phong phú xuyên suốt nơi thư Rôma (x. Viễn Việt, Linh đạo Nhiệm thể Chúa Giêsu, trang 36). Từ đơn vị gốc của Hội thánh, trước tiên cần có một linh đạo cho đời sống cá nhân người kitô sống xuyên suốt cuộc đời. Về đời sống cộng đồng của mình, Hội thánh cũng có một đời sống tu đức thần bí cộng đồng. Công chính hóa là mầu nhiệm sống đạo, mầu nhiệm về Hội thánh, về người tín hữu, chứ không phải là vấn đề tín lý như thiên tính của Ngôi Lời (Ga I, 1-14).
* Devotio Moderna hồi thế kỷ XV nêu lên hướng tu đức soi vào nội tâm người tín hữu. Có phải mở rộng đòi hỏi tu đức soi vào nội tâm sang đời sống cộng đồng Hội thánh? Thưa có, đây là đòi hỏi mới cho Giáo hội Ðức Kitô. Là một chủ thể hiện sinh cộng đồng, Hội thánh có một vận mệnh lịch sử đã trải qua hàng nghìn năm giống như các quốc gia trần thế. Không phải chỉ có thế, Có căn cước tiền định đời trong Chúa Ba Ngôi (Eph 1, 3-10), Hội thánh có một vận mệnh tu đức thần bí, cộng đồng trong kiếp sống lưu đày trần thế. Vậy Hội thánh cũng phải sống đời tu đức soi vào nội tâm.
Sống huyênh hoang hướng ngoại đã quá nhiều và sinh nhiều tật xấu nữa. Hội thánh cũng thiếu khai triển ơn công chính hóa thành một linh đạo với lộ trình phát triển theo nhiều tuổi đời cộng đồng của Hội thánh (tức là nhiều kỷ nguyên thần học). Như thế đòi có mô thức mới cho Hội thánh phát triển, nối tiếp và biến đổi mô thức Giáo hội cơ chế phẩm trật từ ngàn xưa. Mô thức mới cho sự đổi đời là mô thức Thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô (Eph. 4, 11-16).
Trên lộ trình đổi đời mô thức sống tu đức cộng đồng này sang là Thân thể mầu nhiệm Ðức Kitô, chính Hội thánh phải nhìn nhận vai trò và chức năng thánh hóa của Ðấng Thần Khí trong mọi sinh hoạt cộng đồng của Hội thánh.
* Cuộc khủng hoảng toàn cục của Hội thánh vào thế kỷ XVI không đổ thừa cho Tin lành là xong, cũng không đổ thừa cho quảng đại quần chúng tín hữu hay hàng phẩm trật hoặc Công Ðồng Trentô chưa làm tròn nhiệm vụ. Cuộc khủng hoảng không chỉ xét theo các sự kiện giáo sử là đủ. Ðó là cuộc khủng hoảng thần bí (mystique) nơi chính bản thân Hội thánh cần đổi đời một cuộc tu đức với trình độ mới.
Ðời sống tu đức thần bí nơi cá nhân người tín hữu trải ra nhiều tuổi đời với các cuộc khủng hoảng nào là đêm giác quan, đêm tinh thần. Vận mệnh thần bí, cộng đồng của Hội thánh-Nhiệm thể cũng có nhiều tuổi đời (nhiều kỷ nguyên thần học). Sao không có các cuộc khủng hoảng?Cuộc Khủng hoảng của Hội thánh hồi thế kỷ XVI xem xét lại xem có cùng một căn nguyên như cuộc khủng hoảng nơi anh chị Ranaghan không?
Công Ðồng Trentô (1545-63) cũng bàn về giáo lý ơn công chính hóa trong sáu phiên hội nghị, nhưng chỉ nhìn theo phương diện tín lý, theo lối kinh viện quen thuộc, chứ không triển khai giáo lý công chính hóa thành con đường sống đạo xuyên suốt thư Rôma, đáp ứng với khát vọng thần học Nhật nhĩ man.
Viễn Việt
* trích bản Phác thảo
mang tựa đề Cuộc khủng hoảng Giáo hội Kitô thế kỷ XVI
Views: 0