Năm 1987, Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã ban hành Donum Vitae (chỉ thị về sự Tôn Trọng Sự Sống Con người), trong đó Giáo Hội chính thức cấm chỉ việc dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo (thụ tinh ống nghiệm – IVF), tuyên bố rằng : “Đứa bé có quyền được thụ thai, được giữ trong tử cung, được mang vào thế giới nầy và được nuôi dạy bên trong hôn nhân. Thiện ích xã hội nầy đói buộc rằng các trẻ em phải được sinh ra trong một gia đình và rẳng gia đình nẩy phải được đặt nền tảng trên hôn nhân,môi trường duy nhất xứng đáng với sự sinh sản thật sự có trách nhiệm”.
Nhiều người Công giáo, gồm cả một số người chủ trương, không nhận thức được rằng giáo huấn Giáo Hội cấm việc thục hành IVF như là cách tạo dựng sự sống,kể cả với những cặp hiếm muộn. Thụ tinh ồng nghiệm đòi hỏi lấy những cái trứng khỏi một người phụ nữ và tiếp theo đó là thụ tinh với một tinh trùng trong một sự sắp đặt phòng thí nghiệm.
Thông điệp của Donum Vitae và các văn bản theo sau của Giáo Hội rút cuộc đã thuyết phục được bác sĩ Anthony Caruso, một bác sĩ về khả năng sinh sản có trụ sở ở Chicago, người đã học ở trường y khoa Loyola, từ bỏ việc thực hành IFV của ông và chọn theo giáo huấn của Giáo Hội. Thông tín viên của NCR Christopher White nói với Caruso về sự hoán cải của ông cũng như việc làm hiện tại của ông nhằm dạy tât cả mọi tín hữu Công giáo về những gì có nghĩa là xây dựng một văn hoá sự sống thật sự.
Sự dạy dỗ của ông như thế nào? Ông có được nuôi dạy trong một gia đình Công gáo chăng?
Tôi sinh ra ở Maine và dọn nhà với gia đình đến Boston khi mới chỉ được 2 tuần tuổi. Tôi được dạy dỗ trong một gia đình Công giáo tốt lành gốc Ái Nhĩ Lan – Ý. Tôi nhớ thường xuyên đi lễ khi còn bé, thỉnh thoảng đi một mình trong các mùa hè. Khi học lớp năm, tôi được mời gia nhập Teường Hợp xướng Tổng giáo phận ở giáo xứ Thánh Phaolô ở Cambridge. Chúng tôi được huấn luyện thánh nhạc và nhạc bình ca và đi hát khắp nước Anh, nhưng giáo xứ chính của chúng tôi vẫn là GX Thánh Phaolô. Ở đó, chúng tôi giúp đỡ [hát] lễ trọng hằng tuần (Thánh Lễ bằng tiếng Anh, nhưng có giai điệu Anh và La tinh). Vì vậy, theo tôi đoán, một phần lớn sự hình thành con người đặc thù ban đầu của tôi là qua thánh nhạc.
Khi tôi chuyển tới trường trung học, giáo huấn Công giáo đã hơi hiện đại hơn và dựa phần lớn vào những vấn đề công bằng xã hội (bạo lực ở Mỹ, đe doạ nguyên tử,…). Và cả trong trường cao đẳng Công giáo của tôi, chúng tôi cũng được khuyến khích phân chiết các niềm tin tôn giáo của mình và cho rằng con người dựng nên Thiên Chúa, bằng cách dùng Ludwig Feuerbach, Frederich Nietzsche và các tác giả ‘thân học giải phóng”.
Dù nhạc phụng vụ vẫn tiếp tục kéo tôi đến nhà thờ, nhưng tôi bắy đầu dần dần thấy quá bận bịu – và nhà thờ bắt đầu không còn tiếp tục đều đặn bên cạnh trường y khoa. Tôi yêu và cưới một người phụ nữ lúc ấy đang là trợ tá mục vụ trẻ nhất ở TGP Chicago. Dù không bao giờ nói chúng tôi hoàn toàn xa rời Giáo Hội, nhưng tôi cũng không thể nói rằng chúng tôi là những người tham dự tích cực trọn vẹn các bí tích.
Điều gì đã đưa đẩy Ông đi tìm sự nghiệp trong y khoa về sinh sản?
Câu chuyện nầy bắt đầu khi tôi học trung học. Đứa bé thụ tinh ống nghiệm đầu tiên trên thế giới vào năm 1978 (ở Anh), ngay sau năm đầu trung học được công bố. Tôi đang đi tìm một việc làm và trả lời một quảng cáo từ các phòng thí nghiệm ở bệnh viện đa khoa Massachusetts cần một phụ tá phòng thí nghiệm. Hoá ra tôi trở thành phụ tá phòng thí nghiệm của William Crowley, một trong những nhà tiên phong Mỹ đi đầu trong IVF. Dù tôi không được đón nhận tử tế, hai sự kiện đó hẳn đã gieo mầm cho sự quan tâm của tôi.
Tuy nhiên, nguồn cảm hứng đích thực là khi tôi là một bác sĩ nội trú. Như một phần chương trình huấn luyện, chúng tôi được gửi đến Trung tâm Y Khoa Rush [ở Chicago] để luân phiên trong khoa nội tiết tố sinh sản. Thế giới mà tôi đã đi vào, thật thú vị với tôi. Các bệnh nhân thật tử tế và các y tá và mọi người thật chu đáo, đến nỗi tôi bị lôi cuốn đến thực hành. Sau đó, một trong những bạn đồng môn năm thứ nhất đột ngột thôi học và tôi được hỏi kiêm luôn nhữmg công việc mà lẽ ra anh ta phải làm. Thật là như ước mơ thành sự thật và khi tôi trở lại từ chương trình huấn luyện, tôi quyết định đó là hướng mà tôi sẽ theo sự nghiệp.
Khi nào lần đầu tiên Ông gặp giáo huấn Giáo Hội chống lại công nghệ sinh sản có trợ giúp?
Tôi nghĩ rằng luôn có một lúc tôi bị ảnh hưởng và bối rối trước những hạn chế trong giáo huân Giáo Hội, nhưng tôi vẫn luôn cho rằng mục đích biện minh cho phương tiện. Dù thế, khoảng 10 năm rồi, tôi được tờ Chicago Tribune phỏng vấn và được hỏi tôi nghĩ gì về những cặp đồng tính đang trải qua trị liệu. Đó là một thời gian dài trước khi cuộc tranh luận nầy nên phổ biến như ngày nay và tôi trả lời rằng những người mà nó tham chiếu, cũng giống như tất cả mọi ngưởi khác, là con cái của Thiên Chúa. Vào thời điểm đó, tôi đang dính sâu vào công việc giáo xứ. Tôi đang ở trong ban phụ trách nhà trường và Hội đồng phụng vụ. Sau khi bài viết nầy được in, tôi đã được gọi vào văn phòng Cha Sở, Cha James Dvorscak và được hỏi về bài viết nầy và câu trả lời của tôi. Ở cuối cuộc thảo luận ầy, tôi bị yêu câu rút lui khỏi hội đồng mục vụ nầy.
Câu trả lời ban đầu của ông là gì?
Tôi ước tôi có thể nói rằng tôi căm phẫn hoặc tức giận, nhưng không thực sự vậy! Tôi, lần nữa, cho rằng mục đích (những đứa con) đáng cho phương tiện và rằng đa số người đồng ý với tôi.
Tuy vậy, dần dần Ông bắt đầu có một sự hoán cải và cuối cùng đã theo giáo huấn Giáo Hội chống lại IVF và những công nghệ sinh sản có hỗ trợ khác. Tiến trình ấy như thế nào?
Kinh nghiệm mà tôi vừa thuật lại hoá ra là bước đầu tiên trong kế hoạch của Thiên Chúa dành cho tôi. Vợ tôi bắt đầu dạy trong ban thần học tại một trường trung học Công giáo gần nhà tôi. Một trong các đồng nghiệp của nàng là một người Công giáo mộ đạo và chúng tôi thường có những cuộc thào luận rất sắc sảo về Donum Vitae [Huấn thị “Ơn ban sụ sống”.ND] và những hàm ý sâu xa của nó trên Giáo Hội. Năm 2000, tôi còn cả đi đến hội nghị mừng sinh nhật thứ 90 của “Cha đẻ IVF Mỹ”, Howard Jones. Tuy nhiên,năm 2007, tôi nghĩ vậy, vợ tôi đi du ngoạn hè ở Châu Âu với một số học sinh của trường trung học nầy. Một trong những chặng nghỉ chân là Roma. Nàng trở về từ đó được linh ứng và chúng tôi bắt đầu siêng đi nhà thờ hơn. Mùa thu 2007, mẹ vợ tôi qua đời và mùa xuân 2008, cha vợ tôi chết bất thình lình, khiến chúng tôi hướng tới một cái nhìn đích thực hơn về đức tin của chúng tôi. Tháng 12/2008, Dignitas Personae [Huấn Thị “Phẩm giá con người”.ND],được ban hành và tôi đã đọc nó trong NCR (National Catholic Register).Tôi hoàn toàn kinh ngạc về sự hiểu biết sâu sắc của [nguyên Tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin] ĐHY William Levada và sự trình bày giáo huấn Giáo Hội sáng sủa rõ ràng dường nào. Tôi không biết, vợ tôi đã viết cho cả ĐHY Tổng giám mục Chicago Francis George lẫn Đức TGM Seattle J.Peter Sartain, xin giúp đỡ trong việc tìm một lựa chọn cho tôi. Không lâu sau đó, tôi đã có một cuộc phỏng vấn để làm đầu khoa sinh sản ở đại học Loyola. Trong lúc ý tưởng việc thực hành đang thành hình, thì chức giáo sư đại học rất thú vị. Dù chức vụ nầy đã được trao cho một người khác, chúng tôi giữ liên lạc và làm việc hướng tới tạo ra một vị trí có thể đưa ý tưởng vào cuộc sống. Sau đó người ấy bị cách chức và điều đó chấm dứt. Tôi biết rằng cần phải làm một điều gì đo và đã bắt đầu làm việc gần gũi hơn với các văn phòng Tổng giáo phận. Tôi đã kết thân với giám đốc Văn Phòng Tôn Trọng Sự Sống và nhận được giúp đỡ từ người liên lạc về y tế của ĐHY, Cha William George. Ngài giới thiệu tôi với ban quản trị của hai hệ thống bệnh viện, nơi ý tưởng nầy được trình bày. Câu trả lời là ý tưởng nầy tốt, nhưng nó dường như chưa có thể thực hiện được lúc nẩy.Sau đó tôi đã gặp một bác sĩ, Robert Lawler, – qua lời giới thiệu của một linh mục sở tại, – đã giới thiệu tôi với CEO của một bệnh viện Công giáo khác. Ông nầy rất quan tâm, nhưng chúng tôi đã không thể làm cho các mảnh ăn khớp với nhau được. Tôi ước gì có thể nói việc kết thúc nầy là bất ngờ và vẻ vang, nhưng tôi chỉ để công việc cuối cùng nầy trôi qua phần lớn là do vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, tôi đã tiếp nhận chức chủ tịch của tổ chức địa phương về cung cấp khả năng sinh sản và từ chức ngay ở cuộc gặp mặt đầu tiên. Điều nầy gây căng thẳng quan hệ giữa tôi và một số bạn tốt trong lãnh vực nầy.
Kể từ khi rời bỏ việc thực hành trước đây của Ông, Ông đã làm những gì?
Do khi tôi không thể tìm được một cơ hội để bắt đầu trung tâm [sinh sản bảo vệ sự sống] nầy, tôi đã có thể tìm được một chức vụ làm một người tổ chức khoa sản ở một bệnh viện Công giáo khác trong vùng. Tôi giám sát các bệnh nhân đang đau đẻ, đánh giá các xét nghiệm và bệnh nhân trước khi sanh và giữ vai trò trong việc dạy các sinh viên y khoa trực ban. Tháng 2 năm 2012, tuy vậy, sắc lệnh HHS được ban hành và những cơ hội mới xuất hiện. Trước hết, tôi được yêu cầu giúp chống lại việc tạo ra một trung tâm sinh sản bên trong một cặp khối nhà của một nhà thờ Công giáo ở một trong các vùng ngoại ô Chicago. Sau đó, tôi được yêu cầu phát biểu tại cuộc mít-tinh đầu tiên trong các cuộc tụ họp Đứng Lên Vì Tự Do Tôn Giáo ở Chicago. Tôi dính líu vào một vụ tố tụng có can dự vào một vụ kiện Toà Án Tối Cao (Astrue v. Capato) xử lý các phúc lợi An Sinh Xã Hội đối với các trẻ em thụ thai được sinh ra sau khi bố mất [căn cứ trên một trường hợp một bà mẹ thụ thai hai một cặp sinh đôi nhờ tinh trùng đông lạnh của chồng bà đã qua đời. Sau khi chúng sinh ra, bà mẹ nầy muốn tuyên bố tiền tuất cho các con].
Tôi nói về IVF và các vấn đề ngừa tránh thai quanh vùng Chicago – và một cách cụ thể về việc chúng cung cấp chất liệu cho sự phát triển một nền văn hoá thích nghi đời sống thế nào. Tôi cũng viết cho một blog ở ChocagoInfertility.com .Tôi sắp sửa đi Costa Rica để gíup chính phủ trong cuộc đấu tranh của chọ chống lại Uỷ ban liên Mỹ về Nhân Quyền.
Tô vẫn hy vọng và cầu nguyện rằng chúng ta sẽ sớm có thể lập ra Trung Tâm Thánh Anna về Sức Khoẻ Sinh Sản. Đó sẽ là một trung tâm ở Chicago giúp đièu trị vô sinh, hiếm muộn bên trong khuôn khổ các giá trị Công Giáo. Dù vậy, phần lớn, tôi cố gắng xây dựng đời sống nội tâm của mình để sống tốt hơn bên trong văn hoá hiện hành và nhìn thấy rõ ràng hơn những gì yha1nh ý Chúa muốn cho tôi. Tôi biết, ít nhất, rằng tất cả những gì đã được hoàn thành, chỉ là nhờ ân sủng của Thánh Thần.
Ông có nghĩ rằng đa số các tín hữu giáo dân Công giáo. Biết hoặc hiểu vì sao Giáo Hội chống lại IVF không? Chẳng phải đa số các tín hữu Công giáo coi các công nghệ như thế là cảm thông và với một số người còn cho đó là vì sự sống?
Thành thật mà nói, tôi không chắc rằng đa số giáo dân Công giáo nhận thức rõ rằng Giáo Hội nhận thấy IVF bất hợp lệ. Giáo Lý Công Giáo không phải là một văn bản chính yếu của các lớp tôn giáo. Thực tế, đa số người tôi biết đã không ý thức rằng ngừa tránh thai là sai. Với những điều tra cho thấy việc ít đi dự lễ và con số tương đối thấp tin vào Sự Hiên Diện Thật hoặc tin vào bí tích giải tội, điều nầy không quá gây ngạc nhiên. Tôi tin rắng nhiều người nhìn thấy IVF cùng một cách như tôi cho tới khi tôu trở lại. Bất cứ lúc nào công nghê sinh sản tiên tiến được thảo luận, thì các chủ để quan trọng là trẻ em và cặp vợ chồng hoặc ‘quyền’ của một phụ nữ có một đứa con. Họ chỉ nhìn thấy nó từ cái nhìn của kết quả mà thôi. Họ không nhìn thấy tiến trình nầy như một một sự sụp đổ của ràng buộc hôn nhân.
Tôi thường nhắc nhở người ta rằng bệnh viện IVF nguyên thuỷ ở Mỹ, Jones Institute, bị phản đối bởi cùng một nhóm bảo vệ sự sống vốn đã phản đối các bệnh viện nạo phá thai. Sau khi Elizabeth Carr được sinh ra (năm 1981) – và được trưng bày trên TV với những chùm tóc và các ngón chân tay đầy đủ – thì cuọc trao đổi đã thay đổi ngày một ngày hai. Thỉnh thoảng câu trả lời cho câu chuyện của tôi là người ta nghĩ rằng tôi nhìn thấy một điều gì không ổn nơi những đứa trẻ đưiợc tạo dựng qua IVF. Đó là nơ lập luận vòng quanh bắt đầu. Điều đó tỏ ra khó đối với một số người khi nhìn thấy rằng các trẻ en quả thật là con cái của Thiên Chúa, nhưng tiến trình đem chúng vào thế giới là nơi vấn đề nằm ở đó.
Ông có cho rằng một số bác sĩ nhìn thấy sự vô sinh, hiếm muộn của những người khác như một việc làm ăn và sử dụng nó như một cơ hội để làm tiền?
Với tư cách một người đã ở tring lãnh vực nầy 15 năm, tôi có thể tự tin mà nói rằng trong khi kỹ nghệ hiếm muộn là một việc kinh doanh, giống như mọi chăm sóc sức khoẻ, tôi hiếm khi gặp hoặc quan sát một ai đó mà mục đích chủ yếu là làm tiền. Đại đa số các chuyên gia trong lãnh vực nầy đều có ý tốt và muốn cho các cặp vợ chồng thành công. Họ nhìn các kềt qủa có sự thành công như là chìa khoá quan trọng. Đó là chủ đề được thảo luận, so sánh và nghiên cứu thông thường nhất. Thực tế, khi có những đề xuất được làm vì lợi nhuận, thì chúng bị đa số các chuyên gia bác bỏ, ít là từ đầu.
Ông sẽ nói gì với một cặp vợ chồnh đang đấu tranh với hiếm muộn và muốn có con một cách tuyệt vọng, nhưng cũng muốn giữ lòng trung thành với giáo huấn Giáo Hội?
Điều đầu tiên tôi muốn nói với họ là họ cần tín thác nơi Thiên Chúa và kế hoạch của Người. Nếu cặp vợ chồng nầy đã cố gắng có con ít nhất đã 1 năm, thì họ nân có một đánh giá toàn diện, tìm để thấy được cơ sở cho sự hiếm muộn của cặp vợ chồng nầy. Một khi đã tìm ra rồi, thì một kế hoạch chữa trị hoặc phẫu thuật nên được thực hiện. Các liệu pháp y khoa làm tăng tối đa sụ rụng trứng hoặc có thể cải thiện tinh trùng, có thể được dùng. Nếu những liệu pháp nầy thất bại, họ có nên nhận con nuôi hoặc nhận nuôi một thời gian hoặc quay sang những hướng khác mà Thiên Chúa có thể dẫn dắt họ.
Christopher White ( CPO.info 29/08/2012)
===============================
AI CHƯA TỪNG BỊ HỤT CHÂN, SẼ KHÔNG BIẾT THẾ NÀO LÀ CHÌA BÀN TAY RA.
Views: 0