Uncategorized

Cuộc chiến trường kỳ nhắm vào những giá trị truyền thống của gia đình -3

Những gợi ý cần được xác định: 

Như trên vừa sơ lược qua về ba đợt tấn công chống lại gia đình:

 

– Sự khẳng định hôn nhân bị nô lê hoá.
– Con cái là gánh nặng, và
– Khác biệt về giới tính là ảo tưởng.

Những gợi ý cần được xác định: 

Như trên vừa sơ lược qua về ba đợt tấn công chống lại gia đình:

 

– Sự khẳng định hôn nhân bị nô lê hoá.
– Con cái là gánh nặng, và
– Khác biệt về giới tính là ảo tưởng.

Trước sự tấn công vũ bão của những trào lưu tư tưởng và lối sống hiện nay, làm thế nào chúng ta có thể bảo vệ được những giá trị truyền thống và không để căn nhà gia đình bị trốc nóc?  Những gợi ý sau đây không nhằm tìm kiếm những giải pháp bằng hành động, nhưng là làm cách nào để chúng ta có thể đổi mới lối suy nghĩ về những đợt tấn công đó.

 

Nhìn chung, gốc rễ của những cuộc tấn công này đều có một mẫu số là sự đồi bại của cái mà Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II gọi là “ý tưởng và kinh nghiệm của tự do”, của “một nền văn hóa của sự chết”. Trong phân tích của Ngài, những ý tưởng này nằm bên dưới những cơ chế chính trị, xã hội và kinh tế ủng hộ chúng là một khái niệm về tự do được hình thành không phải như là một khả năng thực hiện chân lý, “mà như là một khả năng độc lập tự nhận thức về bản thân”. (Familiaris Consortio 6) 

 

Kế đến, chúng ta phải lượng giá lại ý niệm về bình đẳng, khởi đầu với đơn vị đo lường của nó. Bình đẳng không phải được đo lường bằng quyền bầu cử, bằng đồng lương, bằng học lực, bằng nghề nghiệp, bằng đề bạt – nói cách khác, theo một số tiêu chuẩn chính trị hoặc kinh tế. Hạnh phúc không được đo lường bằng việc coi tài chính như nhân tố quyết định mọi thứ. Đạo đức và luân lý là một tiền tệ bền vững và ổn định hơn rất nhiều.  Phải chăng đa số phụ nữ thấy hạnh phúc tại văn phòng, trong những sinh hoạt ngoài xã hội hơn là ở nhà? Cứ cho là hạnh phúc này được minh nhiên chấp nhận do cái nhìn tự nhiên, thì có một cái thoạt nhìn đã thấy chứng tỏ rằng, việc theo đuổi sự bình đẳng trừu tượng được xác định như thế chống lại hạnh phúc của cả hai giới và con cái. Phần đông nữ giới không tìm thấy nguồn gốc sự thỏa mãn lớn lao nhất của họ đến từ công việc bên ngoài nhà; đặc biệt, đối với các phụ nữ có con. Trong một nghiên cứu của Pew gần đây, khi các bà mẹ có con cái dưới 18 được hỏi về điều gì đối với họ cho là quan trọng nhất, thành quả nhất, thì 51% cho là các quan hệ của họ với con cái; 29% kể ra những quan hệ của họ với chồng hoặc người chồng trong hôn nhân thực tế, trong khi chỉ có 1% kể ra công ăn việc làm hoặc sự nghiệp.

 

Giữa thế giới đề cao vật chất, duy vật, hưởng thụ, và cá nhân chủ nghĩa như thế giới hôm nay, những lý luận dù là hữu lý và sắc bén mấy đi nữa cũng sẽ bị gạt ra ngoài khi cái tâm ích kỷ và hưởng thụ đã xâm lấn lý trí của nhiều người. Do đó, để chống lại những tấn công vũ bão của trào lưu tư tưởng và nếp sống hiện nay đang nhắm vào những giá trị truyền thống của gia đình, chúng ta thấy cần thiết, hữu lý hơn, và có giá trị hơn khi dựa vào những nguyên tắc luân lý và những hướng dẫn thế giá về tâm linh là những gì mà lương tâm con người không thể phủ nhận. Đây là tiếng nói sâu thẳm trong tâm hồn mà ngay cả những phần tử đang cổ động cho phong trào tự do bình quyền, tự do ngừa thai, tự do phá thai, tự do đồng tính, tự do hôn nhân đồng tính, và tự do ly dị cũng không thể phủ nhận. Trong những suy tư luân lý và đạo đức ấy, chúng ta cần lưu ý về những nhận xét của Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, đặc biệt trong Tông thư Mulieris Dignitatem và Letter to Families của Ngài. Qua hai tài liệu đó, Ngài chỉ ra rằng nam giới và nữ giới chỉ tiến tới sự phát triển thật sự của họ qua tình yêu tự hiến. Nơi nữ giới, việc tự trao ban được thực hiện một cách rõ ràng qua việc sinh sản và nuôi dưỡng những người con của mình.

 

Đối với tình mẫu tử, Ngài đã nhận định rất hữu lý khi cho rằng tình đó nơi nữ giới cần được tôn vinh cả trên những cống hiến được thực hiện trong các lãnh vực chính trị và kinh tế (Mulieris Dignitatem 18). Đáng tiếc, ngày nay vai trò làm vợ và làm mẹ đã bị coi thường đến nỗi nhiều phụ nữ cảm thấy không còn thu hút và hấp dẫn nữa. Một xã hội nơi chính quyền tạo dễ dãi cho ly dị và khó khăn cho các bà mẹ ở nhà thì không tỏ ra tiến bộ, mà là đang chết dần mòn. Một cách lý tưởng, vẫn theo Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, thì “xã hội phải được cơ cấu theo một cách mà các bà vợ và các bà mẹ trong thực tế không bị bắt buộc phải làm việc bên ngoài nhà” (Familiaris Consortio 23).

 

Quan trọng hơn hết, các phụ nữ và chính họ phải tự tái khám phá vẻ đẹp của thiên chức làm vợ và làm mẹ của mình. Đối với những phụ nữ lo lắng rằng mình sẽ phải khó khăn và gặp nhiều thách đố hơn nếu phải nuôi thêm một người con, thí dụ, già đi, xấu đi, mất nhiều thời giờ cho việc chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, và thăng tiến nghề nghiệp. Theo một linh mục Anh giáo người đã từng cố vấn cho nhiều gia đình nhận xét thì nhiều cặp vợ chồng đã chỉ tỏ ra hối tiếc vì không có thêm con cái, chứ không mấy cặp vợ chồng đã đến với ông tỏ ra hối tiếc vì đã nuôi dưỡng nhiều con cái.

 

Đông con nhiều cháu đó là phúc lộc Trời dành để cho cha mẹ. Hầu như mọi nền văn hoá, những gia đình đông con được coi như một hồng ân, một phúc lành. Con cái là lời chúc phúc cho cha mẹ và họ hàng, vì chúng giữ niềm vui, an ủi và nâng đỡ của cha mẹ. Con cái là lời chúc phúc cho các anh chị vì chúng mang đến tình bạn gần gũi. Con cái là lời chúc phúc cho cha mẹ, trên hết là vì chúng biến cha mẹ thành người lớn – lớn lên trong tình yêu. Việc trao đổi những quà tặng như vậy chỉ có thể có được khi một người nam và một người nữ mở rộng lòng mình ra với sự sống mới. Ở những gia đình đông con, dĩ nhiên phụ huynh phải ngủ ít hơn, chi tiêu tần tiện hơn, và làm việc nhiều hơn. Nhưng để đạt được những phần thưởng là những đứa con tốt lành, những đứa con thông minh, khỏe mạnh và thành đạt thì phụ huynh sẽ không còn con đường nào lựa chọn, ngoài việc họ phải hy sinh. Và điều này những phụ huynh theo đường lối hưởng thụ sẽ không bao giờ chấp nhận.

 

Mặc dù có những mâu thuẫn về việc sinh sản và dưỡng dục con cái đến từ những quan niệm khác nhau, đến từ ảnh hưởng và sức ép của xã hội, nhưng nếu để ý nhìn vào các viện dưỡng lão, những nơi chăm sóc người cao niên thì chỉ bằng một cái nhìn rất thoáng qua, ta cũng nhận ra ý nghĩa của những lời khuyên và lời chúc phúc về con cái. Rất tiếc, có ít cặp vợ chồng trẻ hôm nay muốn đi theo lời khuyên ấy. Lý do, vì họ không muốn hy sinh thời giờ, tiền bạc, sức khỏe, sắc đẹp, và sự nghiệp cho tình yêu và cho những người con. Đó cũng là lý do tại sao các quán ăn chơi, hộp đêm, những buổi dạ tiệc, dạ vũ, những bãi biển, những nơi hội họp đình đám vẫn đông nghẹt các cặp vợ chồng không có con và các bạn trẻ. Nhiều người vịn dẫn lý do kinh tế vì con cái, nhưng không ngại ngùng chi tiêu và xài phí để thỏa mãn tính ích kỷ hoặc phô trương. Nhiều người viện dẫn lý do sức khỏe, nhưng lại không sợ thức suốt đêm trong những cuộc ăn chơi, hoặc ảnh hưởng của các lần phá thai. Nhiều người sợ mất sắc đẹp, nhưng vẫn coi thường sự tàn phai nhan sắc do ảnh hưởng rượu chè, nghiện ngập, hoặc các hóa chất. Nhiều người sợ mất đi sự nghiệp và địa vị, nhưng ít ai nghĩ rằng sẽ chẳng có gì để lại sau cái chết của họ giá trị hơn những người con. 

Và đó là những gì mà trận chiến của thế giới hưởng thụ vẫn đang nhắm vào các gia đình.

 

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.