Lớp người ưu tuyển văn hoá cấp tiến đã từ lâu duy trì những thành kiến đối với gia đình vốn, không bị phản đối, dẫn tới sự sụp đổ của nó. Trong nhiều điều, tôi chỉ xin kể ra đây ba : (1) Sự khẳng định rằng hôn nhân làm cho nam giới và nữ giới kém tự do hơn (2) Sự giả định rằng con cái là một gánh nặng và (3) sự khẳng định rằng phân biệt sinh lý là một điều tưởng tượng.
Ba ý tưởng trên tượng trưng cho ba làn sóng của phong trào bài gia đình trong 150 năm qua. Ý tưởng đầu tiên là đóng góp của chủ nghĩa Marx; ý tưởng thứ hai là của thuyết ưu sinh; ý tưởng thứ ba là kết quả của các nhà lý luận về giới tính gần đây. Những người bảo thủ xã hội hay quá thường chơi một trận chiến săn lùng với cánh tả cấp tiến. Chúng tôi kinh ngạc trước nạn nạo phá thai; chúng tôi lo âu về nạn ly dị; chúng tôi ngạc nhiên về sự trỗi dậy của cuộc vận động hành lang đồng tính. Đúng là báo động đã vang lên. Nhưng ngay cả trước khi có cuộc vận động hành lang, nếu gia đình có bao giờ dành lại được vị trí nỗi bật tự nhiên của nó, các người bảo thủ cần phải phục hồi ký ức về việc làm sao “gia đình truyền thống” đã đánh mất con đường của mình. Trong bài viết nầy và trong hai bài tiếp theo (*), tôi muốn nói ra ba giai đoạn của cuộc chiến trường kỳ chống lại gia đình và sau đó sẽ lưu ý vắn gọn một số nguyên tắc trả lời có ích cho chúng. Chúng ta sẽ bắt đầu trước hết với sự đóng góp của chủ nghĩa Mác.
(*) Người dịch gộp cả ba phần (bài) trong một bài.
Chung cho cả Marx lẫn Engels là niềm tin rằng các quan hệ xã hội không mang đặc điểm sự bình đẳng vật chất tuyệt đối, là bất công. Trong bài nghiên cứu có ảnh hưởng của ông, Nguồn gốc Gia Đình, Tư Hữu và Nhà Nước (1884), người cộng tác của Karl Marx, Friedrich Engels đã tấn công gia đình như là tế bào nguyên thuỷ của bất bình đẳng và chế độ nô lệ. Như một sự mở rộng của ao ước chiếm hưu đầu tiên của con người – từ tương đương của sa ngã trong chủ nghĩa Marx – con người cũng mong ước bảo đảm việc truyền lại tài sản cho hậu thế. Trong giải thích của Engels, xu thế nầy là cái làm trỗi dậy chế độ một vợ một chồng. Nam giới với đất đai tài sản muốn có những người thừa kế với một danh phận hợp pháp. Do đó, trong hôn nhân nữ giới thuộc về nam giới, đơn thuần như “một dụng cụ sản xuất con cái”. Trong cái nhìn của Engels sự nô dịch hoá nữ giới, một cách tự nhiên, giống như tất cả các bất bình đẳng, sẽ chấm dứt một khi các phương tiện sản xuất được chuyển từ tư hữu sang nhà nước. Khi không còn quyền sỡ hữu và không còn khả năng truyền cho đời sau gia tài của cải, nam giới sẽ không còn quan tâm nhận diện con cái nữa. Một kết quả là một khi các điều kiện kinh tế làm hôn nhân trỗi lên, chấm dứt, thì hôn nhân cũng sẽ chấm dứt. Kết thúc lịch sử, tình dục sẽ lại được giải phóng.
Engels tiên đoán rằng cuộc cách mạng sắp đến sẽ giáng một cái tát cho cả gia đình lẫn luân lý tình dục trưởng giả chống đỡ nó. Trong tương lai xã hội chủ nghĩa nầy, “gia đình đơn nhất hết còn là đơn vị kinh tế của xã hội” và sẽ dẫn đến “sự tăng trưởng dần dà của sự giao hợp không bị giới hạn”. Hiển nhiên Freud không phải là người đầu tiên gợi ý rằng tình dục là điều mà con người thật sự theo đuổi kiếm tìm.
Bất kể những khiếm khuyết của lý thuyết của ông, Engels ít nhất có thể thấy trước về những phân nhánh của nó : chủ nghĩa xã hội tiến tới, gia đình lùi dần. Khi những công việc nuôi dạy con cái, chăm sóc người già và làm ra tiền được nhà nước tiếp thu, ngày càng ít lý do còn lại để một người nam và một người nữ thành lập một khế ước bền lâu.
Trong những chuyến đi tới các quốc gia cộng sản, tôi đã bị đánh động bởi sự việc là thái độ của chúng ta đối với việc giáo dục trẻ em phù hợp một cách sát sao biết bao với các phương pháp của cộng sản. Tuy nhiên có sự khác biệt nầy : dưới chủ nghĩa cộng sản, hàng triệu bà mẹ bị ép buộc phải làm việc bên ngoài gia đình và phải gửi con cái họ cho những cơ sở của nhà nước.
Trong thế giới tự do, nhiều người trong chúng ta làm điều nầy do lựa chọn của riêng chúng ta. Khi con cái từ tuổi lên ba ăn hai bửa hoặc nhiều hơn với những người lạ, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi cha mẹ thấy khó khăn trong việc kiểm soát mức độ lòng trung thành vốn được cho là hiển nhiên. Con cái cần số lượng thời giờ hơn là “giờ chất lượng”, và khi nhà cửa trống vắng, thì con cái chuyển các bổn phận của chúng sang nơi khác, thông thường là cho những người ngang hàng với chúng.
Những cậu trai và cô gái sớm bị đặt vào các cơ sở nhà nước, trở thành mồi béo bở cho cái được gọi là “văn hoá giới trẻ” – gồm nhạc pop, áo quần đắt tiền và những thú tiêu khiển thô bỉ theo ý đồ của các tập đoàn để tạo một thị trường dễ dãi. Khi người mẹ phải làm việc, thì việc nuôi nấng con cái cũng trở nên khó khăn hơn. Thực tế, những đòi hỏi của công việc có thể đi đến chỗ xem ra là trò đùa khi được đặt bên cạnh tư cách làm cha làm mẹ. Đối với ngày càng nhiều phụ huynh, các hy sinh tại nhà xem ra chỉ đem lại một sự đền đáp nghèo nàn. Hẳn nhiên các bà mẹ trẻ không có lựa chọn nào hơn là làm việc ngoài nhà, nhưng nhu cầu nầy khó khăn lắm mới trở thành tiêu chí. Gia đình phải hơn chỉ là một trạm cuối xe buýt nơi các kết nối với những nơi đến khác được thực hiện. Nó phải quay lại thành một trung tâm cho sinh hoạt đầy ý nghĩa. Giáo dục, việc làm, cầu nguyện, sự chăm sóc và trò chơi là những chức năng chính yếu thuộc về gia đình được xếp đặt một cách thích hợp. Việc phục hồi sức mạnh của gia đình tuỳ thuộc vào khả năng của nó, kế đến là giành lại vị trí từ các lực nên ngoài mà các hoạt động của nó đã bị chuyển sang.
Viết cho thế hệ sau Marx và Engels, Đức Thánh Cha Lêô XIII hiểu rất rõ rằng những gì đang bị đe doạ trong trận chiến chống lại chủ nghĩa xã hội. Tân Sự (Rerum Novarum – 1891) để mắt đến không chỉ các quyền của người lao động, mà còn đến sự tồn tại của gia đình người thợ thuyền. Cả hai đều có các quyền vốn có nền móng trong tự nhiên và được lộ cho thấy. “Xin chú ý, vì thế gia đình hoặc đúng hơn xã hội của gia đình nầy, một xã hội quả là rất nhỏ bé, nhưng là một xã hội thật sự và có trước bất cứ một xã hội có tổ chức nào!”. Sự phẫn nộ của các cặp vợ chồng cần phải được gợi ở nguy hiểm hiện tại mà hạnh phúc của họ đang phải đương đầu. Sự bình đẳng và sự bổ sung trên thực tế có thể sống chung trong một sự kết hợp may mắn. Người Kitô hữu đơn thuần không cần phải chấp nhận rằng bình đẳng phải (theo như từ ngữ chủ nghĩa Marx) bị giảm thiểu chỉ còn là bằng nhau về đồng lương và cơ hội đồng đều để có giấy phép tình dục. Trong đợt sóng đầu tiên tấn công vào gia đình, không có bất cứ dấu hiệu sự phụ thuộc lẫn nhau nào được nhìn thấy như là một đe doạ đối với tự do. Những kẻ hoạt động chống lại gia đình đã nhấn mạnh rằng việc phục tùng một hợp đồng độc quyền là một sự hy sinh tự do ý chí. Như Simone de Beauvoir đã khẳng định, trong hôn nhân, “người đàn ông và vợ cùng nhau trải qua sự áp bức của một cơ chế mà họ không lập ra”.
Không cần phải nói, sự áp chế nầy – mà nam giới và nữ giới chịu đựng nhiều nhất, – không phải là kết quả của hôn nhân, mà là kết quả của những lời hứa bị đổ vỡ. Ngay cả qua những chỉ số tẻ nhạt dường ấy như là sự giàu sang, sức khoẻ và hạnh phúc được báo cáo, một núi nghiên cứu khoa học xã hội đã từ lâu lật ngược sự khôn ngoan phổ biến của những cuốn tiểu thuyết giật gân thập niên 1960, như The Second Sex (giới tính thứ hai) và cuốn Feminine Mystique (Nữ tính kỳ bí) của Betty Friedman. Cũng như nam giới, phụ nữ chỉ đơn thuần phát triển tốt hơn trong hôn nhân. Họ chịu ít trầm cảm hơn, được bảo đảm hơn vế mặt tài chính và trải nghiệm hơn sự giao hợp thoả mãn (để có thêm chứng cứ, xin đọc cuốn The Case of Marriage của Linda Waite và Maggie Gallagher). Ngay cả ngày nay, nhiều thập niên sau cuộc tấn công vào lý tưởng của gia đình hạt nhân [chỉ có cha mẹ và con cái. ND], chỉ có 8% nữ giới nói họ hy vọng vẫn chưa kết hôn. Chẳng có gì phải nói thêm về đợt sóng đầu tiên.
(Còn tiếp)
Views: 0