Uncategorized

Củ hành củ tỏi Ê-CHI-TÔ!

“Miền Đất Phúc”, bộ phim truyền hình 53 tập, đang đi tới hồi kết trên VTV3, không chỉ nói về cuộc đời và sự nghiệp của một con người, mà khái quát được khá rõ nét toàn cảnh xã hội một miền quê Nam bộ từ giai đoạn trước và sau năm 1975. Sinh ra trong vùng có nghề gốm sứ gia truyền ở Bình Dương, từ nhỏ Phúc đã bộc lộ tài năng và lòng yêu nghề của đứa con nhà nghề.

“Miền Đất Phúc”, bộ phim truyền hình 53 tập, đang đi tới hồi kết trên VTV3, không chỉ nói về cuộc đời và sự nghiệp của một con người, mà khái quát được khá rõ nét toàn cảnh xã hội một miền quê Nam bộ từ giai đoạn trước và sau năm 1975. Sinh ra trong vùng có nghề gốm sứ gia truyền ở Bình Dương, từ nhỏ Phúc đã bộc lộ tài năng và lòng yêu nghề của đứa con nhà nghề. Xã hội trải qua biết bao biến cố do chiến tranh, Phúc vẫn nung nấu một tình yêu đặc biệt với gốm sứ, cố gắng học hỏi và giữ nghề trong thời buổi chiến tranh loạn lạc. Sự kiện năm 1975 tạo nên sự hụt hẫng trong toàn bộ đời sống của mọi người. Thay đổi chế độ, thay đổi cung cách làm ăn, cơ chế bao cấp đưa kinh tế đất nước vào ngõ cụt, tạo ra khung cảnh nghèo khó chung. Đây là một bộ phim gắn liền với những biến cố lịch sử của xã hội. Ai đã từng trải qua thời kỳ đất nước khó khăn những năm sau giải phóng, sẽ rất thấm thía với các chi tiết được lên phim. Cảnh khám xét, bắt bớ, kiểm kê, tịch thu tài sản, tư tưởng “lấy của người giàu chia cho người nghèo”… biến một vùng quê vốn đã không yên ả trong thời chiến trở nên hỗn loạn trong thói nghi kỵ lẫn nhau. Nhiều hình ảnh trước kia mà hôm nay chỉ còn lại trong tiếng cười vui, thì đã có thời là niềm đau chung của đất nước.

Sự thành bại của một chủ nghĩa không phải chờ đợi lâu, để trình ra bộ mặt thật sự với những lý thuyết không tưởng, đặc biệt lời nói không bao giờ đi đôi với việc làm, cũng như xây dựng trên hận thù, đấu tranh giai cấp, mà thực chất là sử dụng lớp bần cố ngu dốt để nhóm ‘trên” hưởng thụ giàu sang, địa vị, quyền lực. Sự thật rành rành ra đó, nhưng vẫn có những người, những nhóm người, những quốc gia dựng dậy cái xác chủ nghĩa đã thối rửa, mà chính những người, những nhóm, những quốc gia từng tôn thờ nó đã đạp đổ, chôn vùi, để cố đặt lại trên bàn thờ, tìm đủ cách để đánh bóng và thêm cho nó những “cái đuôi” nhằm biện hộ cho việc làm mâu thuẫn quá tỏ tường của họ, chẳng khác gì ‘râu ông cắm cằm bà”, như trong tích truyện ‘ông tấn sĩ lưng mọc lông dê” vậy. Củ hành củ tỏi chủ nghĩa ấy giúp ích cho họ chèn ép, lừa lọc, khủng bố, thì không dại gì mà họ bỏ đi. Củ hành củ tỏi chủ nghĩa ấy còn giúp họ đầy túi tiền, hưởng lạc thú, sa đoạ trác táng và như ví von trơ trẻn của Đặng Tiểu Bình: ‘mèo trắng hay mèo đen, miễn là bắt được chuột’, cần câu cơm tuyệt vời, sao lại bỏ đi!

Thay đổi là đụng chạm đến quyền lợi. Của đau con xót.

Những ngày nầy hàng trăm nguyên thủ quốc gia và hàng chuc ngàn chuyên gia, chính khách, khoa học gia, học giả, đang tề tựu về Copenhague để thảo luận về một vấn đề mà từ sau Nghị định thư Kyoto đã có biết bao hội nghị, mà cũng chẳng đi tới quyết định cụ thể nào về môi trường. Ai cũng nhìn rõ tác động tai hại của những gì con người tạo ra cho môi trường : khí thải, chất thải độc hại, nạn phá rừng, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, …Ai cũng muốn cải thiện môi trường trước khi quá trễ. Nhưng không ai muốn nhượng bộ, bớt đi một ít củ hành củ tỏi của đất nước mình vì lợi ích chung. Những nước nghèo, chậm phát triển, không có nền cộng nghiệp sử dụng lượng chất đốt khổng lồ, nghĩa là ít gây ô nhiễm môi trường chung, thì tranh đấu để có “quota ở bẩn”, không phải để goúp gìn giữ môi trường trong lành hơn, mà là để bán “quota ăn dơ ở bẩn” ấy cho những quốc gia phát triển luôn cần đến nó. Chính những thoả hiệp ấy góp phần làm biến đổi khí hậu và khó lòng đi đến một hiệp ước nào. Lụt thì lút cả làng. Trước mắt phải bảo vệ củ hành củ tỏi lợi ích của đất nước mình.

Hoán cải là đụng chạm đến đời sống thường nhật.

Thánh Gioan Tẩy Giả biết rõ điều đó, cho nên đã đưa ra cho mỗi trường hợp một giải đáp,một việc làm cụ thể, đúng người đúng việc và cả đúng tật nữa. Nội dung lời rao giảng hoán cải, dọn đường cho Đấng Thiên Sai không mơ hồ, không lý thuyết, mà phải thể hiện qua hành động cụ thể. Có những người suy nghĩ và tìm ra những hành động phù hợp để thực hành hoán cải, nhưng cũng có những người cần đến những lời chỉ dạy để biết những gì phải làm. Anh thanh niên đã tìm gặp Chúa Giêsu để hỏi: “Tôi phải làm gì để được sống đời đời? (Mt 19,16). Hay câu hỏi tương tự từ một thầy thông luật (x. Lc 10,25). Đó cũng là những gì Thánh Goan làm hôm nay với những kẻ đến tìm Ngài : Với đám đông quần chúng, thì việc chia sẻ cho kẻ khó khăn hơn, vượt lên sự lãnh đạm cố hữu, sự ích kỷ, chỉ biết củ hành củ tỏi nhà mình, đã là xây dựng một xã hội khoan dung và công bằng rồi. Với những người không dễ gì cầm lòng trước tiền bạc như làm nghề thu thuế, thì việc hưởng đồng lương tương xứng mà không đòi hỏi gì thêm, không lợi dụng để vơ vét, cũng đã góp phần kiến tạo một xã hội công bằng. Những người luôn phải dùng vũ khí,sức mạnh như lính tráng, chỉ cần sai lệch trong phán đoán, sẽ đi từ việc bảo vệ sinh mạng và tài sản người dân, sang chỗ hà hiếp, lạm quyền, bạo lực. Bảo người dân thường hy sinh miếng cơm manh áo để chia sẽ cho kẻ khó khăn hơn mình, nói người thu thuế đừng ăn chặn, tham ô hoặc đòi thêm lương thưởng, hay nói người lính ăn ở liên minh chính trực, chính là bắt họ phải bỏ đi, quên đi củ hành củ tỏi mà mùi vị, dư âm nghe thật quen thuộc, quyến rủ, để sống cho đạo đức, ngay thẳng : Thật chẳng phải dễ dàng gì và xứng được gọi đó là những hành vi hoán cải.

Hoán cải là đụng chạm tới quá khứ.

Cuộc sống luôn phải sàng lọc để giữ những gì tốt đẹp và quyết tâm loại bỏ những gì là thói hư tật xấu, là những đam mê tội lỗi, ươn ái khô khan, “của người bồ tát, của mình lạt buộc”. Đó là những củ hành củ tỏi nhiều khi rất đỗi thân thương mà nếu không có đời sống cầu nguyện, thì chúng dễ dàng níu chân ta, buộc chặt con tim ta váo quá khứ. Hoán cải nào cũng đem lại đau đớn, tiếc nuối, nhưng người Do Thái không thể đi đến mền đất hứa nếu cứ tiếc nuối “củ hành củ tỏi Ê-chi-tô”. Họ đã nghe lời Môsê, đã mạnh dạn ra đi để được giải phóng khỏi ách nô lệ, nhưng khi gặp thiếu thốn tử thách, thì họ lại nhớ củ hành củ tỏi quá khứ, dù biết nó gắn liền với kiếp nô lệ. Với Kitô hữu cũng vậy : hoán cải là lột bỏ con người cũ, khoác lấy con người mới trong chúa Kitô Phụ Sinh. Ai cũng biết tội lỗi làm con người thành nô lệ cho Satan, mất ơn nghĩa với Chúa và ai cũng muốn được giải thoát khỏi tội, nhưng cuộc sống môn đệ Chúa đòi phải” bỏ mọi sự và vác thập giá đi theo Chúa” (Mc 8,34) lại khiến không ít người ngán ngẫm, do dự rồi thoái thác. Ngựa theo đường cũ. Một phát đạn, một nhát chém vì danh Chúa Kitô, theo nhiều người, chẳng đáng sợ và sẵn sàng ‘tử vì đạo’ ngay, nhưng phải từ bỏ một số thói quen, hy sinh những hưởng thụ, làm việc lành phúc đức, rước lễ, cầu nguyện, lần hạt mai Khôi ngày ngày, dài ngày, cũng chẳng phải lớn lao, ghê gớm gì, đều là khả thi, nhưng sao thấy khó khăn quá!

Có một câu ‘bất hủ ‘ của Chúa Giêsu : “Hãy để kẻ chết chôn người chết của chúng” (Lc 9,57)

TIN MỪNG CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG (Nam C) – Lc 3,10-18

CVK Nguyễn Thế Bài

HÃY HÁT LỜI TÌNH YÊU – THÁNH VỊNH 27
Biết bao lần, trong Phúc Âm, người ta nghe kêu lên tới Chúa Kitô một lời tương tự: “..Ngài chỉ phán một lời thôi..” (Lc 7,7)” Nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa lành con” ( Lc 5,12). Cho tới lời nói thô lỗ cộc cằn của những tay đi biển chống chọi với bão tố trong con thuyền mà Chúa Giêsu nằm ngủ :”Ngài không hề quan tâm việc chúng tôi sắp đắm thuyền ư?” (Mc 4,39). Con người thật yếu đuối. Nó hay cảm thấy mình cận kề vực thẳm. Con người hay bị đe doạ biết dường nào : nó thường thấy mình chịu những thứ ác ý hiểm độc; bị phơi mình cho trận chiến không cân sức và cho thói giả hình mà thế gian sử dụng không đắn đo ngại ngùng. Nhưng Chúa luôn tỉnh thức và canh chừng. Tất cả những lời cầu nguyện chân thành, dù cho khởi đầu bằng một tiếng kêu xé lòng và gần như là bằng một lời trách cứ, cũng sẽ luôn kết thúc trong sự biết ơn và an bình. Kẻ thù luôn có đó, nhưng vị mục tử thần minh cũng ở đó.

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.