Uncategorized

Chuyện kể cho Teen : Truyền thuyết Táo Quân

Chuyện kể rằng : Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau.

 

Chuyện kể rằng : Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau.

 

Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.
Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc:

Các con thân mến,

Đó là sự tích “Hai ông, một bà” nhà Táo được truyền khẩu, rồi ghi chép lại ở Việt Nam. Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão Giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "hai ông một bà" – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Táo quân, đồng nghĩa Táo vương, là Ông Táo, là vua bếp, tức là vị Thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà.Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo khá phổ biến. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.

Người Việt Nam ta quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình. Phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là "Tết ông Công", lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời. Hằng năm, nhà nhà đều lập một mâm cúng gồm: nhang, đèn, rượu, trà, bông, bánh, trái cây, đặt nơi giữa sân nhà để cúng đưa Ông Táo chầu Trời.

Khi Ông Táo chầu Trời, Ông Táo sẽ đem các việc xảy ra trong nhà trong một năm báo cáo lên Thượng Đế, để Thượng Đế phán xét, ban phước hay gieo họa cho nhà đó.

Sau đó, đến đêm Giao thừa, cũng làm một mâm cúng tương tợ như vậy để cúng rước Ông Táo trở về nhà. Tục lệ nầy hiện nay nhiều nhà Việt Nam còn giữ.

Các con thân mến,

Cứ mỗi khi năm hết Tết đến thì nhà nhà Việt Nam theo phong tục lại làm lễ cúng Ông Táo về trời. Đây là một phong tục thuần Việt có từ thời Hùng Vương dựng nước và còn giữ lại trong truyền thống văn hóa Việt đến ngày nay. Bẳng chứng gián tiếp cho điều này là từ thời Hùng vương thứ VI, vua Hùng đã chấm giải nhất cho hoảng tử Lang Liêu là người kế vị và bánh chưng bánh dày do hoàng tử Lang Liệu được đặc biệt dùng cúng tổ tiên trong ngày Tết.

Từ đó, chúng ta dễ dàng suy ra rằng: Lễ Tết nguyên đán có từ thế kỷ XV BC (trước công nguyên.) Từ đó chúng ta dễ dàng đặt vấn đề với lễ cúng Ông Táo về trời liên hệ đến ngày giáp Tết phải là phong tục của người Việt từ thời xa xưa. Bởi vì, nền văn minh ở Nam Dương Tử đã Hán hóa những giá trị văn hóa Việt trong hơn 1000 năm và tiếp tục duy trì đến bây giờ, ở vùng đất cũ của Văn Lang xưa, khiến không ít người ngộ nhận tục cúng ông Táo của người Hán. Nhưng chính vì nguồn gốc tục cúng Ông Táo trong văn hóa Hán chỉ là sao chép lại từ văn hiến Việt. Nên nó chỉ là một tín ngưỡng thuần túy và không mang tính minh triết liên hệ với nội dung của nó. Ngược lại, truyền thuyết của dân tộc Việt với hình ảnh Táo quân "Hai ông, một bà" và nội dung của nó lại trùng khớp hoàn toàn về nội dung với những giá trị minh triết Đông phương của chính cái mà người ta gọi là có nguồn gốc Hán.

Tại sao Táo Quân không mặc quần?

Vào cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc, Triệu Vũ Vương mới đưa cái quần vào làm y phục chính thức của nước Triệu.

 

Nhưng Người Việt, với tư cách là một nhà nước độc lập ở Nam Dương Tử, tất nhiên không thể tiếp thu một cách nhanh chóng y phục quần của các dân tộc phi Hán ở Phương Bắc Trung Quốc. Điều này cho thấy rằng: Phong Tục thờ Táo Quân phải có từ rất lâu, nó phải có trước thời Vua Hùng Vương Thứ VI quyết định dùng bánh Chưng bánh dầy vào lễ Tết của dân tộc Việt. Còn nếu như thời Hùng Vương chỉ ra đời vào Thiên Niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên và Tết Việt Nam là văn hóa Hán là chủ nhân đích thực của văn hóa Đông phương thì ông Táo Việt đã mặc quần như bức tranh dân gian sau này mà chúng ta đã nhìn thấy đâu đó. Bằng chứng này hùng hồn cho thấy Táo trong truyền thuyết Việt Nam không lệ thuộc hoàn toàn vào văn hóa Trung Quốc hay Táo Quân Trung Quốc.

Các con thương,

Đằng sau một phong tục cổ truyền của dân tộc Việt – tục cúng "Ông Táo về trời" là cả một lịch sử liên quan chặt chẽ đến nền văn minh Đông phương và về nền văn hiến Việt mà đã có một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử. Không phải ngẫu nhiên mà có sự trùng khớp hợp lý gần như toàn bộ phong tục cúng ông Công, ông Táo với những quan niệm có tính Học thuật cổ Đông phương; Đây chính là hệ quả của nền văn minh Đông Phương thuộc về nền văn hiến Việt được đưa vào cuộc sống văn hóa Việt qua phong tục cúng đưa "Ông Công, Ông Táo về trời".

Huyền thoại về Táo Quân đánh dấu thời kỳ tổ tiên ta sống đời định cư nông nghiệp thuở còn chế độ mẫu hệ (hai ông một bà), biết sử dụng lửa trong việc nấu nướng ẩm thực và phát minh quan trọng là bếp lò (người trông coi bếp núc). Tổ tiên ta đã trình bày một tiên đề hình học không gian mà một học sinh lớp 10 ngày nay đều biết: “Ba điểm không thẳng hàng xác định một mặt phẳng.” Tiên đề này được trình bày một cách huyền thoại hóa. Nhờ thế Tổ tiên ta đã ứng dụng nó để chế ra bếp lò, trong quá trình lao động và sinh sống, kinh nghiệm dạy cho họ biết rằng nếu dùng ba cục đá đều nhau đặt không thẳng hàng trên mặt đất họ có thể đặt vững vàng trên đó một vật (cái nồi hay cái chảo.) và thế là:

 

“Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.”

 

Xin mượn câu chuyện Táo Quân chúc các con vui tươi, học giỏi và lòng luôn kiên định vững vàng trong năm mới. Xin chúc an bình hạnh phúc xuống cho muôn nhà và mong rằng các thế hệ sau đừng vội quên đi nguồn cội của thời Hùng Vương dựng nước mở đầu cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.
 

Ngoan Nguyễn

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.