Các con thân mến, Tết Dương lịch hay còn gọi là Tết Tây, là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm của người Việt hải ngoại.
Tết này là ngày đầu tiên hàng năm theo dương lịch mà loài người dùng dương lịch làm loại lịch phổ biến vì sự tiện lợi của nó về thời gian cũng như về không gian. Thử hỏi:
Dương lịch mà ngày nay chúng ta dùng xuất phát từ đâu?
Tại sao tháng 2 có 28 ngày?
Tại tháng 7, 8 lại có 31 ngày?
Với hiểu biết ít ỏi, ba rất muốn tâm sự, chia sẻ với các con về những ngày đầu năm này của nhân loại, đồng thời để cõi lòng hướng về quê hương cội nguồn, nơi mà đồng bào ta vẫn còn đau khổ và nỗi nhục nước bé gần kề với Trung Cộng hằng ngày.
Trước nhất, dương lịch ra đời vào năm thứ nhất sau công nguyên tức là năm đầu tiên khi Chúa Giêsu ra đời. Không ai biết chính xác năm Chúa ra đời, người ta nói năm Chúa ra đời là năm nào nhưng trong những ghi chép để lại của sách Tân Ước và những nhận định của nhà khoa học, xác định Chúa ra đời những năm 532. Như vậy, theo khái niệm sơ bộ về thời gian ra đời của dương lịch là những năm đầu tiên sau công nguyên.
Sau đó, vào những năm 46 trước công nguyên(TCN), Julius César, vị hoàng đế của nước La Mã hùng mạnh lúc bấy giờ đã quyết định lấy lịch mặt trời của Ai Cập làm cơ sở cho việc biên soạn lịch pháp.
Lịch mới này có tên là lịch JULIUS, tính một năm có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày. Bốn năm thì có 1 năm nhuận. Một năm thì có 12 tháng, tháng lẻ có 31 ngày gọi là tháng lớn, tháng chẵn có 30 ngày gọi là tháng nhỏ. Riêng tháng 2 gọi là tháng Thanh trừ, thường hành quyết các phạm nhân, bị coi là tháng xấu, nên chỉ có 29 ngày (năm nhuận 30 ngày.)
Sau khi César qua đời, người cháu của ông là Augustus lên kế vị. Augustus sinh vào tháng 8 nên đã lấy 1 ngày của tháng 2 bù sang tháng 8 nên tháng 2 giảm xuống còn 28 ngày, năm nhuận 29 ngày nên tháng 8 trở thành 31 ngày, đồng thời chuyển 2 tháng 9 và 11 thành 2 tháng nhỏ, còn tháng 10, 12 thành 2 tháng lớn.
Để tưởng nhớ công sửa lịch của César và Augustus người ta lấy tên 2 vị hoàng đế đặt tên cho tháng bảy (Julius) và tháng tám (Augustus) là tháng sinh của hai hoàng đế đó.
Riêng những tháng còn lại, tháng 1,2,3,4,,5,6 được gọi tên theo tên vị thần thoại Roma như Januarius, Februaus, Martius, Aprilis, Maius, Junius.
Tên gọi các tháng 9, 10, 11,12 lại bị gọi sai lệch thứ tự do lần sửa lịch 46 TCN. Theo gốc Latinh, tháng 9 có tên September mà September có nghĩa là số 7. Tháng 10 Octorber có nghĩa là số 8, November có nghĩa là số 9, December có nghĩa là số 10.
Cuối cùng hệ thống lịch Julius được hoàn chỉnh do Giáo hoàng Gregory XIII (1502-1585) đưa ra và cũng gọi Gregorian Calender là hệ thống lịch mà thế giới ngày nay vẫn dùng.
Hệ thống lịch này chọn ngày thứ nhất của tháng Một được chọn là New Year’s Day và được xem là ngày mới của năm mới.
Các con thương,
Ba rất thích đón cái Tết Dương Lịch này hơn là Tết Âm Lịch Việt Nam (Lunar New Year), vì nó cho Ba cảm giác không bị lệ thuộc Tàu Cộng; kẻ thù số một của Việt Nam ta mà dã tâm đồng hóa dân tộc và nuốt chửng đất nước ta trong suốt 4000 năm văn hiến. Bằng chứng là xuyên suốt nền văn hiến dân tộc, Việt Nam chúng ta đã trải qua hằng ngàn năm nô lệ Bắc phương. Thật nói sao xiết bao nổi đoạn trường, đau khổ, nhục nhã và đọa đày mà ông, cha ta đã gắng chịu, đã trải qua và đất đai mất dần vào tay Bắc phương không nhỏ :
“Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
…Nặng nề những n ỗi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi.” (Cáo Bình Ngô)
Các con thương, ngày nay, nước Việt còn đó, nhưng dân Việt đã ly tan, tan tác, khổ đau cho cái oái ác của 36 năm gọi là hòa bình, thống nhất và “Xã Hội Chủ Nghĩa” mà Đảng và Bác đem lại cho Việt Nam ta.
Ba còn nhớ Ông Hồ Chí Minh, người đã đưa chủ thuyết của quốc tế cộng sản vào Việt Nam, chóp bu của Đảng cộng sản Việt Nam đã viết :
“Còn non, còn nước, còn người, Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!”
Non nước và con người Việt Nam vẫn còn đó, 36 năm hòa bình mang lại nhưng nhân dân ly tan, tù đày, đói khổ, lầm than và trên đà bị xâm thực bởi bọn Tàu Cộng.
Ba mươi năm nồi da xáo thịt chiến tranh cho cái gọi là “Thắng Mỹ”…nhưng Mỹ đâu không chết mà Liên bang Xô Viết đã tan rã 22 năm rồi!
“Xây dựng hơn mười ngày nay!” ở đâu chẳng thấy mà chỉ thấy tham nhũng, hối lộ và bất công đầy dẫy ở quê hương ta đã hơn ba thập niên rồi; nơi mà người dân “thấp cổ, bé miệng” phải gánh chịu.
Các con thân mến,
Năm mới 2012 chúng ta ôn lại chuyện xưa, chuyện nay và chuyện nước nhà Việt Nam. Lòng cảm khái một n ỗi u uất của cả một dân tộc,chúng ta chỉ còn ngóng về quê hương với lòng u hoài cho dân Việt bao giờ mới có tự do, dân chủ thật sự:
Chúng ta muốn hỏi: “Những người muôn năm củ, hồn ở đâu bây giờ ?”
Để mà ngậm ngùi cảm thán cho hồn đất nước vào xuân:
Ta trả lại cho đàn cung nhớ tiếc,
Cho mùa thu những xác lá vàng rơi.
Ta trả lại cả u hoài, thống thiết,
Khi xuân về bừng sáng nên cây tươi.
…..
Hỡi người bạn mà hồn thôi muốn trẻ,
Mất tin yêu, lăm lạc giữa tình đau ;
Người hãy dậy nghe hồn thiêng thế hệ,
Khắp non sông vang hát buổi xuân đầu. (Hồ Dzếnh)
Chúc các con năm mới 2012 luôn hạnh phúc và thành đạt; và trong tất cả mọi su đừng quên bản gốc dân tộc Việt Nam và tiếng Việt mến yêu.
Orange County ngày 30 tháng 12 năm 2012
Ngoan Nguyễn
Views: 0