Uncategorized

Chuyện kể cho con: Tâm hồn cao thượng

Chuyện kể rằng ở một phố nhỏ giữa Thủ đô Luân Đôn, có một người vừa ra khỏi cửa thì gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặt tồi tàn, rách rưới; mặt mũi gầy gò, xanh xao; chìa những bao diêm khẩn khoản mời người đàn ông mua giúp một bao. Người đàn ông mở ví tiền và chép miệng:

Chuyện kể rằng ở một phố nhỏ giữa Thủ đô Luân Đôn, có một người vừa ra khỏi cửa thì gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặt tồi tàn, rách rưới; mặt mũi gầy gò, xanh xao; chìa những bao diêm khẩn khoản mời người đàn ông mua giúp một bao. Người đàn ông mở ví tiền và chép miệng:

-Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.
-Thưa ông, không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chỉ
chạy loáng một lát đến hiệu buôn để đổi, rồi hoàn lại cho ông tiền lẻ còn thừa .
Ông chăm chú nhìn cậu bé và lưỡng lự :
-Thật chứ ?
-Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa dối trá.
Nét mặt của cậu bé trông rất cương trực và tự hào tới mức làm tôi tin và giao ngay cho cậu một đồng tiền vàng. Nhưng năm phút, mười phút, rồi mười lăm phút trôi qua mà vẫn không thấy cậu trở lại. Tôi bắt đầu nghi ngờ cậu bé.

Nửa giờ sau, chờ mất công, người đàn ông lững thững tiếp tục cuộc dạo chơi và tự nhủ:
“Cần rút kinh nghiệm, không nên tin vào bọn trẻ này”'!

Vài giờ sau, khi cuộc dạo kết thúc, người đàn ông trở về nhà. Người đàn ông ngạc nhiên, thấy có một cậu bé đang đợi ở cửa. Diện mạo cậu bé này rất giống cậu bé đã cầm tiền của ông, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn tuyệt vọng:
-Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho Rô-be một đồng tiền vàng không ạ ?
Tôi kẽ gật đầu . Cậu bé tiếp :
-Thưa ông , đây là tiền lẻ hoàn lại. … Robert nhờ cháu … mang đến trả ông…Robert là anh cháu… chúng cháu mồ côi… Anh cháu không thể mang tiền trả ông được.. vì anh ấy bị xe cán đang nằm ở nhà và khó lòng… sống nổi…
Em bé không nói được hết câu vì những tiếng nấc xé lòng. Tôi sững sờ cả người, tim se lại vì hối hận, hỏi dồn:
-Vậy bây giờ Robert ở đâu? Hãy đưa tôi đến.
Sau khi dừng lại một chút trước chiếc hầm nhỏ của một căn nhà đổ nát, em bé nói:
-Thưa ông, đây là nhà của chúng cháu.

 

Trong một góc tối của căn hầm, cạnh chiếc bếp lò cũ kĩ đã tắt ngắm từ lâu, giữa một đống giẻ rách, tôi nhận ra Robert nằm dài, bất động. Mặt em lúc này trắng bệch. Một dòng máu đỏ từ trán chảy xuống.

 

Robert đưa mắt nhìn về phía tôi, giọng thều thào, yếu ớt:
-Thưa ông, ông hãy lại gần đây.
Tôi quỳ xuống bên em, cầm lấy bàn tay em- bàn tay khẳng khiu, gầy gò, đáng thương, lạnh ngắt.
-Charles, em đưa tiền trả ông rồi chứ?
Cậu bé gật đầu, mắt vẫn sưng mọng.
-…Ôi! Đấy, ông xem, cháu không phải là đứa dối trá mà.
Tôi cúi sát xuống người em, cầm lấy bàn tay em, hôn vào chỗ trán bị thương nứt rạn và nói với Robert rằng:
“ Em hãy bình tâm, dù bất cứ tình huống nào, tôi cũng sẽ nuôi nấng Charles cho em”. Tôi nói dịu dàng, âu yếm an ủi Robert, để cái chết của em được thanh thản. Bàn tay khốn khổ của em nằm gọn trong tay tôi lạnh dần, lạnh dần …

 

Các con thân mến, em bé Robert nghèo túng đã từ giã cõi đời quá ngắn ngủi nhưng cái chết đó làm cho mọi con tim khi được nghe kể hay đọc qua câu chuyện này đều thổn thức thương cảm pha lẫn với sự mến trọng .

Các con thương, trong cuộc đời này đã bao giờ các con được thấy một cử chỉ, hành động nào đẹp đẽ, cao cả như vậy. Một tâm hồn vô cùng cao thượng ẩn náu trong một em bé sống trong cảnh rất đỗi cực khổ nghèo nàn. Em bé tuy nghèo nhưng vẫn giữ cho mình sự trong sạch và không muốn bất cứ một ai coi khinh xem mình như là kẻ dối trá, là kẻ cắp cho dù là em sắp chết nhưng vẫn giữ được tâm hồn cao đẹp và đáng kính trọng.

Các con thương mến,

 

Tục ngữ Ca dao Việt Nam ta có câu:
“Nghèo cho sạch, Rách cho thơm.”

 

Ý nói rằng dù cho ta có cuộc sống cơ cực, nghèo khó đến thế nào đi nữa , ta cũng nên giữ chút phẩm giá cho riêng ta. Phẩm giá ở đây là một tâm hồn trong sạch, cái thiện lấn hết mọi cái ác. Nghèo không phải là cái cớ để đi ăn cướp, ăn cắp hay lừa lọc dối trá để gạt thiên hạ mà kiếm tiền; và nghèo cũng không phải là cái cớ để dùng mọi thủ đoạn và mánh lới để đoạt lấy, chiếm dụng hay sử dụng trái phép tư duy của người khác (copyright.) Cho dù nghèo quần áo không đủ mặt hay rách rưới cũng nên giữ gìn, khâu vá sạch sẽ cho riêng mình, đừng lười biếng làm hôi thối bản thân và làm cho mọi người coi nhẹ rẻ khinh.

“Giấy rách phải giữ lấy lề.”

 

Đây là câu tục ngữ mà người xưa khuyên ta dù hoàn cảnh khó khăn thế nào (cho dù rách hay nát) cũng phải gìn giữ được lề lối, thứ tự, sự nghiêm túc cơ bản nhất trong cuộc sống.

 

Các con thương, số phận của các con giàu, nghèo ra sao, sống bất cứ nơi đâu hay làm bất cứ việc gì nếu các con đều giữ đúng mọi luật lệ (by law) thì các con không sợ bị ai coi khinh. Còn trong gia đình thì có thứ tự trên dưới; các con phải gì gìn thứ tự trên duới, thuơng yêu và nhường nhịn lẫn nhau…thì cho dù các con nghèo hèn hay làm cu li bé mọn nhưng lề lối sống của các con đã xác định con người và vị thế của các con từ trong gia đình ra tới ngoài xã hội mà không bất cứ một ai hay cho dù là bão táp của số phận có thể rẻ khinh các con như em Robert đã tận hết sức làm và làm cho tới hơi thở cuối cùng.

 

Nhìn về xã hội Việt Nam ta ngày nay, ra đường cũng thấy bất an vì trộm cướp, đâm chém. Ở trong nhà cũng không còn an toàn nữa cho cả người lớn, người già và trẻ em vì sự sung đột thứ tự và tình thân không hiện hữu trong tim. Tại sao như vậy?

 

Đâu rồi câu nói “nghèo cho sạch rách cho thơm?”
Đâu rồi câu nói “Giấy rách phải giữ lấy lề”?

 

Tất cả vì cái tự hào “Một trăm năm trồng người” của Hồ Chí Minh, lãnh tụ của Cộng sản Đảng Bắc Việt đã xóa sạch mọi tốt đẹp và văn minh hai nền Cộng hòa của nhân dân miền Nam Việt Nam. Một rường cột “Sĩ, Nông, Công, Thương” tạo dựng vững mạnh cả về chất lẫn về lượng nhưng trong phút chốc đã bị vùi dập, tẩy não sau biến cố 1975 để thay vào đó là sự trả thù là sự dối trá, nịnh hót và lừa lọc của một chế độ gọi là “Đỉnh cao trí tuệ”.

 

Các con thương, cầu mong các con là nguời con có thứ tự trong gia đình biết kính trên nhường dưới; xa hơn nữa ra xã hôi các con là những công dân tốt giữ đúng mọi luật lệ và trong mọi hoàn cảnh hay bấp bênh của số phận, các con luôn giữ cho mình được tâm hồn cao thượng.

 

Ba xin mượn lời danh ngôn thay cho lời kết, chúc các con luôn nhìn đời có ý nghĩa hơn, trong sáng hơn và yêu thương tha nhân hơn:

 

“Hãy biết tôn trọng mình; tôn trọng người khác; giữ lấy sự tôn trọng, và phải có trách nhiệm đối với hành vi của mình.”

 

Thương các con nhiều

Ngoan Nguyễn
 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.