Uncategorized

Chuyện kể cho con: Phạm trù nơi con tim

“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.”

Bình Ngô Đại cáo-Nguyễn Trãi

 

“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.”

Bình Ngô Đại cáo-Nguyễn Trãi

 

Trong những ngày sôi nổi của nhân dân Việt biều tình chống Trung Quốc bá quyền ỏ Biển Đông, là người Kitô hữu với những bức xúc tôi muốn chia sẽ với các bạn huyền thoại về trận thắng oanh liệt mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789 của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo tài tình của anh hùng áo vải đất Tây Sơn “Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ” để chúng ta tuy ở tha hương vẫn còn chút gì của dân tộc và lòng yêu nước trong hành trang đấu tranh cho quê hương Việt Nam quốc nội và ngoài nước hiện nay vì sự toàn vẹn lãnh thổ dân tộc.

Chuyện kể rằng đại thắng Thăng Long xuân Kỷ Dậu 1789 là một phạm trù tính toán huyền thoại hay là Tôn Tử binh pháp mới của Việt Nam đã ghi chiến công hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta do Quang Trung Đại Đế cầm đầu chống lại quân xâm lược Mãn Thanh.

Tại Phú Xuân, ngày 24 tháng 11 năm Mậu Thân (21/12/1788) Nguyễn Huệ nhận được tin cấp báo và ngay hôm sau để lấy danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung.

Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên tới 10 vạn, tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân, ngoài ra còn có một đội tượng binh gồm 200 voi chiến. Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.

Với những phạm trù phán đoán tình hình và công việc chuẩn bị trước, chỉ 35 ngày từ 25/11 đến 30/12 Mậu Thân (22/12/1788 – 25/1/1789 DL), trên đường hành quân dài khoảng hơn 500 km từ Phú Xuân đến Tam Điệp và 5 ngày đêm tiến công tiêu diệt trên một tuyến phòng ngự dài khoảng 90 km từ Gián Khẩu đến Thăng Long, quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Quang Trung đã đạt mức kỷ lục về tính thần tốc trong hành quân tiến công tiêu diệt địch.

Chỉ trong vòng 35 ngày, từ tuyển quân, huấn luyện và điều quân, Quang Trung đă hoàn tất mọi việc chuẩn bị cho chiến dịch đại phá quân Thanh. Đúng đêm giao thừa Tết Kỷ Dậu, quân Tây Sơn bất ngờ tiến công tiêu diệt đồn tiền tiêu của giặc ở Gián Khẩu, cách Thăng Long gần 90 km, mở đầu cuộc đại phá quân Thanh. Sau 5 ngày đêm tiến quân thần tốc, đạo quân chủ lực của Quang Trung đã phá tan hệ thống phòng ngự của địch trên hướng đường thiên lý tiến về Thăng Long.

Đưa 10 vạn quân tức 100,000 binh và 200 thớt voi điều đi thần tốc từ Phú Xuân đến Tam Điệp rồi đến Thăng Long, chiều dài trên dưới 110 km (Tam Điệp-Thăng Long ) chỉ trong vòng 5 ngày, thật sự lịch sử cổ kim chưa có một.

Huyền thoại kể rằng trong phạm trù tính toán, hoàng đế Quang Trung sắp đặt binh sĩ ra từng nhóm 3 người một: cùng đi, cùng tiến thoái đánh giặc và cùng làm việc mật thiết với nhau. Mổi người sử dụng giáo dài, dao ngắn và tấm chắn làm bia cho ba người.

Nhóm 3 người cứ chia đều nhau, hễ 2 người đi thì có 1 người nghĩ, dùng giáo dài làm đòn, tấm chắn làm võng cho một người nằm nghĩ. Nhóm này khi qua sông thì tấm chắn này sẽ là thuyền và giáo sẽ là dầm để cả 3 cùng sang sông. Hơn nữa, nhóm này khi lâm trận gặp giặc thì tấm chắn làm bia cho cả 3 và giáo và dao ngắn là vũ khí công và thủ của cả 3. Quân của Quang Trung có thể đi xuyên suốt qua sông, qua suối, qua đồi, qua núi và không ngừng để đóng trại nghĩ mà quân sĩ vẫn không mệt mỏi và ngay khi đối đầu giặc thì có công và thủ theo từng nhóm thật là một phạm trù siêu việt của Đại đế Quang Trung.

Mờ sáng mùng 5 tết (30/1/1789), đạo quân chủ lực của Quang Trung phối hợp với đạo quân đô đốc Bảo công phá và tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Ngọc Hồi – Đầm Mực.

Trưa mùng 5 tết, cả 36 phố phường Thăng Long đã sạch bóng quân xâm lược và nhân dân cùng binh sĩ ăn mừng Tết Kỷ Dậu tuy muộn nhưng trong tự do và độc lập của cả dân tộc.

Người ta nghiệm ra rằng cuộc hành quân thần tốc trong 5 ngày, từ đêm giao thừa Tết Kỷ Dậu đến trưa mùng 5 tết, đã đưa chiến thắng Xuân Kỷ Dậu lên tầm vóc lịch sữ rất cao trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Thứ nhất, quân sĩ ở 5 đạo binh của Quang Trung đủ sức chiến đấu để đập tan 30 vạn quân Thanh, một lực lượng lớn gấp 3 lần so với quân số của Nguyễn Huệ từ xa đến mà quân Thanh cho rằng sẽ mệt mõi và dễ đánh bại.

 

Thứ hai, đưa dân tộc ra khỏi ách nô lệ phương Bắc gần như thấy rõ và tránh đi một thời kỳ đen tối cho Việt Nam.

Cuối cùng là tinh thần đoàn kết dân tộc và lòng yêu nước của nhân dân ta chống ngoại xâm lên rất cao, luôn luôn và lúc nào cũng chảy trong dòng máu con dân Việt.

“Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây;
Trăm năm âm phủ ấy chữ quy; nào đợi gươm hùm treo mộ …”

Tự hào thay một chiến thắng đi vào lịch sữ, tự hào thay Quang Trung, một Tôn Tử của Việt Nam, và tự hào thay dân tộc Việt Nam anh hùng bất khuất dám đương đầu với một cường quốc lúc bất giờ.

 

Các bạn thân mến, hoàng đế Quang Trung đã làm một phạm trù 5 ngày để dẹp tan bọn bán nước và xâm lược phương Bắc, làm vẻ vang cho con dân đất Việt về độc lập và toàn vẹn lãnh thổ . Còn chúng ta phải phạm trù và toan tính những gì đây cho con dân đất Việt trong thảm cảnh đen tối hiện nay. Vì thế, các bạn cũng như tôi, những người đã nhận nơi đây là quê hương nhưng vẫn nhớ về cố hương, nơi quê cha đất tổ với niềm cảm xúc:

“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ!?”

Hiện tại con tim là phạm trù và là một lối nói chính xác cho mọi đấu tranh dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước, bởi vì con tim có trăn trở với nước với dân thì mới có thể “đáp lời sông núi”, con tim yêu nước thì mới đoàn kết được toàn dân làm nên lịch sử.

Chúng ta cần đánh động những trái tim có tinh thần dân tộc và đau đớn cho thảm cảnh đất nước trong suốt 36 năm phi dân chủ. Hơn thế nữa, chúng ta cần có những trái tim của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung đó là người lãnh đạo ưu việt cho dân tộc mà tâm tư xót xa như Đức Trần Hưng Đạo:

“…Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng."

 

Chúng ta cần có những trái tim của Hội nghị Diên Hồng để đoàn kết toàn dân trong và ngoài nước để mọi lo việc dân vận và ngoại vận tốt hơn lấy dân chủ làm đầu và lấy tinh thần dân tộc làm lợi ích chung.

Tự hào thay lời các bô lão trong hội nghị Diên Hồng còn vang mãi:

“Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến???
– Quyết chiến !
Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?”
– Hy Sinh
Thề liều thân cho sông núi muôn năm hùng úy…”

 

Các bạn thân mến, phạm trù để đánh động những con tim chai đá và an phận của “con Rồng cháu Lạc” không thể 5 ngày như Quang Trung hoàng đế làm được và có lẽ sẽ kéo dài rất nhiều tháng, nhiều năm trong sự cầu nguyện liên lũy của tôi và các bạn cũng như những gì làm được cho Việt nam: như biểu tình,ngoại vận và tẩy chay hàng Trung Quốc mà các bạn và tôi đã và đang làm. Chúng ta cùng hiệp thông với giáo hội mẹ Việt Nam, nguyện cầu cho những trái tim chai đá và an phận biết rõ lợi và hại của dân chủ và sự đoàn kết dân tộc trong thảm họa nghèo đói và mất toàn vẹn lãnh thô của Việt Nam ngày nay. Các bạn và tôi hãy đốt lên một ngọn nến và:

Hãy cầu nguyện cho những ai bị bức hại vì lẽ công chính trong công cuộc đấu tranh hiện nay.

Hãy cầu nguyện cho hòa bình nếu có thể cho Việt Nam và cho sự bất khuất của con dân Việt trong sự nghiệp đấu tranh cho tự do và toàn vẹn lãnh thổ.

Hãy cầu nguyện cho những hy sinh, những mất mát cùng sự đau khổ trên những anh em Việt Nam đã và đang chịu đựng.

Xin tri ân và nghiêng mình đến những người vì dân vì nước và những anh hùng dân tộc.
Xin mượn lời hát của Trúc Hồ để thay lời kết:

 

“Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi.
Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng.
Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông …”

 

Orange County 28 tháng bảy năm 2011
Ngoan Nguyễn

 

 

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.