Uncategorized

Chúng ta hãy học biết cách đối phó với những sự phân ly đau đớn!

Trong bài giảng hàng tuần, Đức Thánh Cha Phanxicô suy niệm về những sự phân ly không thể tránh khỏi trong đời sống Kitô như vào lúc “ra đi lần cuối”. Ngài khuyên hãy “suy nghĩ về” những “sự ra đi” này và “trao phó cho Chúa”.

Trong bài giảng hàng tuần, Đức Thánh Cha Phanxicô suy niệm về những sự phân ly không thể tránh khỏi trong đời sống Kitô như vào lúc “ra đi lần cuối”. Ngài khuyên hãy “suy nghĩ về” những “sự ra đi” này và “trao phó cho Chúa”.

Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên mọi người trong bài giảng ngày 19 tháng 5, trong nhà nguyện Thánh Mácta: “Đời sống của người Kitô có rất nhiều sự phân ly đau đớn. Chúng ta hãy học biết cách để đối phó.”

Đức Thánh Cha trình bầy lúc Chúa Giêsu chuẩn bị đi về cùng Chúa Cha và lúc Thánh Phaolô tông đồ rời Milet để đi về Giêrusalem, để khuyến khích các Kitô hữu “suy nghĩ” về lúc họ phải ra đi. Ngài nói: “Có biết bao nhiêu sự phân ly, có biết bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu nước mắt trong những phân ly này.”

“Sự phân ly của người mẹ… ôm con lần cuối khi con trai mình lên đường ra trận tiền; và mỗi ngày qua, bà thức giấc với nỗi lo sợ là sẽ có người đến nói: “Chúng tôi cám ơn bà rất nhiều vì lòng đại lượng, con bà đã hy sinh tính mạng cho tổ quốc của anh ấy.”

Đức Thánh Cha khẳng định: “Sự sa cách quê hương và đời sống thường ngày cũng rất đau khổ: Ngày nay chúng ta nghĩ đến những người dân Miến Điện phải rời bỏ quê hương để khỏi bị đàn áp, vì họ không biết được những gì sẽ xẩy ra cho họ. Họ trải qua nhiều tháng trời trên một chiếc tầu… Họ đến một thành phố nơi họ được tiếp tế nước và thực phẩm, và bị người ta xua đuổi: ‘Hãy đi chỗ khác đi!’ Đó là sự ra đi, trong các sự ra đi khác, ngày nay lại xẩy ra sự ra đi của hiện sinh! Xin hãy nghĩ đến những sự ra đi của các Kitô hữu và những người Yazidi, họ cho rằng không bao giờ có cơ hội để trở về quê hương vì họ đã bị xua đuổi ra khỏi nhà cửa của họ. Và điều này đang xẩy ra hiện nay.”

Đức Thánh Cha khẳng định: “Nhiều sự ra đi, và phân ly giúp cho các Kitô hữu chuẩn bị cho sự ra đi cuối cùng.” Ngài tự hỏi: “Còn tôi, tôi có nghĩ về sự ra đi cuối cùng của tôi không? Khi nào tôi sẽ không còn nói ‘hẹn gặp lại’ hay ‘lần sau nhé’ mà là ‘vĩnh biệt’? Thánh Phaolô trao phó các ban hữu của mình cho Thiên Chúa, và Chúa Giêsu cũng trao phó các môn đệ còn ở lại trên thế gian cho Chúa Cha. Trao gởi cho Chúa Cha, cho Thiên Chúa: đó là nguồn gốc của chữ ‘Adieu” (tiếng Pháp à Dieu có nghĩa là cho Chúa). Chúng ta chỉ nói vĩnh biệt (Adieu) cho những sự ra đi lớn trong đời… và cũng là cho sự ra đi lần cuối cùng.”

Đức Thánh Cha nghĩ rằng “hai hình ảnh: Thánh Phaolô vừa quỳ vừa khóc trên bãi biển… và Chúa Giêsu, buồn rầu, bước đi trên đường khổ nạn” giúp cho các Kitô hữu “suy nghĩ” về chính sự “ra đi của họ.”

“Tôi để lại đằng sau những gì? Cả Chúa Giêsu lẫn thánh Phaolô trong câu hỏi này đều đã làm một cuộc xét mình: “Tôi đã làm điều này, điều kia ….” Còn tôi, tôi đã làm được gì?… Tôi đã sẵn sàng để trao phó mọi sự cho Chúa? Tôi có sẵn sàng để nói lời mà Chúa Con đã nói khi phó mình cho Đức Chúa Cha?”

Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng bằng lời nguyện xin Chúa Giêsu ”đã chết và sống lại” gửi “Chúa Thánh Thần xuống cho chúng ta, để chúng ta học biết cách hết lòng hết sức nói lời cuối, lời nói vĩnh biệt ‘Adieu’.” 

 

BH Thư

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.