Uncategorized

Chiến thuật nghiệt ngã của Mỹ ở Trung Đông

Bản tin ngày 30.9.2014 của hãng AFP cho biết khi đến Washington gặp Tổng Thống Obama, Thủ Tướng Ấn Độ Narendra D. Modi đã cảnh giác Hoa Kỳ đừng lặp lại “sai lầm” (mistake) của mình khi rút lui khỏi Iraq, bằng cách rút khỏi Afghanistan rất chậm. Ông nói: “Bởi vì sau một cuộc rút quân khỏi Iraq nhanh như thế, chuyện gì đã xảy ra ở đó? Tiến trình rút quân ở Afghanistan phải rất chậm.”

Bản tin ngày 30.9.2014 của hãng AFP cho biết khi đến Washington gặp Tổng Thống Obama, Thủ Tướng Ấn Độ Narendra D. Modi đã cảnh giác Hoa Kỳ đừng lặp lại “sai lầm” (mistake) của mình khi rút lui khỏi Iraq, bằng cách rút khỏi Afghanistan rất chậm. Ông nói: “Bởi vì sau một cuộc rút quân khỏi Iraq nhanh như thế, chuyện gì đã xảy ra ở đó? Tiến trình rút quân ở Afghanistan phải rất chậm.”

Trước đây ông Modi là Thống Đốc tiểu bang Gujarat của Ấn Độ, ông mới được bổ nhiệm làm Thủ Tướng Ấn Độ ngày 20.5.2014, nên chưa nắm vững chính sách Trung Đông của Mỹ và có thể chưa nghe đến kế hoạch một “Trung Đông Lớn Hơn” (Greater Middle East) hay một “Trung Đông Mới” (New Middle East) của Hoa Kỳ nên ông mới nói như vậy.

 

Như chúng tôi đã nói nhiều lần, kế hoạch “Trung Đông Lớn Hơn” hay “Trung Đông Mới” của Hoa Kỳ được công bố vào tháng 6 năm 2006 Tel Aviv bao gồm đến Afghanistan, theo đó có ít ra 3 nước sẽ bị chia làm ba để phân tán các nhóm Hồi Giáo thù nghịch, đó là ba nước Iraq, Syria và Afghanistan.

 

Iraq và Syria đang trong tiến trình được chia làm ba. Afghanistan rồi cũng sẽ bị chia làm ba, phía nam dành cho Taliban dưới danh nghĩa Tiểu Vương quốc Hồi giáo Afghanistan. Ở giữa là Nhà nước Hồi giáo Afghanistan do Mỹ thành lập và bảo vệ. Phần phía bắc có thể giao cho Liên minh phương Bắc đang được tái lập. Đại khái là như vậy. Nếu không nắm vững kế hoạch này không thể hiểu được những gì đang diễn ra ở Trung Đông và sẽ diễn ra ở Afghanistan.

 

MỘT ĐÒN ĐỘC CỦA PHÓ TỔNG THỐNG BIDEN

Hôm 5.10.2013, trong một diễn đàn hỏi và trả lời tại trường John F. Kennedy School of Government thuộc đại học Harvard, Phó Tổng Thống Joe Biden tiết lộ rằng Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã thú nhận là sai lầm vì để cho các tay súng ngoại quốc dùng hành lang Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập vào chiến đấu tại Syria, dần dần tiến tới việc thành lập của nhóm IS, còn được biết dưới tên ISIS hay ISIL. Ông cho rằng các đồng minh của Mỹ, cả Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Các tiểu vương quốc A-rập Thống Nhất (United Arab Emirates – UAE) đã tài trợ giúp vô điều kiện về tài chánh và võ khí cho các thành phần giáo phái Sunni lật đổ chế độ Assad. Ông nói: “Họ đổ hàng trăm triệu đô la và hàng ngàn tấn vũ khí vào bất cứ ai sẽ chiến đấu chống lại Assad. Ngoại trừ những người đã được cung cấp là al-Nusra và al-Qaeda và các phần tử cực đoan của các chiến binh thánh chiến đến từ các phần khác của thế giới."

Những lời tuyên bố này đã đụng chạm khá nặng đến các quốc gia bị tố cáo đích danh. Vào sáng 7.10.2014, Tổng Thống Erdogan đòi hỏi ông Biden phải xin lỗi, nói rằng ông chưa bao giờ có phát biểu như vậy với ông Biden, còn Bộ trưởng Ngoại Giao UAE là Mohammed Gargash tuyên bố rất ngạc nhiên về lời phát biểu của ông Biden. Ngay sau đó, bà Kendra Barkoff, nữ phát ngôn viên của ông Biden, cho biết qua điện thoại Phó Tổng Thống Biden đã xin lỗi Tổng Thống Erdogan. Hôm Chúa nhật ông Biden cũng đã gọi điện thoại cho Thái tử của UAE là Mohammed bin Zayed và giải thích rằng ông không chủ ý ám chỉ UAE hỗ trợ khủng bố.

 

Hãng thông tấn ABC News ngày 6.10.2014 đã đặt câu hỏi: “Ông Biden đã xin lỗi vì nói lên sự thật?” (Did Biden Apologize for Telling the Truth?). Sau khi lặp lại các lời xin lỗi của ông Biden, hãng ABC News viết: “Tòa Bạch Ốc không hoàn toàn phủ nhận, tuy nhiên, bản chất của những gì Biden nói là sự thật (the substance of what Biden said was true) – rằng các quốc gia A-rập là một phần trách nhiệm thúc đẩy sự phát triển của ISIS, một điểm mà Tổng thống Obama công bố công khai vào đầu năm nay, mặc dù ông đã không xác định cụ thể tên nước.”

 

Một câu hỏi thứ hai được đặt ra: Chắc chắn ông Biden biết rõ những sự thật ông nói ra sẽ tạo ra phản ứng ở một số nước đồng minh ở Trung Đông, tại sao ông lại nói ra? Phải chăng ông đã “lở mồm” (missing mouth) như một vài tờ báo đã nêu ra hay không?

 

Chúng tôi không tin ông Biden đã “lỡ mồm”. Đây là một sự tiết lộ có chiến thuật. Mục tiêu là đặt các nước A-rập đang ủng hộ ISIS vào cái thế phải từ bỏ sự ủng hộ này và quay về phía Mỹ. Chiến thuật này có hai giai đoạn.

 

Giai đoạn một là tạo cho ISIS một hình ảnh đáng ghê tởm để không ai dám công khai ủng hộ nhóm này nữa. Trong hai tháng qua, các cơ quan truyền thông Mỹ đã thành công trong sứ mạng này. Từ hình ảnh ISIS tàn sát hàng ngàn người Shiite mà ISIS đã bắt được, đến việc cắt cổ các ký giả Mỹ, Anh… và dọa cắt cổ các nhân vật khác đang bị họ bắt, đã chứng minh ISIS là một tổ chức tội ác chống nhân loại. Trong thế giới văn minh ngày nay, không ai chấp nhận những lối hành xử dã man như vậy.

 

Giai đoạn hai là để cho Phó Tổng Thống Biden “lỡ mồm” khi nói đích danh một số nước Hồi Giáo yểm trợ nhóm ISIS để đặt các nước này vào cái thế phải thanh minh, vì nếu không thanh minh, họ sẽ bị thế giới xếp vào hạng những kẻ đồng lõa với tội ác. Còn nếu thanh minh là phải tự tách ra khỏi ISIS và đứng vào hàng ngũ chống ISIS với Hoa Kỳ.

 

Nhưng trong chiến thuật này, Hoa Kỳ chỉ mới thành công được một nữa, tức mới tách được các nước A-rập ra khỏi ISIS, nhưng chưa huy động được họ hợp tác tích cực với Hoa Kỳ để thanh toán ISIS. Trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ là một thí dụ điển hình.

 

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI CÒN CĂM GO

 

Như chúng tôi đã nói nhiều lần, người Việt tị nạn được coi là người có nhiều kinh nghiệm về Hoa Kỳ nhất vì họ đã từng hợp tác với Hoa Kỳ 20 năm và đã sống trên đất Mỹ gần 40 năm, chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc bể dâu. Nhưng đáng tiếc là đa số vẫn đi theo con đường của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, suy nghĩ và hành động theo cảm tính, không cần biết địch và đồng minh đang làm gì, nên đang tiếp tục thua. Nhiều “bình luận gia” nhìn vào cuộc chiến Mỹ đang theo đuổi tại Trung Đông và hỏi nhau: Nó sẽ kéo dài bao lâu và sẽ đi vể đâu? Nó có gióng Việt Nam không?

Điều chắc chắn là từ nay cho đến ngày bầu cử đang đến, Tổng Thống Obama sẽ không để cho biến cố quan trọng nào xảy ra tại Trung Đông vì nó có thể làm mất ghế của Đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử. Nhưng những gì tiếp theo đã được hoạch định sẵn. Kế hoạch phân chia 5 nước Trung Đông thành 14 nước như đã dự liệu trong kế hoạch một “Trung Đông Mới” đang được thực hiện và nó đang trong giai đoạn thứ hai.

Biết rõ giữa khối Sunni và khối Shiite có mối thù truyền kiếp, lúc nào cũng sẵn sàng thanh toán nhau, Hoa Kỳ đã hình thành một lực lượng gọi là Đạo Binh Syria Tự do gồm những người thuộc giáo phái Sunni để phá vở lực lượng do khối Shiite lãnh đạo ở Syria. Năm quốc gia thuộc khối Sunni trong vùng đã yểm trợ tích cực đạo binh này, đó là Saudi Arabia, Qata, Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất, Kuwait và Thổ Nhĩ Kỳ. Ba nước đóng vai trò tích cực nhất là Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Qata. Họ yểm trợ cả tuyển mộ, huấn luyện, tài chánh và vũ khí.

 

Nhưng Đạo Binh Syria Tự Do không làm nên cơm cháo gì, nên họ đã yểm trợ cho một tổ chức Hồi Giáo Sunni khác là “Nhà Nước Hồi Giáo Irak” (Islamic State of Iraq – ISI) do Abu Bakr al-Baghdadi lãnh đạo để thực hiện kế hoạch này. Những lời tố cáo của Phó Tổng Thống Joe Biden là hoàn toàn đúng và chúng tôi cũng đã đưa ra nhiều tài liệu để chứng minh sự kiện này. Nhờ sự yểm trợ cả tiền bạc lẫn vũ khí của 5 nước nói trên, ISIS đã thanh toán cả Binh Đoàn Syria Tự Do của Mỹ, “Mặt trận al-Nusra” (Al-Nusra Front) của al-Qaeda, chiếm 25% lãnh thổ Syria và 40% lãnh thổ phía bắc Iraq.

 

Có thể nói rằng khối Hồi Giáo Sunni ở Trung Đông đã vui mừng khi thấy ISIS đã thanh toán được một phần lực lượng của khối Shiite ở Syria và Iraq. Họ hy vọng nhóm này sẽ lật đổ Assad. Nhưng mục tiêu của Mỹ không phải là tiêu diệt khối Shiite. Mục tiêu của Mỹ là chia cắt hai quốc gia này, mỗi quốc gia thành 3 vùng tự trị, một cho Shiite, một cho Sunni và một cho người Kurd. Người Sunni nói ở đây phải là người Sunni của Mỹ chứ không phải nhóm Hồi Giáo cực đoan ISIS.

 

Có hai vấn đề được đặt ra: (1) Hình thành những lực lượng Sunni thân Mỹ có thể tiếp thu các vùng mà ISIS đã chiếm và (2) thanh toán tổ chức ISIS để đưa lực lượng Sunni này vào thay.

 

MỘNG TIÊU DIỆT SHIITE CỦA SUNNI BỊ CHẬN ĐỨNG

 

Ngày 15.9.2014, Hội nghị quốc tế về chiến lược chống ISIS đã diễn ra tại Paris gồm đại diện 20 quốc gia để giải quyết hai vấn đề vừa nêu. Saudi Arabia đã nhận tuyển mộ, huấn luyện và trang bị cho khoảng 3.000 quân Sunni để lấy lại các vùng ISIS đang chiếm đóng. Người Kurd sẽ bảo vệ các vùng ở phía bắc chạy dài từ Thổ Nhĩ Kỳ qua tới Syria, ngang qua Iraq, dài khoảng 900 km. Năm nước Hồi Giáo Trung Đông là Saudi Arabia, Qatar, Các Tiểu vương quốc A-rập Thuống nhất, Bahrain và Jordan đã cam kết tham gia với các nước NATO trong chiến dịch oanh kích các vùng ISIS đang chiếm đống hay tấn công.

 

Tuy cam kết như vậy, nhưng 5 nước A-rập này đang gặp khó khăn trong vấn đề nội bộ, vì trước đây họ đã từng yểm trợ cho ISIS đánh chiếm các vùng của Shiite, nhất là Syria, nay phải quay lại thanh toán đứa con của họ là ISIS, chuyện hơi khó làm, nhưng bị Mỹ gài bẫy bắt phải làm. Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng thanh toán ISIS là giúp Assad phục hồi lại nên từ chối yểm trợ lực lượng người Kurd ở biên giới Syria đang bị ISIS tấn công. Thổ Nhĩ Kỳ cũng sợ sau khi diệt ISIS, người Kurd sẽ hình thành một khu tự trị kéo dài từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Syria.

 

Khi mộng tiêu diệt Shiite của Sunni bị chận đứng, các nước Sunni trong vùng không còn hứng thú để tham chiến như Mỹ muốn nữa.

 

Mỹ xem ra cũng không muốn để cho khối Shiite ở Iraq tiến xa hơn 60% phần đất đã dành cho họ nên không yểm trợ võ khí cho Iraq để lấy lại phần đất đã mất, chỉ oanh kích để ngăn chận ISIS đánh chiếm tới Badagh mà thôi. Iraq phải mua vũ khí của Nga để tiếp tục chiến đấu.

 

Như vậy Mỹ đang tấn công cầm chừng để đừng cho ISIS tiến xa hơn. Mỹ hy vọng sau khi cắt các nguồn tiếp tế về vũ khí và tài chánh, ISIS sẽ yếu dần và sẽ bị thanh toán. Nhưng Mỹ phải đợi đến khi số quân Sunni đang được Saudi Arabia thiết lập và huấn luyện có được một lực lượng vững mạnh mới có thể đánh chiếm lại các vùng đang do ISIS chiếm giữ và hình thành hai khu tự trị của người Sunni ở Syria và Iraq.

 

Trên đây là một kế hoạch nghiệt ngã, rất phức tạp và kéo dài, nhưng Mỹ phải làm để khống chế sự lộng hành của khối Hồi Giáo và bảo vệ an ninh thế giới.

Ngày 16.10.2014
Lữ Giang

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.