Hằng năm cứ vào dịp hè, hội SVCGVN có một truyền thống rất tốt đẹp! Đó là tổ chức một chương trình Văn Nghệ Hương Ca Học Trò để lấy tiền gây quỷ từ thiện giúp trẻ em nghèo, tàn tật bên VN.
Một viêc làm vô cùng ý nghĩa và có lợi ích cho nhiều phía. Phía những người nghèo được giúp đở bên VN thì đã rõ ràng! Nhưng về phía các các em SV cũng có một lợi ích rất to lớn, dó là cơ hội giúp các em ngồi lại với nhau,cùng làm việc chung vì một mục đích tốt đẹp!. Điều này cũng giúp các em có cơ hội phát triển những năng khiếu tiềm ần của mình về ca nhạc, múa hát, kịch nghệ…Nhiều phụ huynh đến thưởng thức đều hài lòng với phần trình diễn của các em, thậm chí có phụ huynh còn cho rằng chương trình còn hay và có ý nghĩa hơn Paris by night! mà giá cả thì lại rẻ hơn nhiều. Đặc biệt với dàn MC nam, nữ đông đảo, duyên dáng và đa tài đã cống hiến cho các khán gỉa những trận cười vui vẻ thoải mái!. Gia đình tôi may mắn có cô con gái sinh họat trong giới trẻ Công Giáo, nên năm nào con gái cũng mua vé để mời bố mẹ đi xem. Cám ơn con gái !. Thành thông lệ hằng năm chúng tôi luôn chờ đợi để được thưởng thức chương trình văn nghệ Hương Ca Học Trò của các em, gần như không bỏ sót năm nào. Chúng tôi luôn ủng hộ và hoan hô tinh thần làm việc của các em! Vì đây cũng là một cách giữ gìn Văn hóa truyền thống, luân lý và đạo đức Việt Nam, qua ngôn ngữ, lời hát, điệu múa, kịch nghệ.v..v…
Tuy là một chương trình văn nghệ gây qủy từ thiện, nhưng không phải vì vậy mà nội dung chương trình bị coi thường!. Ngược lại tôi thấy các em đã đầu tư công sức và sự sáng tạo rất nhiều để chương trình mỗi năm mỗi mới , phong phú, đa dạng hơn khiến các khán gỉa thưởng ngoạn đều rất hài lòng! Hoan hô và cám ơn các em nhiều lắm! Hy vọng chương trình Hương Ca Học Trò sẽ còn được tiếp diễn mãi cho đến các thế hệ sau này!
Năm nay trong phần kịch nghệ, các em đã trình diển vở kịch “Quyết Định” mang tính cách thời sự và gắn liền với hiện trạng của nhiều gia đình VN hiện nay ở xứ Mỹ. Đó là tình trạng qúy ông chồng “thích của lạ” về VN du hí rồi gắn bó, có con với các cô bên đó…và điều tất yếu sẽ xảy ra là gia đình đang yên ấm, bỗng nổi sóng ba đào, dẫn đến tan tác, chia ly..
Hạnh là cô con gái lớn, lên tiếng phản đối mạnh mẻ nhất trong vụ này! Cô đã nhờ văn phòng luật sư chuẩn bị sẳn hồ sơ ly dị cho Má cô, vì cô không muốn bà cứ tiếp tục chịu đựng nổi khổ, dày vò mãi!. Cô thường bị hai ông anh lên tiếng chỉ trích vì cho rằng cô qúa nặng lời với Ba, nhưng những điều cô nói đều là sự thật và là lẽ phải :
“Bao nhiêu điều ba dạy tôi sống ở đời, phải thế này, thế nọ..Ba dạy tôi phải sống đạo đức, biết nghĩ tới người khác…nhưng bây giờ tất cả chỉ là giả dối!!
Đó là những tâm tư, tình cảm, những nổi ấm ức của cô, đôi khi cô vừa nói vừa khóc. Nguơc lại với hình ảnh “hung hăng” của Hạnh là hình ảnh Ba cô đứng im lặng , nhẩn nhịn, có vẻ cam chịu, vì nhận ra lổi lầm của mình, dễ gợi lòng thương xót của mọi người, ít ra ông cũng đáng được hưởng sự tha thứ. Còn hơn là câu chuyện chị bạn thân kể tôi nghe, cũng trường hơp “lăng nhăng, ngọai tình” có bằng chứng rõ ràng, khi các con họp mặt gia đình để góp ý nhẹ nhàng với Ba, thì ông đập bàn la hét:
“ Tụi bây là phận con, nên không có quyền xía vô chuyện riêng của tao. Tụi bây là lũ con mất dạy, học đòi cái thói đem cha ra “đấu tố” của bè lũ cộng sản!”
Ông phủ nhận việc làm của mình là sai trái và cho rằng đó chỉ là “giao lưu văn hóa”. Ngoại tình là khi nào ông chính thức lấy vợ bé, công khai ở chung, mới gọi là ngoại tình!
Sau đó ông còn oán trách vợ con đã làm ông bị tổn thương sâu sắc! Ông đâu biết rằng ông đã làm tổn thương vợ con gấp 100 lần.
Khi vợ ông nhẹ nhàng khuyên can ông ở sao cho hợp đạo lý, còn “để Đức cho con” thì ông trả lời :
“ Tôi không cặp bồ với gái còn trinh, hay đàn bà đang có chồng, do đó tôi không có làm điều gì sai trái hoặc gây tổn Đức cho con..”
Vợ ông chỉ còn biết ngao ngán lắc đầu, như hình ảnh bà Mẹ trong vở kịch chỉ biết im lặng chịu đựng, để cố gắng giữ gìn gia đình khỏi tan vở! và để khỏi lỗi luật Chúa!
Hạnh thì cứ khăng khăng muốn má tiến hành ly dị, trong khi hai cậu con trai có vẻ “đồng cảm” với ba, nên cứ lên tiếng can ngăn:
“ Chuyện này là chuyện riêng của ba với má, để má tự giải quyết”
Đây cũng là lập luận chung của các ông hầu loại bỏ bớt những tiếng nói bảo vệ chân lý và lẻ phải từ các con! Nhưng Hạnh đã mạnh mẻ gạt bỏ:
“Đây không phải là chuyện riêng của ba má vì nó ảnh hưởng tới mọi người trong gia đình. Tôi không thể im lặng nhìn má khổ mà không lên tiếng nói. Má khổ làm tôi cũng khổ..”
Nói tới đây tôi lại nhớ tới tâm sự của chị bạn thân, con gái chị đã gần 30 tuồi, cháu xinh đẹp và giỏi giang, nhưng khi chị nhắc nhở cháu vụ lấy chồng thì cháu bảo:
“ Nhìn cảnh mẹ khổ vì phải chịu đựng tính “lăng nhăng” của ba, con sợ không dám lấy chồng!”
Một lần khác, nhân việc Hội Đồng Giám Mục kêu gọi mọi nguời vào Web site, ký tên vào thỉnh nguyện thư lên tiếng phản đối Hôn Nhân đồng tính, chị đưa con gái dịa chỉ Web site, nhắc con ký tên phản đối thì chị sửng sốt khi nghe con gái trả lời:
“ Con đâu có phản đối vụ này, sao mẹ kêu con ký tên? Con còn ủng hộ nữa là khác!”
Chị ngạc nhiên:
“ Sao con nói gì kỳ vậy??
– “ Ủa! mẹ quên nhìn vào đàn ông trong nhà này rồi sao?, chẳng thà ở với bạn gái, còn hơn lấy chồng rồi bị phản bội!”
– Nghe con gái trả lời mà chị sửng sờ, đến độ câm nín, không nói nên lời!
“ Rồi người bỗng hết buồn, bỗng hết buồn, người chợt nghe Đá lên trong hồn” (TCS).
Chị đau đớn nhận ra rằng không phải mình chị chịu đựng nổi khổ đau, mà nó còn ảnh hưởng sâu đậm tới tâm hồn, tình cảm và quan niệm sống của đứa con gái mà chị yêu thương nhất đời!
Vợ chồng bất hòa rồi chia tay, theo như tiến sĩ tâm lý Trần Mỹ Duyệt trong bài viết “ Người vợ muốn gì ở người chồng của mình” đã cho biết:
“ Hiện tượng ly dị, ly thân ngày nay đang là một cơn bệnh dịch hiểm nghèo của thời đại. Nó hoành hành mọi nơi và đang phá đổ hạnh phúc gia đình của rất nhiều người. Mặc dù thống kê cho biết, thông thường người vợ là người có ý định và có hành động ly dị trước, nhưng lý do ly dị phần lớn là do người chồng gây ra. Gian dối, vụng trộm tình cảm là những lý do khiến người chồng mang tội phản bội, và cũng là một trong những lý do chính đưa đến ly dị”.
Việc cha me ly dị, không chỉ ảnh hưởng sâu sắc tới các em đã lớn biết suy nghĩ, mà ngay cả những trẻ thơ cũng bị tác động tâm lý nặng nề!. Cụ thể ở trường tôi đang làm viêc, có những đứa trẻ ngoan ngoản dễ thương, bổng nhiên đổi tính trở nên hung hăng, quậy phá bạn bè và cô giáo đến mức khủng khiếp như trường hợp Jacob, một đứa bé đẹp trai, thông minh, dễ thương, lúc nào cũng cư xử lịch sự dễ thương với mọi người. Tôi rất yêu đôi mắt xanh như hòn bi trong veo và miệng cười tươi rất có duyên của nó, mỗi lần đến lớp,và ra về nó đều chạy đến tôi “give a big hug”., trong lớp nó là đứa trẻ xử “nice” với các bạn.Nhưng rồi bổng nhiên nó thay đổi trở nên hung dữ, la hét, phá phách, quăng phá đồ đạc trong lớp, không còn nề vì một ai, kề cả bà hiệu trưởng cũng chào thua!
Tâm lý giáo dục nhắc nhở chúng tôi, nếu môi trường học đường không có gì thay đổi, vậy thì môi trường gia đình ắt có gì xáo trộn? Và qủa là đúng như vậy, khi chúng tôi tìm hiểu thì mới biết ba mẹ em gây gổ và đã chia tay nhau! Đây không phải là chuyện cá biệt, mà còn nhiều trường họp khác nữa, tôi không thể kể hết! Do đó đây hoàn toàn không phải là chuyện “riêng tư” giữa cha mẹ mà là chuyện lớn trong gia đình, ảnh huởng tới mọi thành viên trong gia đình và cả ngoài xả hội nữa,( với những đứa trẻ lớn lên từ những gia đình có cha mẹ ly dị).
Thời đại Internet mở rộng ngày nay, là phương tiện hữu ích, tiện dụng cho mọi người, nhưng mặt trái của nó là giúp các ông lên mạng tìm bạn : email, chat..rồi hẹn hò, du hí, lúc nào cũng thả hồn theo mộng ảo với những lời tâng bốc có cánh. Khi quay lại thực tế thì cảm thấy vợ là kỳ đà cản mũi, nên đâm ra bẳn gắt, lúc nào cũng kiếm chuyện gây gổ. Ra đường thì lịch sự hào hoa phong nhã, đặc biệt là với phụ nữ, nhưng về nhà thì hoàn toàn ngược lại.! điều này khiến tôi nhớ tới một định nghĩa vui về người chồng : “là người đàn ông lịch sự với tất cả phụ nữ, trừ vợ mình!” Các ông thường hay than thở, không ai hiểu mình, không ai biết được tài năng của mình..Có ông còn tự cho “Vợ chết” hoặc đã ly dị vợ hay đang sống trong một cuộc hôn nhân bất hạnh..hầu gợi lòng thương cảm nơi các bà nhẹ dạ, dễ tin…
Trong một chương trình Tâm tình với Thái Hà năm ngoái, tôi đã nghe câu chuyện, một chị ở Florida: vọ chồng chị yêu nhau 4,5 năm từ thời còn học đại học. Ra trường anh chị cưới nhau, gia đình hạnh phúc ấm êm với 3 đứa con ngoan. Rồi qua internet, ông chồng làm quen với một cô sinh viên bên VN, họ chat nhau qua lại rồi yêu nhau thắm thiết..Nay ông chồng yêu cầu vợ ký giấy ly dị, để ông có thể chính thức cưới và bảo lảnh cô gái kia qua Mỹ…
Do đó các bậc làm cha mẹ nên cẩn trọng trong từng hành vi, việc làm của mình,vì tinh thần trách nhiệm với các con, vì vai trò gương mẫu của cha mẹ, và còn vì cảm giác sống trong mội trường bình an hạnh phúc của các con cũng là điều rất cần thiết! Xin đừng chiều theo thị hiếu hoặc đam mê nhất thời của mình,(nhất là các ông) rồi “phạm tội” một cách “vô tư” (như lời đức cha NVKhảm trong một bài giảng: “Cái đáng sợ nhất của thời đại hiện nay là người ta “phạm tội” và coi đó là chuyện bình thường” ) để khi mọi việc đi qúa xa, hoặc dẫn đến đổ vỡ, gây hậu qủa tai hại cho các con, rồi lo kêu gọi vơ con tha thứ. Ta hãy nghe cô Hạnh trong vở kịch trả lời:
“ Đâu phải cứ tha hồ “phạm tội” rồi về nhà kêu gọi vợ con tha thứ..”
Câu nói này của Hạnh đã được các bà vổ tay tán thưởng nhiệt liệt! có lẽ vì Hạnh đã nói dùm tâm tư của các bà!
Nếu nhìn từ bên ngoài, Hạnh là người phản đối ba quyết kiệt nhất, hình như cô không thương ba? Nhưng nếu nhìn ở khía cạnh tâm lý, thì chính vì thương ba nhiều, nên Hạnh bị thất vọng và tổn thương nhiều do đó cô “nổi giận” nhiều! Vai Hạnh diễn khá xuất sắc và gần như là “vai chính” trong vở kịch. Cô diễn tả thành công nhiều tâm trạng khác nhau: lúc nổi giận vì bất bình, lúc nức nở vì thương má, thương cho hạnh phúc gia đình bị phá vỡ đã làm nhiều người xúc động và đồng cảm với cô! Tuy đôi lúc lời lẽ của cô khá mạnh bạo khi nói với ba:
“ Đừng gọi tôi là con, vì ông không xứng đáng là ba của tôi nữa” rồi cô khóc và bỏ ra đi!
Riêng bà má giờ chót ít ra cũng can đảm đứng dậy dể nói lên tiếng nói uất ức của mình:
“ Tôi đã hy sinh vất vả…quá nhiều cho gia đình này..tôi không làm điều gì sai trái ! Sao ông lại nở phản bội tôi??..”
Tuy mạnh mẽ lớn tiếng phản đối, nhưng cuối cùng, bà cũng đưa cho ông hồ sơ ly dị đã chuẩn bị sẳn, và nhường cho ông quyền Quyết Định!!
Đúng là tâm tình và tính chất của người phụ nữ VN!! Nó khiến tôi nhớ đến câu thơ Kiều của nhà thơ Nguyễn Du :
“ Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Chẳng lẽ cái thân phận đau đớn của đàn bà VN từ thời xa xưa, vẫn còn dư âm và ảnh hưởng tới phụ nữ VN ngày nay, dù là chúng ta đang sống trên đất Mỹ!??
Nhớ lại câu chuyện ly dị mới xảy ra của vợ chồng Tiger Woods (cao thủ đánh golf nổi tiếng của Mỹ ) dù là Tiger Woods đã tỏ lòng thống hối ăn năn và tha thiết công khai xin lổi vợ! (nhiều người cho rằng Tiger đáng được thông cảm và tha thứ vì anh còn trẻ, lại nổi tiếng và có quá nhiều tiền, khiến nhiều cô gái muốn bám theo anh!) nhưng cuối cùng vợ anh vẫn quyết định ly dị! Mới đây trong phần trả lời phỏng vấn với tạp chí People, vợ Tiger Woods cho biết cô ta tưởng như sống trong địa ngục, sau ngày khám phá chồng ngoại tình. Con tim phụ nữ nước nào thì cũng giống nhau, cũng là máu nóng, là thịt ấm, cũng đớn đau như nhau! chỉ có sự nhẩn nhịn và tha thứ là khác nhau. Thế mới biết tinh thần chịu đựng và tha thứ của phụ nữ VN thật cao độ! Hy vọng các ông chồng VN sớm nhận ra điều đó, để đừng dẫn đến việc “tức nước vỡ bờ”, gia đình tan vỡ, một điều mà các bà vợ không bao giờ muốn xảy ra (như bà má trong vở kịch).
Trong đời sống gia đình, xin các ông hãy cùng vợ, góp phần xây dựng một mái ấm trên nền tảng tình yêu, sự chung thủy và lòng đạo hạnh, để vợ chồng có thể cùng nhau thực hiện lời thề hứa trước bàn thờ Chúa trong ngày cưới: “Giữ lòng chung thủy với nhau đến phút cuối cuộc đòi” theo như tinh thần bài hát Ánh Tình Yêu:
“Tình yêu không đặt bờ đắp bến, không yêu xuân hồng mà chối bỏ mùa đông
không yêu biển rộng mà quên giòng sông vắng…
Tình yêu quên lắng những nợ nần với nhau, nắm tay gần với nhau..”
Views: 0