LCWR (Hội đồng lãnh đạo các nữ tu Hoa kỳ), vốn đã bị đặt dưới một lệnh cải tổ do Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin của Vatican, phải cắt đứt các tư tưởng Thời Đại Mới (Tân Kỷ Nguyên) của nó và quay về với các giáo huấn chủ chốt của đạo Công Giáo VỀ CHÚA GIÊSU, BA NGÔI và BẢN CHẤT CỦA GIÁO HỘI hoặc có nguy cơ bị khai trừ như là một cơ chế Công giáo được công nhận.
Trong một bài nói chuyện với các giới chức của LCWR ở Roma vào ngày 30/04, Gerhard Muller, Tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin và Tổng Giám Mục Tgp. Seatle, Peter Sartain, đại diện Tòa Thánh tại LCWR nói rằg Tòa Thánh “tin rằng sức sống đặc sủng của đời sống tu trì chỉ có thể phát triển và sinh hoa trái bên trong đức tin cộng đồng giáo hội của Giáo Hội.
Các Ngài nói : “LCWR, với tư cách là một thực thể theo giáo luật phụ thuộc Tòa Thánh, có một nghĩa vụ sâu xa là thúc đẩy đức tin như là nền tảng chủ yếu cho đời sống tu trì. Quy chế giáo luật và tầm nhìn giáo hội liên quan chặt chẽ và ở giai đoạn nầy của việc thi hành Sự Đánh Giá Tín Lý, chúng tôi đang mong đợi một biểu hiện rõ rệt hơn của tầm nhìn giáo hội ấy và những dấu hiệu sự cộng tác có thực chất hơn.”
ĐHY Muller cảnh báo LCWR rằng các khái niệm được một diễn giả Thời Đại Mới du nhập cách nay 2 năm và ngày càng được các thành viên LCWR chọn theo, cấu thành một sự tuyệt giao triệt để với các khái niệm thần học căn bản của Đạo Công Giáo. Ngài lập đi lập lại lời xin lỗi nếu ngôn từ của Ngài có vẻ “thẳng thừng” hoặc “khắt khe”,”khó nghe”, song – theo lời Ngài – vấn đê nầy “quá quan trọng để dùng những lời hoa mỹ”. Quan ngại của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã bị kích động do những lời tuyên bố từ những cựu lãnh đạo LCWR, rằng các nữ tu phải “hành động vượt qua Giáo Hội hoặc vượt qua ngay cả Chúa Giêsu”. Hành động nầy đã được mô tả như là “Sự tiến hóa có ý thức” do những người ủng hô nó,nhưng Thanh Bộ TLĐT nói trong thực tế nó chẳng là gì ngoài “một hành động ra khỏi trung tâm đức tin cộng đồng Hội Thánh vào Đức Chúa Giêsu Kitô”.
Những nhận xét nầy là những nhận xét gần đây nhất trong một xung đột đang diễn ra giữa văn phòng tín lý của Vatican và LCWR vốn đã công khai thách đố coi thường một mệnh lệnh cải tổ nhằm mang tổ chức của họ đi theo giáo lý căn bản Công Giáo về bản tính của Thiên Chúa,Giáo Hội và luâb lý tình dục. Một trong những tuyên bố công khai đầu tiên của triều đại Đức Thánh Cha Phanxicô là một khẳng định rằng cuộc điều tra và cải tổ LCWR phải tiếp tục.
ĐHY Muller cho biết Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã quan sát với cảnh giác kể từ khi diễn giả Thời Đại Mới Barbara Marx Hubbard nói chuyện với Hội Nghị Thường Niên LCWR cách nay 2 năm, “mọi vấn đề của bản tin các Vị đã thảo luận Tiến Hóa Có ý Thứ trong một cách nào đó”, và “chúng tôi cũng cả xem một số dòng tu sửa đổi các phát biểu chỉ đạo của họ để hợp nhất các khái niệm và những câu từ chưa được phát triển từ Tiến Hóa Có Ý Thức”.
Ngài nói: “Các luận đề căn bản của Tiến Hóa Có Ý Thức đối nghịch với Mạc Khải Kitô giáo và, khi được lấy không suy nghĩ, chúng sẽ dẫn gần như nhất thiết tới những sai lầm căn bản liên quan đến sự Toàn năng của Thiên Chúa, Sự Nhập Thể của Chúa Kitô,thực tại của Tội Nguyên Tổ, sự cần thiết của Ơn cứu độ và tính chất dứt khoát của hành vi cứu chuộc của Chúa Kitô trong Mầu Nhiệm Phục Sinh”.
ĐHY Muller bày tỏ quan ngại của Ngài rằng “một sự tập chú về các ý tưởng mới mãnh liệt như thế” có thể đã cướp đi của người tu sĩ khả năng có thể “cảm thức với Giáo Hội” (sentire cum Ecclesia) và rằng sự đi trệch khỏi giáo lý căn bản Công Giáo đã xuất hiện trong các nữ tu của LCWR. “Để phát biểu nó như là một câu hỏi, nhiều tu sĩ nghe các buổi nói chuyện về đề tài nầy hoặc đọc các trình bày đề tài ấy, cũng có nghe nói về các sự lệch lạc khỏi đức tin Kitô giáo không?”.
Các khái niệm do Tiến Hóa Có Ý Thức đưa ra thực tế chẳng phải mới mẻ gì. Truyền thống Ngỗ Đạo thuyết đầu dẫy những khẳng định tương rự và chúng ta đã thấy không biết bao nhiêu lần trong lịch sử Giáo Hội những kết quả bi thảm của việc cùng chia sẻ trái đắng nầy. Ngài cảnh báo:” Những ý tưởng nầy sẽ không mang đến bất cứ điều gì giúp dưỡng nuôi đời sống tu trì”.
Trong các chỉ thị của Thánh Bộ TLĐT,mà LCWR đã ra sức phản đối, có yêu cầu rằng “các diễn giả và những người dẫn chương trình tại các chương trình quan trọng” phải được Đức TGM TGP Seatle,Peter Sartain, đại diện Vatican chấp thuận. Điều nầy – theo ĐHY Muller – đã được quyết định nhằm “tránh các tình huống khó khăn và gây lúng túng ở nơi mà các diễn giả dùng một diễn đàn của LCWR để đưa ra những lập trường mâu thuẫn với giáo huấn của Giáo Hội”.
Thay vì tán thưởng mệnh lệnh nầy, tuy nhiên, ĐHYMuller cho biết Ngài “lấy làm buồn” khi hay tin LCWR đã chọn tôn vinh Elizabeth A. Johnson CSJ tại Hội Nghị Thường Niên Năm nay. Đó là một nhà thần học đã bị các giám mục Hoa Kỳ chỉ trích vì chống lại giáo huấn Cống Giáo.
Quyết định nầy – ĐHY Muller nói – “sẽ bị coi như là một lời công khai khiêu khích chống lại Tòa Thánh và Sự Kiểm Tra Đánh Giá Giáo Lý”. Ngài nói : “Không có bất cứ giải thích nào khác, bên trong và bên ngoài Giáo Hội, qua đó quyết định trao vinh dự nầy sẽ được xem xét”.
Ngài cũng lưu ý rằng quyết định trao giải cho Johnson nầy đã được đưa ra mà không hỏi ý kiến của Đức TGM Sartain. Ngài nói : “Lựa chọn của LCWR cũng đã được lấy làm bằng chứng thêm của sự cần thiết phải có mệnh lệnh cải tổ. Tuy nhiên, Ngài nói thêm rằng Ngài hiểu những kế hoạch cho Hội Nghị Thường Niên Năm nay đã được đưa ra trước” và rằng Ngài không thấy cần thiết phải ngưng chúng lại”.
Johnson là một giáo sư thần học tại ĐH Fordham và là một cựu lãnh đạo Hội Thần Học Công Giáo Mỹ, nổi tiếng về cách tiếp cận thần học bênh vực nữ quyền. Cuốn sách Quest for the Living God : Mapping Frontiers in the Thoeology of God, năm 2006 của Bà đã bị khiển trách năm 2011 bởi Ủy Ban Giáo Lý HĐGM Hoa Kỳ do không “nhìn nhận mạc khải Thiên Chúa như là tiêu chuẩn cho thần học Công Giáo”.
Bài phê bình của HĐGM Hoa Kỳ nói “giáo lý về Thiên Chúa” của Johnson không phù hợp với lời giảng dạy Công Giáo đích thực về những điểm chính yếu”.
Bản tin của LCWR nói “khả năng lãnh đạo của Johnson trong lãnh vực của Bà cónền tảng vững vàng,truyền cảm hứng và thách thức những kẻ tin khắp thế giới”.
Mặc dù vẫn mạnh mẽ về mặt chính trị, đặc biệt như là một tiếng nói cánh Tả của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ trong các chính sách thế tục, LCWR,cùng như cái nhìn của họ về đời sống tu trì Công Giáo, đang chết dần chết mòn. Trong khi LCWR đại diện cho khoảng 80% trong số 57.000 nữ tu ở Hoa Kỳ, thì tuổi trung bình của các thành viên là vào khoảng 74 và có rất ít tuyển sinh mới.
Một tổ chức nhỏ hơn và mới mẻ hơn, Hội đồng Thượng Cấp Nữ Tu (CMSWR – Council of Major Superiors of Women Religious) được sắp xếp lại từ các cộng đoàn tu trì vốn đã giữ lại quan điểm truyền thống về đời sống tu trì và thần học Công Giáo và rất nhiều các cộng đoàn thành viên của tổ chức nầy đang lớn mạnh và phát triển.
Hilary White,thông tín viên CPO Info tại Roma,
06/05/2014
———————————————————–
Nguyên tác: U.S. nuns must give up New Age ideas or lose Vatican recognition: CDF head to LCWR nuns.
Chuyển ngữ: Giuse Nguyễn-Thế-Bài
Views: 0