Đức Thánh Cha Benedict XVI mời gọi phải có một "sự thay đổi não trạng" về vai trò của các giáo dân.
ROME, thứ năm 23 tháng 8, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định: Các giáo dân là những "người đồng trách nhiệm" trong sự hiện diện và hành xử của Giáo Hội (l'être et de l'agir de l’Eglise). Ngài tuyên bố về vai trò của họ, và khuyến khích họ dấn thân nhận lãnh nhiệm vụ "tông đồ của Giáo Hội" và "hiệp thông" với các chủ chăn.
Thực vậy, Đức Thánh Cha đã gửi một điệp văn cho Đức Ông , phụ tá giám đốc của Diễn Đàn Quốc Tế về Công Giáo Tiến Hành (assistant général du Forum international d’Action catholique: FIAC), trong khuôn khổ của Phiên Họp thường lệ lần thứ VI của Diễn Đàn này, đã khai mạc ngày 22 tháng 8 vừa qua tại Iaşi, Rômania, với chủ đề "Đồng Trách Nhiệm về Giáo Hội và Xã Hội" (coresponsabilité ecclésiale et sociale).
Đức Thánh Cha kêu gọi phải có một "sự thay đổi não trạng", đặc biệt về vai trò của giáo dân trong Giáo Hội, họ phải được coi không như "những cộng tác viên" của các giáo sĩ mà như những người thực sự "đồng trách nhiệm" về sự hiện diện và hành xử của Giáo Hội.
Đồng Trách Nhiệm trong Giáo Hội
Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyên nhủ các giáo dân "dấn thấn cho việc thi hành sứ mệnh của Giáo Hội", nhất là "trong việc kinh nguyện, học hỏi, và tham dự tích cực vào đời sống giáo hội," và phải làm những điều này với "một nhãn quan chú tâm và tích cực vào thế giới, trong việc liên tục tìm kiếm các dấu chỉ của thời đại."
Ngài khuyến khích họ "theo đuổi một cách quảng đại" việc phục vụ cho Giáo Hội, bằng cách "sống toàn vẹn đặc sủng của họ" (vivant pleinement leur charisme), để "nhận lãnh" nền tảng "sứ vụ tông dồ của Giáo Hội trên toàn cầu, trong sự cân bằng phồn thịnh giữa Giáo Hội hoàn vũ và Giáo Hội điạ phương."
Đức Thánh Cha cũng kêu gọi họ "nhận lãnh và chia xẻ các công tác mục vụ của các giáo phận và giáo xứ", và "giúp đỡ cho việc tổ chức các cuộc gặp gỡ và cộng tác chân thành với các thành phần khác của cộng đồng giáo hội", và tạo dựng các mối tương quan chân tình và hiệp thông với các linh mục, cho một cộng đồng sống động, mục vụ và truyền giáo."
Trong trường hợp này, các giáo dân được mời gọi để thực thi "trong tinh thần hiệp thông mật thiết với vị kế nhiệm Thánh Phêrô" và "đồng trách nhiệm một cách hăng hái với các cha xứ của họ."
Hiệp thông với các chủ chăn
Đức Thánh Cha nhận xét: Vì muốn cho có thể có được việc đồng trách nhiệm, cần phải có những giáo dân trưởng thành và dấn thân, có thể đóng góp đặc biệt cho sứ vụ của giáo hội,"đồng thời tôn trọng được "các mục vụ và nhiệm vụ của mỗi người trong đời sống Giáo Hội" và "luôn luôn hiệp thông mật thiết với các giám mục."
Ngài nói: Thực vậy, nếu các giáo dân phải "tiến bước trên con đường thánh thiện", thì họ không độc hành, mà "đồng hành với các linh mục và những người có trách nhiệm giáo huấn họ trong sự đồng trách nhiệm về giáo hội và xã hội."
Về điểm cuối cùng này, ngài dẫn chứng Tông Hiến Ánh Sáng Muôn Dân "Lumen Gentium", để nhắc rằng mối tương quan giữa các giáo dân và các chủ chăm phải có tích cách "gia đình": "cần phải đào sâu và sống tinh thần hiệp thông sâu đậm này trong Giáo Hội, là đặc tính của cộng đồng tin hữu tiên khởi."
Đồng trách nhiệm đối với xã hội
Chắc chắn là các giáo dân được mời gọi để "trau dồi các mối tương quan cá nhân chân thành với tất cả", bắt đầu là "trong gia đình", và "sẵn sàng tham gia vào mọi tầng lớp của đời sống xã hội, văn hóa và chính trị" luôn luôn nhắm mục đích là "ích lợi chúng."
Đối với Đức Thánh Cha Benedict XVI, đời sống của họ phải "trong sáng", "được hướng dẫn bởi Phúc Âm" và "được soi sáng bởi sự gặp gỡ Chúa Kitô, yêu mến và bước theo Người không sợ hãi."
Về ý nghĩa này, Ngài khuyến khích họ "không chản nản trong việc luôn luôn trau dồi bằng một sự đào tạo đứng đắn và hàng ngày, các sắc thái của ơn gọi đặc biệt làm giáo dân, được mời gọi để làm những chứng nhân can đảm và đáng tin cậy trong mọi lãnh vực xã hội."
Ngài tuyên bố: Qua họ, Phúc Âm là "ánh sáng mang lại niềm hy vọng trong các hoàn cảnh khó khăn, các trở ngại, các giai đoạn tối tăm" của thế giới hiện đại.
Chính vì vậy mà ngài khuyên họ, ngay trong trọng tâm của thế giới phải là "một thí điểm cho việc toàn cầu hóa, cho việc liên đới và bác ái", và có "cản đảm để phác hoạ những đề nghị có tính cách đòi hỏi", để "lớn mạnh cùng với toàn thể Giáo Hội, trong sự đồng trách nhiệm, và để cung cấp một tương lai có hy vọng cho nhân loại."
Bùi Hữu Thư8/24/2012
Views: 0