Sự thật giải phóng không phải là một phát biểu tín lý, một khẳng định trừu tượng. Đó là một hành vi cụ thể mà chính Chúa Giêsu đã hoàn thành. Người nói về nó như sau :”Nếu Người Con giải phóng anh em, thì anh em sẽ thật sự tự do” (Ga 8,36).
BÍ TÍCH HOÀ GIẢI
– HAI –
SỰ THẬT SẼ GIẢI PHÓNG CÁC CON (Ga 8, 31 – 47)
David Richir
Chúng ta đang ở vào khoảng năm 30 của kỷ nguyên chúng ta ở Giêrusalem. Bây giờ trời vào thu và như mỗi năm, tất cả các tín đồ có khả năng, đã lên đường tiến về Giêrusalem để mừng mùa gặt, hân hoan trước Thiên Chúa trong vòng một tuần lễ với việc ở trong lều trại. Những tấm bạt nầy được trải ra nhắc nhở chuỗi ngày cha ông ở trong sa mạc, việc họ được giải phóng khỏi Ai Cập và vào Đất Hứa. Đây là lễ tự do và những hoa trái của sự tự do nầy.
Trong Đền Thờ, ở trung tâm lễ mừng,Chúa Giêsu đưa ra những tuyên bố gây ngạc nhiên : ”Nếu ai khát, hãy đến với Ta và hãy uống!” (Ga 7,37), ”Ta là ánh sáng thế gian” (Ga 8,12) và với việc nhắc lại mạc khải Danh Thánh Thiên Chúa cho Môsê (Xh 3,14) :”Nếu các ngươi không tin rằng Ta, Ta Hằng Hữu, thì các ngươi sẽ chết trong tội lỗi các ngươi” (8,24). Trước những lời khẳng định nầy về thiên tính của Người, rất nhiều chống đối dấy lên…nhưng trái với mọi mong đợi, Thánh Gioan nói với chúng ta rằng “nhiều người đã tin” (Ga 8,30).
Chính với những kẻ tin nầy mà Chúa Giêsu sẽ dạy dỗ về sự tự do (8,31-47) và hiệu quả mạnh mẽ của thông điệp nầy sẽ dẫn những “kẻ tin” nầy cầm lấy những viên đá để ném đá Đấng mà họ đã in vào (8,59). Làm sao lại sinh ra cớ sự ấy? Đây là lời Chúa Giêsu châm lửa vào thuốc súng : “nếu các ngươi ở trong lời Ta, thì các người đúng thật là môn đệ Ta; nếu các ngươi biết sự thật, thì sự thật sẽ giải phóng các ngươi (8,31-32).
TỰ DO HAY LÀ NÔ LỆ?
Chúa Giêsu hứa ban tự do cho các môn đệ : tin thật tốt lành! Vấn đề nằm ở trong từ ngữ Người sử dụng để mô tả sự giải phóng nầy.: đó là từ chỉ về sự giải phóng nô lệ. Như vậy Chúa Giêsu hiểu ngầm rằng những kẻ nghe Người, dù là những người Do Thái có niềm tin, không tự do, nhưng là nô lệ.
Lập tức có phản ứng :”Chúng tôi là hậu duệ của Abraham vá chúng tôi chưa hề nô lệ cho ai bao giờ. Làm sao ông có thể nói : các ngươi sẽ được tự do?” (8,33). Thật buồn cười : những người Do Thái nầy quên mất quá khứ làm nô lệ ở Ai Cập, trong khi họ lại đang mừng lễ ngày họ được Thiên Chúa giải phóng! Nhưng chúng ta chẳng cũng giống như họ sao! Chúng ta cũng không dễ gì nghe nói rằng chúng ta cần được giải phóng.
Vào thời Chúa Giêsu, nô lệ chiếm gần một phần ba dân số đế quốc La Mã. Họ không có bất cứ quyền gì, để kết hôn hoặc quyền trên con cái : họ hoàn toàn dưới sự thống trị của chủ họ. Người ta hiểu được hơn sự khó khăn của một người tư do bị đem so sánh với một nô lệ.
Ngày nay vẫn vậy, chế độ nô lệ là một thực tại. Hãy nghĩ đến Henriette Akota, cô gái người Togo mà người ta làm cho loá mắt vì Tây phương rồi sau đó trở thành gia nhân nô lệ ở Pháp! Hay là Nadia, sinh viên Đại học ở Moldavia, bị bắt cóc, bị bán, bị hiếp và bị ép buộc làm gái bán dâm. Hai người phụ nữ nầy đã có thể được giải phóng, nhưng còn biết bao phụ nữ khác còn làm nô lệ? Người ta ước tính con số những phụ nữ nầy vào khoảng 27 triệu, ngày nay còn nhiều hơn bất cứ thời nào trong lịch sử loài người. Việc buôn bán người mang lại 31 tỷ USD mỗi năm. Chỉ riêng Thụy-Sĩ có khoảng 1.500 đến 3.000 người làm nô lệ cho những mục đich bóc lột tình dục. Những con số nầy quả là kinh khủng. Những thảm kịch mà các con số nầy hé lộ con hãi hùng biết bao.
Nhưng làm sao Chúa Giêsu lại có thể dùng một thực tại nặng nề cay đắng như vậy để đem áp dụng vào đời sống thiêng liêng? Phải chăng đó là một lời phỉ báng đối với những ai đang chịu đau khổ về kiếp nô lệ trong xác thịt họ?
NÔ LỆ CHO TỘI LỖI
Nếu Chúa Giêsu tự cho phép mình có sự so sánh nầy giữa thực tại kinh khủng của chế độ nô lệ và tình trạng tinh thần của chúng ta, đó là vì tình huống mà chúng ta đã ở trong đó quả thực bi đát. Quả thật, mọi chế độ nô lệ con người có nguồn gốc là một chế độ nô lệ còn nghiêm trọng hơn : nô lệ cho tội lỗi! Sâu xa hơn, phổ biến hơn, với những hậu quả đáng sợ hơn, tình trạng nô lệ nầy chế ngự mọi con người để cho mình dính vào bẩy tội lỗi : “ Tất cả những ai phạm tội, là làm nô lệ cho tội lỗi” ( 8,34).
Nếu những người nghe Chúa Giêsu phản ứng mạnh mẽ như thế trước những lời khẳng định nầy, là vì họ bị đụng vào trong sự kiêu ngạo là người “tự do” : họ không thể nào công nhận mình lại là nô lệ! Nhưng chúng ta chẳng phải cũng như vậy hay sao? Trước tội lỗi và cám dỗ của tội, biết bao lần chúng ta tự ru ngủ với ảo tưởng sẽ tự thoát ra được một mình và tìm được tự do nhờ chính sức mạnh ý chí của chúng ta. Trong thế giới ảo tưởng nầy, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta phải có một cái nhìn sáng suốt về tình trạng của chúng ta : nếu chúng ta phạm tội, chúng ta bước trệch ra ngoài con đường Chúa Giêsu đã vạch ra cho chúng ta vá chúng ta trở thành nô lệ cho tội lỗi. Tội lỗi trở thành ông chủ của chúng ta. Y giam hãm chúng ta và ngăn không cho chúng ta ước muốn những gì là tốt lành và thiện hảo. Dần dà, người nô lệ nên giống như chủ nó, đến chỗ trở thành một ‘đứa con của ma qủy “,(8,44).
MỘT QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ TỰ DO
Điều thúc đẩy chúng ta tới chỗ cho rằng có thể xoay xở được một mình, đó chính là một quan niệm sai lầm về sự tự do. Chúng ta cứ nghĩ rằng tự do tức là muồn kàm gì cũng được, không lệ thuộc ai trong các chọn lựa và trong cuộc sống. Thực tế lại khác xa! Tất cả chúng ta là những hữu thể lệ thuộc, vì Thiên Chúa dựng nên chúng ta như thế : chúng ta là những hữu thể có tương quan, những gì mà chúng ta lệ thuộc, in dấu vào trong chúng ta, thay đổi, đặt nền móng cho chúng ta. Sự tự do, do vậy, không phải là không lệ thuộc vao cái gì – hoàn toàn ảo tưởng vì chúng ta chẳng thể nào sống sót – nhưng tự do hệ ở chọn ai mà chúng ta muốn lệ thuộc vào.
Sự chọn lựa những sự lệ thuộc tích cực (Thiên Chúa, bạn bè Kitô hữu, những điều tốt lành theo Pl 4,8,v.v..) có thể làm nẩy sinh trong chúng ta nhiều tự do hơn. Nhưng lựa chọn những sự lệ thuộc tiêu cực (tội lỗi, bạn xấu, ma túy, dâm ô, mê tín dị đoan,v…v..) sẽ làm giảm tự do của chúng ta và làm tăng tình trạng nô lệ của chúng ta.
Chúa Giêsu đề nghị chúng ta lệ thuộc vào Người, vì chỉ duy một mình Người có thể đem cho chúng ta tự do đích thật. Mọi chọn lựa bên ngoài Người và thánh ý Người đồng nghĩa với đánh mất tự do và bị làm nô lệ.
TRỞ NÊN MÔN ĐỆ
Nên tự do, trước hết là không nô lệ cho tội lỗi, quay lưng ngoảnh mặt lại với tội để không còn sa phạm nữa và thực thi thánh ý Chúa bằng việc trở nên môn đệ Chúa Giêsu. Đó là điều Chúa Giêsu khẳng định :”nếu các ngươi ở trong lời Ta, thì các người đúng thật là môn đệ Ta; nếu các ngươi biết sự thật, thì sự tjhật sẽ giải phóng các ngươi (8,31-32). Ở đây Chúa Giêsu mô tả chân dung của người tự do với việc gọi người đó là môn đệ. Nhưng Chúa muốn nói điều gỉ?
Trong Phúc Âm theo Thánh Gioan, Chúa Giêsu chỉ dùng ba lần từ môn đệ:
– Ga 8,31 : mônn đệ là người ở trong lời của Chúa Giêsu.
– Ga 13,35 : người có tình yêu thương đối với các môn đệ khác.
– Ga 15,8 : người mang nhiều hoa trái cho Chúa. Nên môn đệ, do vậy còn hơn cả một lời tuyên xưng đức tin đơn thuần, một sự gắn bó trí tuệ trung thành với nội dung Phúc Âm. Môn đệ là người có một đức tin sống động, một đức tin đưọc nuôi dưỡng bằng lời của Chúa Giêsu và mang hoa trái trong Giáo Hội và cho bên ngoài.
– Lới mà môn đệ được kêu gọi ở bên trong, không gì khác hơn là mạc khải trái tim Chúa hoá thành nhục thể (Ga 1,14.18). Người môn đệ vì thế được mời gọi đi theo vết chân Thầy mình trên con đường tháng ý Chúa dẫn đến Chúa Cha.
SỰ TỰ DO CỦA NGƯỜI CON
Khi bước theo bước chân Chúa Giêsu trên con đường thánh ý Chúa, sự hiểu biết chân lý tăng lên, và tự do cũng tăng như vậy. Bởi vì sự giải phóng khỏi tội lỗi trong cuộc đời Kitô hữu của chúng ta không phải một sự trừu tượng trí tuệ đơn giản, với mnhững hiệu ứng tự phát. Nếu công lý Chúa được thủ đắc cho chúng ta một lần thay cho tất cả, thì sự giải phóng khỏi tội lỗi dàn trải theo thời gian : đó lá con đường thánh hoá.
Nhưng chân lý giải phóng nầy là chân lý nào? Chúng ta đang nói về giáo lý nào vậy? Chúng ta phải tuyên xưng chân lý nào để có được sự giải phóng ấy?
Sự thật giải phóng không phải là một phát biểu tín lý, một khẳng định trừu tượng. Đó là một hành vi cụ thể mà chính Chúa Giêsu đã hoàn thành. Người nói về nó như sau :”Nếu Người Con giải phóng anh em, thì anh em sẽ thật sự tự do” (Ga 8,36). Chúng ta không thể tự minh giải phóng mình khỏi tội lỗi, mà chúng ta đang là tù nhân của nó : chúng ta cần đền một người giải phóng mang chân lý đến cho chúng ta. Trước hết là sự thật về chính chúng ta : ý thức về tình trạng nô lệ tội lỗi của chúng ta. Kế đến là sự thật về công bình và về lý lịch của Đấng giải phóng . Đó là điều Chúa Giêsu giải thích :” Khi nào các người nâng Con Người lên [trên thập giá], bấy giờ các người sẽ nhận ra rằng Ta, Ta là Đấng Hằng Hữu” (Ga 8,26). Đó chỉ có Chúa Giêsu, Thiên Chúa làm người, Đấng Hằng Hữu, Đấng ban sự sống trên thập giá làm giá chuộc tự do cho chúng ta, mới có thể giải phóng chúng ta.
SỰ THẬT SẼ GIẢI PHÓNG CÁC CON
Dù chúng ta có hài lòng hay không, thì Chúa Giêsu vẫn nói chúng ta nô lệ tội lỗi! Nhưng không dừng lại ở đó, Người đề nghị với chúng ta một con đường tự do: Lời Người! Người nào ở trong Lời Chúa, se biết được sự thật. Và sự thật sẽ giải phóng người ấy khỏi tội lỗi.
Để ở trong con đường nầy, đề làm môn đệ Chúa Giêsu, tin Chúa Giêsu chưa đủ. Vì trở nên môn đệ Chúa không đơn giản là tuyên xứng đức tin, như lời tuyên xưng của những người Do Thái “đã tin” vào Chúa Giêsu (Ga 8,30) Trở nên môn đệ Chúa Giêsu, đó là một đời sống đức tin, khởi đầu bằng ước ao được Người giải phóng. Đó là tự biết mình là nô lệ, bị tội lỗi trói chặt, và tìm tự do nơi duy nhất Chúa Giêsu và công trình Người ở thập giá. Đó là, khi đã được giải phóng khỏi tình trạng nô lệ cho tội lỗi, bước đi miệt mài trong sự tự do nầy trong Chúa Giêsu-Kitô, “là Đường – là Sự Thật và là Sự Sống”.
BTGH chuyển ngữ
Views: 0