Uncategorized

Bất khả phân ly

Trong một tuần phòng nọ, khi các linh mục đang thảo luận và trao đổi với nhau về kinh nghiệm mục vụ, một vị lớn tuổi đã chậm dãi phát biểu: “Tôi không biết các cha trẻ nghĩ thế nào, riêng tôi, tôi thấy làm lạ là nhiều cặp chúng nó mới hôm nào đưa nhau lên trước bàn thờ thề thốt yêu nhau, vậy mà quay đi, quay lại đã thấy chúng nó lên nữa, mà lần này với một đứa khác.

Trong một tuần phòng nọ, khi các linh mục đang thảo luận và trao đổi với nhau về kinh nghiệm mục vụ, một vị lớn tuổi đã chậm dãi phát biểu: “Tôi không biết các cha trẻ nghĩ thế nào, riêng tôi, tôi thấy làm lạ là nhiều cặp chúng nó mới hôm nào đưa nhau lên trước bàn thờ thề thốt yêu nhau, vậy mà quay đi, quay lại đã thấy chúng nó lên nữa, mà lần này với một đứa khác. Tôi đã tò mò hỏi một vài đứa thì chúng nó nói rằng: Tại vì chúng con chọn cha trẻ, nên làm đám cưới mát tay”.

Gọi ly dị là căn bệnh thời đại, vì trải qua các thời đại, ly dị vẫn là một vấn nạn nhức nhối và không thuốc chữa; đặc biệt, đối với con người của thời đại chúng ta đang sống. Một thời điểm mà theo Ðức Piô XII, con người đang mất dần đi ý thức tội lỗi. Hoặc theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, thế giới đang sống trong một nền văn hóa sự chết. Xã hội hôm nay, nền móng gia đình và hạnh phục hôn nhân đang bị đảo lộn tận gốc rễ. Hơn 50% các cặp hôn nhân đã kết thúc bằng ly dị. Nhiều người ly dị sau chỉ mới 3 tuần lễ cưới nhau. Một số lớn chừng 3 hay 10 năm sau khi cưới. Và một số khác sau 30, 40  năm chung sống với nhau. Căn bệnh thời đại này không dừng lại ở thành phần tuổi tác, hoặc thời gian chung sống với nhau. Nó xẩy ra cho mọi lứa tuổi, và trong mọi hoàn cảnh.

Lịch sử đã chứng minh tính chất xã hội của chứng bệnh ly dị, ngay cả những người đồng thời với Chúa Giêsu cũng đã đặt vấn đề này với Ngài. Trước đó nữa, Maisen cũng đã phải vất vả với vấn nạn này. Thánh Kinh kể lại, khi những người Biệt Phái đến chất vấn Ngài về ly dị, Chúa Giêsu đã nói với họ: “Chính vì sự cứng lòng của các ngươi mà Maisen đã viết ra luật đó. Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ bỏ cha mẹ để luyến ái vợ mình, và hai người sẽ nên một huyết nhục. Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly” (Mc 10: 5-9).

Như vậy ly dị là do tâm trạng con người thay đổi, do những thúc đẩy từ nhiều phía, do ảnh hưởng xã hội, và do thiếu lòng thủy chung giữa vợ chồng. Ở thập niên trước, khi khảo cứu về hậu quả của những cuộc hôn nhân đổ vỡ, người ta đã đi đến kết luận rằng con cái chính là những nạn nhân đáng thương nhất qua hành động ly dị của cha mẹ. Hậu quả này kéo dài cho đến khi chúng lớn, và ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là các em trai, đặc biệt, nếu lúc cha mẹ chúng ly dị mà chúng đang ở vào lứa tuổi vị thành niên. Ảnh hưởng ấy có thể làm cho chúng có một cái nhìn thiên lệch, và mặc cảm tội lỗi về đời sống hôn nhân, về gia đình. Nhưng gần đây, người ta lại có câu trả lời khác, đại khái cho rằng nếu cha mẹ bất hòa, thì tốt hơn là nên ly dị, vì như thế sẽ giúp cho con cái sống trưởng thành hơn và không bị ảnh hưởng tâm lý về một cuộc hôn nhân đổ vỡ.

Nhiều cuộc khảo cứu còn đi xa hơn nữa, khi kết luận rằng trẻ em được nuôi dưỡng bởi những cha mẹ đồng tính luyến ái, và những cha mẹ tự nhiên không có gì khác biệt về tâm lý và tình cảm. Cũng như ảnh hưởng của những lần phá thai không còn gây kinh hoàng cho nhiều phụ nữ như trước đây nữa. Chúng chỉ có tác dụng về mặt thể lý, như một lần đau bụng đi cầu. Ðó là tâm lý, đó là tâm trạng của con người thời nay. Ðiều này chứng tỏ rằng, nhiều người đang mất dần đi ý thức của việc họ làm, và họ lẫn lộn giữa cái xấu và cái tốt, cái được phép làm và cái không được phép làm. Chúa Giêsu gọi đó là sự cứng lòng: “Chính vì sự cứng lòng của các ngươi” (Mc 10: 5).

Thật vậy, do lòng dạ con người ra cứng cỏi, chai đá, mà hiện tượng ly thân, ly dị, phá thai, đồng tính, hôn nhân đồng tính mới đang được hưởng ứng và thịnh hành. Không chỉ có những người bình dân, ít học thức mới có những quan niệm lệch lạc, nhưng cả những vị có trách nhiệm thuộc lãnh vực luân lý và đạo đức cũng bị những tư tưởng lệch lạc ấy chi phối. Ðó là lý do tại sao có những linh mục “làm phép cưới mát tay”. Làm phép cưới mát tay hay làm phép cưới cẩu thả, thiếu điều tra kỹ lưỡng, thiếu hướng dẫn, và thiếu chuẩn bị cũng là một hình thức. Quan niệm cho rằng việc ly thân, ly dị chỉ là hệ quả của tâm lý xã hội, hoặc một hành động thiếu kinh nghiệm của những người trong cuộc là một quan niệm hết sức sai lạc và nguy hiểm. Trong thực tế hậu quả những việc làm cẩu thả ấy còn kéo dài cho tới những thế hệ kế tiếp. Thống kê cho biết, con cái những cha mẹ ly dị cũng có nhiều cơ hội ly dị.

Ly dị không chỉ là những đối chọi về quan điểm xã hội giữa những người Pharisiêu và Chúa Giêsu. Điểm quan trọng ở đây, là nhân cơ hội này, Chúa Giêsu đã lập lại ý định của Thiên Chúa ngay từ buổi đầu sáng tạo vũ trụ, khi đó, Ngài đã đặt con người vào một ơn gọi hết sức quan trọng: “Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ bỏ cha mẹ để luyến ái vợ mình, và hai người sẽ nên một huyết nhục (Mc 10: 6-8). Ðó là những gì Thiên Chúa nói, và đó là việc Thiên Chúa làm.

Ý nghĩa hôn nhân nguyên thủy ấy dưới cái nhìn tâm lý hôn nhân gia đình là một đòi hỏi hết sức hợp tình, hợp lý, phù hợp với tâm lý sống của con người. Nó không hề đi ngược hoặc mang lại những khó khăn, những phiền toái mà con người không thể vượt thắng được. Ngược lại, nó mang đến cho những cặp vợ chồng một sự đảm bảo, một sự gắn bó cần thiết để họ yên tâm sống đời hôn nhân hạnh phúc. Trong xã hội loài vật, Thiên Chúa cũng dựng nên những mẫu gia đình mà chỉ một vợ, một chồng, thí dụ, loài chim đại bàng đầu bạc của Bắc Mỹ. Chúng ở với nhau cho đến, và khi một con chết thì con còn sống sẽ không bao giờ “tái giá” hoặc “tục huyền”.

Trở lại vấn đề con người, như khảo cứu đã cho biết, nếu một người đã ly dị một lần, thì có nhiều lý do để người ấy sẽ ly dị tiếp sau này. Thực tế đã chứng minh điều này, nhiều người đã ly dị, tái hôn đến ba, bốn, hoặc năm lần mà vẫn không hạnh phúc. Ca dao Việt Nam đã nói: “Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa!” Do đó mới có hiện tượng ly dị, tái hôn, và tái hôn, ly dị.

Khi một người mang tâm trạng cứ thử một lần cho biết, hoặc cứ bước vào đời sống hôn nhân, nếu không thích thì bỏ, người này hầu như sẽ kết thúc hôn nhân của họ bằng ly dị. Họ giống như những kẻ mang tâm trạng chán đời, và nuôi ý muốn tự tử. Trước sau, nếu họ không được giúp đỡ, thì cũng sẽ kết liễu cuộc đời bằng những cái chết hết sức vô nghĩa. Bước vào đời sống hôn nhân mà còn trông trước, ngó sau, còn mang ý nghĩ muốn thử cho biết, chứng tỏ người ấy không nghiêm chỉnh, không trưởng thành, và không ý thức trách nhiệm về lựa chọn, quyết định, và hành động hôn nhân của mình. Bước vào đời sống hôn nhân như vậy, thì đừng đổ thừa cho Thiên Chúa, mà là lỗi tại mình. Việc Thiên Chúa đã liên kết trong đời sống hôn nhân, do đó, là một tác động phù hợp với ơn gọi cao quí. Đây không phải là việc làm của trẻ con, hoặc một hành động mà con người có thể đùa giỡn. Con người không được phân ly, vì con người không có quyền coi thường ơn gọi này, hoặc làm khác đi những luật lệ mà Thiên Chúa đã đặt định.

Tóm lại những gì Chúa Giêsu đã nói về đời sống gia đình, chứng tỏ rằng Thiên Chúa khôn ngoan và giầu lòng thương xót, khi đặt định con người vào cuộc sống với sự ràng buộc bất khả phân ly. Ngài không ép buộc và áp đặt con người trong sự ràng buộc này. Trái lại, Ngài đã tạo cơ hội cho con người sống hòa hợp và hạnh phúc với nhau. Thử hỏi, nếu Ngài không bảo họ phải nghiêm chỉnh, tránh nhiệm, và trưởng thành với hành động của mình, thì đời sống hôn nhân sẽ đi về đâu, và sẽ như thế nào? Nhiều trái tim tan nát vì tình yêu bị phản bội, nhiều đứa trẻ bơ vơ vì thiếu cha, thiếu mẹ, nhiều cuộc tình vụng trộm, và nhiều cuộc hôn nhân đồng sàng dị mộng sẽ trở thành một nỗi kinh hoàng cho cá nhân, gia đình, và xã hội nếu Thiên Chúa không ràng buộc con người bằng luật bất khả phân ly.

Hôn nhân là một ơn gọi, một chọn lựa, một cửa ngõ dẫn vào hạnh phúc. Nhưng hôn nhân Công Giáo với luật bất khả phân ly còn là một bảo đảm cho tất cả những hạnh phúc ấy, nếu con người đi đúng, và tuân giữ một cách tự nguyện những gì Thiên Chúa đã an bài: “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly” (Mc 10:9).

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.