Uncategorized

Bài ca hy vọng

Các Đấng tử vì đạo ở mọi thời,mọi nơi, – đặc biệt là cha ông Việt-Nam mà chúng ta hãnh diện mừng kính hôm nay – đã dùng máu đào để làm chứng đức tin vào Chúa Kitô, đặt trọn niềm tin vào Người … 

 

Các Đấng tử vì đạo ở mọi thời,mọi nơi, – đặc biệt là cha ông Việt-Nam mà chúng ta hãnh diện mừng kính hôm nay – đã dùng máu đào để làm chứng đức tin vào Chúa Kitô, đặt trọn niềm tin vào Người … 

 

Hai người bệnh: người bị bệnh nặng hơn đã lành,vì có hy vọng; người bị nhẹ hơn lại chết vì bi quan, tuyệt vọng. Kinh nghiệm cho thấy ngục tù khổ sai bào mòn thể xác và tinh thần và chỉ những người nuôi hy vọng mãnh liệt và lạc quan, mới mong sống sót trở về.

Trước 1975, nhạc sĩ Nguyễn-Đức-Quang sáng tác bài ”Hy vọng đã vươn lên”, mà bối cảnh là “màn đêm ưu phiền; là nhục nhằn nước mắt; là nhà hoang ruộng cằn; nơi nương buồn và nơi dòng sông vắng; trong cả mộ sâu”. Ngày 1-7-1989, trong chuyến viếng thăm Giáo Hội Việt-Nam theo lời mời của Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam, Đức hồng y Roger Etchegaray thuật lại Ngài đã ngất ngây ra sao, khi thực hành môn leo núi mà Ngài ưa thích và đã tận mắt chứng kiến một hình ảnh tuyệt đẹp : những đoá hoa nở từ trong kẻ đá. Đá khô cằn, chai cứng, không có bất cứ một điều kiện tối thiểu nào để một hạt giống tình cờ lọt vào một kẻ đá nhỏ, có thể nẩy mầm kết hoa, khoe sắc với đất trời: nhưng đoá hoa nhỏ xinh đẹp đã làm được, trong ‘nhục nhằn, trong nước mắt”. Đó cũng là cảm nhận của Đức Ông Celli khi Ngài đến Việt-Nam trong công tác ngoại giao ngày 3.3.1994, khi Ngài nhìn thấy người Việt-Nam nói chung và cách riêng người Công giáo Việt-Nam miệng luôn ca hát, dù nghẹn ngào ngấn lệ. Không gì dập tắt được hy vọng nơi họ.

Trong thiên nhiên, ít có gì đẹp đẽ và ý nghĩa như những đoá hoa xương rồng : Tạo Hoá đặt để cho loại cây có thân đầy gai góc hoặc chỉ gồm những phiến lá tròn chi chít gai nhọn, để chống chọi và trụ vững với nắng hạn ở những vùng khô cằn, hoang mạc, nơi không một loài thực vật nào khác có thể tồn tại. Gai góc giúp xương rồng không chỉ tồn tại, mà còn nở hoa, rất nhiều dáng hoa, màu đỏ rực rỡ, như màu máu từ những khổ đau trong cuộc sống. Không ai không ‘đọc” được hy vọng toát lên từ những đoá hoa xương rồng tuyệt vời và người ta hiểu rằng : hy vọng có mọi nơi và hy vọng sẽ nở hoa sau những kiên trì, hy sinh, đau khổ. Những Chí Phèo, Thị Nở ngoài đời thương không hiếm và cũng không khác trong văn học (tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao) :một đời cơi cực, thấp hèn nhưng lương thiện và đáng trọng hơn nhiều lần những Bá Kiến của mọi thời đại. Những cảnh đời lầm than ấy nương vào nhau để nhen nhúm và cố thổi bùng hy vọng. Khác biết bao với những lời ca, những phong cách sống ủy mị, bi quan, ách tắc của giới trẻ sinh ra và lớn lên trong một đất nước vô thần duy vật : đồng tiền trên hết, đồng tiền làm tiêu chí mọi đánh giá và hành động và tất nhiên khi thần Mammon làm chủ, thì bao điều xấu xa, sa đoạ, tội ác sẽ đi kèm. Tuổi trẻ mất hy vọng. Tuổi trẻ Việt-nam chẳng biết bám víu vào ai, vào đâu. Những ngày qua, báo đài đưa tin về cái chết thảm khốc do tự sát của thủ môn người Đức Robert Enke : khi một người thấy mình và đau khổ của mình là ‘cái rốn’ vũ trụ, thì mọi hy vọng tự đó biến mất, sống trong sự dày vò của tuyệt vọng. Cái chết là lối thoát nhẹ nhàng nhất cho những tâm hồn bế tắc vì vị kỷ nầy.
 

Hai cơn bão 10 và 11 đi qua, để lại bao cảng tang thương cho các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên : những cảnh vợ goá con côi chỉ sau một đêm, thậm chí trong chốc lát. Nhà cửa sụp đổ trôi theo dòng nước cuốn; những thôn bản bị xoá sổ: bao công lao một đời chắt chiu xây dựng, nay phút chốc bỗng trắng tay…Ngfười ngoài cuộc không hiểu rồi cuục sống những người nầy sẽ ra sao và bắt đầu lại từ đâu. Những cảnh quay ở Phú Yên làm nhiều người thấy cay mắt : đã chiều tối rồi mà nhiều người vẫn thơ thẩn đã từng là nhà mình, để mong tìm lại được một vài vật chẳng giá trị gì, nhưng làm cho họ ấm lòng giữa cảnh hiu quạnh lạnh lẽo và thê lương nầy. Ống kính ghi được cảnh một con quạ bay thấp, tiếng kêu như xé lòng người. Ánh mắt người nông dân nhà tan cửa nát nhìn theo, không biết là để xua đuổi vận đen hay để thấy xui xẻo đã bay mất, rồi hy vọng sẽ trở lại, đang trở lại, bời vì vẫn cứ phải sống, phải xây dựng lại cuộc sống, dù chỉ với hai bàn tay trắng. Những người như thế vẫn sống, sống trong hy vọng (dù chẳng biết hy vọng vào gì), sống để hy vọng và hy vọng để sống; trong khi bao kẻ vẫn ăn chơi xa hoa trác táng, thậm chí còn làm giàu trên nỗi bất hạnh của các nạn nhân nầy: những dấu chỉ cho thấy những kẻ sống không ly tưởng, không niềm tin nấy không mảy may có hy vọng nào trong cuộc sống, và chỉ biết kết thúc cuộc đời khi gặp bất trắc, khi không thoả mãn dục vọng,…

Trong lãnh vực nghệ thuật, Đức Cậy – Hy Vọng, thường được tượng trưng bằng chiếc neo : một lòng cậy trông vào Chúa giữa bão tố cuộc đời (x. Mt 8, 23 – 26). Chiếc neo còn tượng trưng sự vững vàng. Neo còn là biểu tượng của sự khôn ngoan, thận trọng, của tính hào hiệp độ lượng, của lòng chung thủy, kiên định, không để sóng gió chuyển lay. Con người dễ dàng có hy vọng, nhưng những người không vững vàng, thủy chung, những người hẹp hòi, bất định, sẽ mau chóng bi quan, dễ buông xuôi và mất dần hy vọng. Ví thử đường đời bằng phẳng cả ,anh hùng hào kiệt có hơn ai ? (Phan Bội Châu). Hy vọng không chỉ là nhân đức tối cần trên trần thế, mà còn là cái phân biệt giữa Luyện Ngục và Hoả ngục: cả hai nơi chốn nầy đều chịu chung hình phạt là không được nhìn thấy Chúa và chung hưởng hạnh phúc với Người, nhưng trong khi những linh hồn nơi luyện ngục biết chắc một ngày nào đó, nhờ tình thương Chúa, nhờ lời cầu nguyện của những kẻ lành, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria và các thánh, họ sẽ được giải thoát và đoàn tụ trên thiên quốc, thì những kẻ bị luận phát nơi hoả ngục không có bất cứ hy vọng nào. Ba nhân đức đối thần là nguyên nhân và động cơ cho những người trọn đời trên thế gian biết hy vọng (khôn ngoan, vững vàng, độ lượng) để kiên tâm giữ trọn và nay họ được phần thưởng trên trời. Đức Tin – Đức Cậy – Đức Mến, ngược lại, đã nên nguyên cớ muôn đời trầm luân cho những ai khi còn ở trần gian, chỉ ưa thích đời sống “ăn xổi ở thì”, buông thả theo vật chất, tư dục. Đó là lẽ công bằng!

Các Đấng tử vì đạo ở mọi thời,mọi nơi, – đặc biệt là cha ông Việt-Nam mà chúng ta hãnh diện mừng kính hôm nay – đã dùng máu đào để làm chứng đức tin vào Chúa Kitô, đặt trọn niềm tin vào Người và phần thưởng Người hứa ban (x.Mt 5, 10 -12 : Phúc cho ai bị bách hại..). Không có hy vọng, không ai dại gì chịu mất mạng sống. Tin vào Chúa Kitô, là hy vọng, một niềm hy vọng vững vàng trước mọi sóng gió bão tố. Chính Chúa là nguồn hy vọng. Người vô thần không có hy vọng, hay đúng hơn họ được nhồi sọ rằng chủ nghĩa duy vật mà họ tôn thờ, bằng đấu tranh giai cấp hận thù, sẽ dẫn tới “thiên đàng trần thế”, nhưng thực tế “mộng vàng tan mây”: quanh họ chỉ có tham lam, sa đoạ, ích kỷ, mù quáng và sụp đổ. Vẫn còn nhiều người vô thần duy vật cố sống chết bám víu vào những mãnh vỡ, tiếp tục tự dối mình, lừa gạt kẻ khác, thực chất chỉ là để bảo vệ địa vị, lợi ích cá nhân và phe đảng, còn lý tưởng, chủ nghĩa nầy nọ, họ biết rõ mình đã chôn cất tống táng chúng từ lâu rồi. Trên 75% những chính trị gia, những nghị sĩ Duma, những Putin,…,những đảng viên cộng sản kỳ cựu, quyền chức, đã sinh ra trong dòng máu cộng sản, đã tắm hơn nửa đời người trong dòng sông chủ nghĩa Mác -Lê, đã hàng trăm lần thề trung thành với đảng,…thế mà chỉ sau một đêm lột hết lốt sói để muốn thành cừu. Miếng lợi danh thơm ngon và to lớn đã khiến họ bỏ rơi đảng như bỏ rơi một vật đeo bám, đem rủi ro cho họ, mà họ muốn phủi bỏ từ lâu. Còn muốn thành cừu, ư? Còn phải chờ phép lạ, nhưng những cựu vô thần nầy lại không chờ đợi ơn cứu rỗi, sự hoán cải, mà chỉ mong được vật chất, tiền tài, danh vọng, lạc thú : những gì mà tiếp tục làm đảng viên thì sẽ mất hết. Họ không dai gì “bỏ hình bắt bóng”, hy sinh cho một ảo vọng mà họ hiểu rõ và đã trải qua.

Xin kết thúc những chia sẻ bằng bài thơ “Espoir en Dieu” (Hy vọng nơi Chúa) (*) của đại văn hào Victor Hugo:

Con ơi hy vọng mai này,
Niềm tin vào Chúa đổi thay tội tình.
Mỗi ngày nắng sớm bình minh,
Kính tin thờ lạy cầu kinh hải hà.
Bao nhiêu lầm lỗi xót xa,
Xin ơn thương xót thứ tha tội tình.
Chúng con thành kính sấp mình,
Ăn năn hối lỗi trung trinh cậy nhờ.

 

TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXXIII TN (Nam B): Mc 13, 24-32
CÁC THÁNH TỬ VÌ ĐẠO VIỆT-NAM

CVK Nguyễn Thế Bài
(*) Dịch giả :Lê Đình Thông

HÃY HÁT LỜI TÌNH YÊU – THÁNH VỊNH 23
Phụng vụ Chúa Nhật Lễ Lá giúp chúng ta làm quen với lời đối thoại ngắn gọn và cao qúy, mà Giáo Hội dùng để gợi lại và hát mừng cuục đi vào Thành Thánh của Chúa Kitô-Vua và của đoàn tùy tùng vinh hiển vẻ vang, trong tiếng sột soạt của những cành lá thiên tuế, trong riếng hoan hỉ reo vui : “Phúc thay Đấng nhân danh Thiên Chúa, Vua Israel, mà đến!” (Lc 19,38). Chúng ta bất xứng biết bao khi lẻn vào qua cánh cửa mà Chúa đi qua! Cánh cửa nào sẽ đủ cao, cánh cổng nào sẽ đủ rộng, để xứng với Đấng mang "Danh trên mọi danh" (Pl 2,9). Chúng ta không vào một mình. Chung ta thuộc về đoàn tuỳ tùng của Người: Người về cùng Thiên Chúa Cha và cùng với Người, chúng ta có thể và phải tiến bước không sợ hãi e ngại gì. "Trong Đức Kitô và nhờ tin vào Người, chúng ta được mạnh dạn và tin tưởng đến gần Thiên Chúa "(Ep 3,12). Chúng ta cũng tiến về Chúa Cha, Cha của chúng ta (x.Ep 2,18; Ga 20,17).

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.