Chúng ta hãy nhìn Bí Tích Truyền Chức Thánh. Bí tích nầy hết sức quan trọng. Không có các chức thánh, chúng ta không có bốn trong các bí tích khác, cụ thể là Thêm Sức, Thánh Thể, Hoà Giải và Xức Dầu Bệnh Nhân.
Tôi hy vọng các bạn nhận ra đó sẽ là một bi kịch khủng khiếp. Có một lý do quan trọng chúng ta phải “xin chủ ruộng sai thợ gặt đến gặt hái “ (Mt 9,38). Để hiểu các chức thánh, chúng ta phải làm một hành trình lui về Cựu Ước. Đa số nghĩ về chức tư tế của Cựu Ước hoàn toàn trong thuật ngữ của chi họ Lêvi. Tuy nhiên, chức tư tế lùi xa hơn về trước đó nữa, trước sách Xuất Hành 32 và việc phong cho con cháu Lêvi phục vụ Đức Ya-vê và phong cho Aaron làm tư tế cao cả. Lùi về bao nhiệu xa? – Trọn con đường tới Adam. Phải! Adam là một linh mục.
Để làm sáng tỏ điều nầy, chúng ta phải hiểu rằng vai trò nguyên thủy của tư tế là dâng tiến lễ vật. “Quả vậy bất cứ ai được phong làm thương tế, cũng là để dâng lễ vật và tế phẩm” (Dt 8,3). Ghi nhớ điều nầy trong tâm trí, chúng ta hãy đào sâu hơn trong Kinh Thánh.
Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng người Do Thái – bởi vì mạc khải của Chúa cho họ – hiều toàn bộ tạo dựng là một đền thờ to lớn. Thiên Chúa, khi nói với ông Gióp, mô tả cuộc tạo dựng như sau :”….” (G 38, 5 – 6). Như Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ trong sáu ngày và sau đo thánh hoá và chúc phúc cho nó vào ngày thứ bảy, Salomon cũng đã xây đền thờ trong bảy năm và bảy tháng và trong một phụng vụ kéo dài 7 ngày, ông dâng lên 7 lời thỉnh nguyện, ông chúc lành và dâng hiến đền thờ (x. I V 5 – 9). Điều nầy tất nhiên cũng muốn nói lên rằng họ đã hiểu đền thờ phải là một tiểu vũ trụ.
Những so sánh cũng xác nhận khái niệm nầy. Cây sự sống được đặt vào cả trong vườn lẫn trong đền Giêrusalem. Cây sự sống nầy hết sức ý nghĩa trong vườn nầy, như chúng ta biết. Cũng thế, menorah, một cây đèn nến bảy nhánh, được coi là một cây sự sống được cách điệu, điều nầy được làm sáng tỏ trong việc mô tả của cái được cho trong sách Xuất Hành 25, 31 – 40
Tuy nhiên mọi đền thờ đều cần có một cung thánh và mọi cung thánh đều cần có một thượng tế để thực thi tác vụ bên trong và mọi thượng tế đều được ‘”chọn để dâng của lễ và hy lễ” . Cung thánh ấy chẳng khác nào vườn địa đàng. Vườn địa đàng nầy không được nhìn như đơn thuần chỉ là một mảnh đất chăn nuôi trồng trọt, nhưng như một cung thánh nguyên mẫu. Nhiều khía cạnh của vườn nầy có thể được tìm thấy trong các cung thánh về sau, chẳng hạn lều tạm và đền thờ Giiêrusalem.
Chúng ta có thể nhìn thấy một sự so sánh với những gì được nói trong sách Sáng Thế 3,8 về Thiên Chúa đi bộ trong vười nầy. Từ hithallek được dùng cho hành động nầy của Thiên Chúa, cũng được dùng trong II Samuel 7, 6 – 7 mô tả sự hiện diện của Thiên Chúa,vẫn tiếp tục ở lại trong lều tạm trong thời gian di cư. Một so sánh thứ hai có thể rút ra với việc nhắc đến Cherubim đứng ở phía đông vườn địa đàng để canh giữ nó (x. St 3,24). Phía Đông là cửa ra vào vườn, theo so sánh, vì thế lêu tạm và Đền Thờ Giêrusalem đều có cửa ra vào từ phía Đông. Cũng thế, Cherubim ở trên đỉnh lều tạm, lập thành ngai Thiên Chúa trong cung thánh (x. Xh 25,18 – 22).
Xa hơn, hai cherubim canh giữ cung thành bên trong của Đền thờ ( x. I V 6, 23 – 28).
Điều nầy đem chúng ta tới Adam và nhiệm vụ của Ông là canh tác (‘abad) và gìn giữ (shamar) khu vườn nầy. Những từ nầy được dịch tốt hơn thành “phục vụ” và “canh giữ”. Hai từ ngữ tiếng Do Thái nầy chỉ dùng chung nhau ở nơi khác trong Kinh Thánh để mô tả nhiệm vụ của các thầy tư tế. Trong Dân Số 3,7 -8 và 8,26, Đức Chúa ban cho các tư tế quyền bính được thi hành các tác vụ bên trong cung thánh.
Có một số so sánh khác giúp chúng ta hiểu được rằng Adam là thượng tế của nhân loại. Vì Aaron được mặc theo lệnh truyền của Thiên Chúa, Adam cũng được phủ với y phục do Thiên Chúa (St 3,12; Xh 28,42; Đnl 23,13 – 14). Y phục của thượng tế trang điểm bằng vàng và mả não; vàng và mả não cũng được nhắc đến trong vười địa đàng 9St 2,11 – 12; Xh 25,7). Như Aaron không được đến gần Thiên Chúa với sự trần truồng bị phơi bày ra, cũng thế, sau khi sa ngã, Adam không được đến gần Thiên Chúa với sự trần trưồng của ông bị phơi bày ra (St 3,10;Xh 20,26; 28,42)
Adam phải chu toàn các bổn phận của một tư tế, đó là thi hành chức vụ trong cung thánh và những gì mà tất cả các linh mục làm: dâng lễ tế. Ông phải canh giữ (shamar) khu vuờn nầy; điều đó bao hàm rằng phải có một cái gì đó để mà canh giữ. Điều nầy dẫn chúng ta đến vần đề Adam được gọi để dâng gì?
Khi con rắn vào trong khu vuờn, nghĩa là vào trong cung thánh, chúng ta có một ý tưởng hay về những gì ông được giả định canh giữ chống lại, cụ thể là Satan, tội lỗi và sự chết. Những của lễ và những lễ tế Adam được gọi để dâng chẳng gì khác ngoài lễ vật và lễ tế chính bản thân ông, cho người vợ của ông, sao để cứu nàng khõi Satan, tội lỗi và sự chết. Bất hạnh thay, Adam im lặng đứng bên cạnh trong khi vợ ông đối phó với con rắn đe doạ sự sống, và chúng ta đã bị ảnh hưởng do những hậu quả kể từ đó.
Ở ĐÂU ADAM THẤT BẠI, “ADAM MỚI THÀNH CÔNG”
Brian Pizzalato
“Tất cả moị thứ mà chức tư tế trong Cựu Ước đã hình dung trước, đều được thành toàn nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng trung gian độc nhất giữa Thiên Chúa và con người” (Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, 1544).
Trong hành trình xuyên qua hậu cảnh Cựu Ước đến chức vị tư tế Tân Ước của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta đã khám phá một số điểm quan trọng.
Một là, Adam và một người cha – tư tế của nhân loại.
Theo gót Adam, chúng ta khám phá ra rằng chức tư tế chuẩn bị cho Aarom và các Lêvi là một chức tư tế gia tộc dựa trên người bố gia đình và địa vị đứng đầu của con cả.
Tuy nhiên, vì sự phạm tội của dân Israel trong Xuất Hành 32, có một thay đổi trong chức tư tế. Nay nó thuộc về Aaron và các Lêvi. Nhưng khía cạnh gia đình của chức tư tế vẫn tiếp tục. Trong sách Quan Phán chúng ta thấy điều nầy được giả định trước,khi Micah yêu cầu một Lêvi nào đó “đứng với ta…hãy là một người cha và một tư tế cho tôi” (17,10; x. 18.19).
Chúng ta cũng nghe biết rằng vai trò nguyên thuỷ của tư tế – người cha là dâng lễ sát tế. “Bây giờ mọi tư tế được chỉ định để dâng các tặng vật và các lễ sát tế” (Dt 8, 1 – 2)
Điều nầy dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu, vị thượng tế trên trời của chúng ta.”…Chúng ta có một Vị Thượng Tế cao cả như thế ngự bên hữu Ngai Đấng Uy Linh ở trên trời. Vị đó lo việc tế tự trong cung thánh, trong lêu trại thật, do Thiên Chúa chứ không phải do người phàm dựng lên” (Dt 8, 1 – 2).
Chức tư tế của Chúa Giêsu, theo một nghĩa nào đó, được nối kết hơn với chức tư tế gia đình trước Aaron và các Lêvi. Tôi chuyển các bạn đến toàn bộ thư gửi tín hữu Do Thái. Chức tư tế Aaron và các Lêvi là tạm thời và nhất thời. Thư gửi tín gữu Do Thái nói với chúng ta :”…Không phải Chúa Kitô tự tôn mình làm Thượng Tế, nhưng là Đấng đã nói với Người : ‘ Con là con trai Ta; hôm nay Ta đã sinh ra con’, như lời Đấng ấy đã nói ở một chỗ khác : “Muôn thuở con là Thượng Tế theo phẩm trật Men-ki-sê-đê” (Dt 5, 5 – 6).
Chúng ta phải nhận thức được rằng thư gửi tín hữu Do Thái trích dẫn Thánh Vịnh 2,7 và 110,4. Đó là những lời được viết sau khi thiết lập chức tư tế [cho chi họ] Lêvi. Vì thế Thiên Chúa đang nói rằng sẽ có, trong một ý nghĩa nào đó, một cuộc tái thiết lập chức tư tế có trước Aaron và các Lêvi. Thư nầy tiếp tục “…Giả như người ta đạt được sự hoàn thiện nhờ chức vụ tư tế đó rồi, thì còn cần chi phải đặt lên một tư tế khác theo phẩm trật Men-ki-sê-đê?”( Dt 7,11).
Sự kết nối với chức tư tế của Menkisedech nầy dẫn chúng ta quay trở lại chức tư tế của người cha và địa vị đứng đầu của người con trai cả trong gia đình. Điều nầy một cách mặc định dẫn chúng ta quay lại Adam.
Hãy nhớ, Thiên Chúa Cha đã tạo dựng con trai đầu con người, Adam, một tư tế. Adam được gọi để dâng lễ tế chính bản thân vì vợ mình là Evà. Tuy vậy ông đã sa ngã. Cũng thế, Thiên Chúa Cha sai Người Con Một, Chúa Giêsu, dâng hiến chính thân mình vì hôn thê của Người, là Hội Thánh ( x. Ep 5,25). Nơi đâu Adam cũ thất bại, thì Adam mới nầy thành công. Đó là lý do độc nhất mà Thánh Phaolô nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu là một Adam mới hoặc Adam cuối cùng và rằng Người là ..”trưởng tử giữa một đàn em đông đúc” (Rm 8,29)
Chúa Giêsu cũng thành toàn chức tư tế của Menkisêđê. Như thế nào? Lễ tế của Menkisêđê là gì? “Và Mênkiseđê,Vua của Salem đã mang ra bánh và rượu. Ông là tư tế của Thiên Chúa Tối Cao. Và ông đã chúc phúc cho [Abraham]..” (St 14,18 – 19). Chúa Giêsu, tư tế vương giả của [Giêru]salem trên trời, sẽ dâng bánh và rượu ở [Giêru]salem dưới thế tại Tiệc Ly, theo cách đó mà chúc lành cho gia đình thiêng liêng của Abram. Người cũng chu toàn chức tư tế của Menkisêđê vì, cũng giống như Mênkiseđê, và khác với các Lêvi, Người là linh mục đời đời.
Chúa Giêsu cũng chu toàn rất nhiều lễ vật của dòng tộc Lêvi. ”Chúa Giêsu không như các Vị thượng tế khác: mỗi ngày, họ phải dâng lễ tế hy sinh trước là để đền tội của mình, sau là để đền thay cho dân. Phần Chúa Giêsu, Người đã dâng chính mình và chỉ dâng một lần là đủ” (Dt 7, 26 – 27). Thư gửi Do Thái còn viết tiếp: “Vậy nếu máu các con dê, con bò, nếu nước tro của xác bò cái, đem rảy lên mình những kẻ nhiễm uế mà còn thánh hoá được họ, nghĩa là cho thân xác họ trở nên trong sạch, thì Máu của Chúa Kitô càng hiệu lực hơn biết mấy. Nhờ Thánh Thần hằng hữu thúc đẩy, Chúa Kitô đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa. Máu của Người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống” (Dt 9, 13 – 14)
Những điều hình dung trước nầy được thành toàn trong Chúa Giêsu, bắt đầu trong văn phòng tiệc ly, tiếp tục trên đồi Canvê và rtiếp diễn muôn đời trong vinh quang thiên quốc.
Trong phòng Tiệc Ly, Chúa Giêsu bắt đầu hành vi tự hiến thuộc chức linh mục của Người dưới những dấu chỉ bánh và rượu, những thứ mà Người nói “…Đây là Mình Thầy…Đây là Máu giáo ước của Thầy, sẽ đổ ra..” (Mt 26, 26 – 28). Mình người được trao ban và Máu người đổ ra trên đồi Canvê; qua đó tiếp tục lễ hy tế một lần cho tất cả của Người.
Nhưng làm thế nào chúng ta điều hoà hy lễ một lần thay cho tất cả của Người với sự việc Chúa Giêsu là một linh mục đời đời và tất cả mọi thượng tế đều được Thiên Chúa chỉ định để dâng lễ tế?
Chúng ta không thế nói rằng chức linh mục của Chúa Giêsu chấm dứt trên đồi Canvê. Người là một linh mục đời đời. Và nếu người tiếp tục là một tư tế, thì Người cũng được Chúa Cha chỉ định dâng hy lễ?
Câu trả lời là “Hy Lễ của Chúa Giêsu và hy lễ Bí Tích Thánh Thể là một hy lễ độc nhất chỉ có một “ (Giáo Lý Hội Thánh Công giáo,1367). Bí Tích Thánh Thể là một hy lễ, không phải là một hy lễ khác, hy lễ vĩnh viễn được dânhg một lần thay cho tất cả bời Vị Tư Tế Vương Giả trong Giêrusalem thiên quốc, “tiệc cưới Con Chiên” (Mạc Khải 19,9), hiện diện thật và đích thực qua chức tư tế thừa tác mà Chúa Giêsu đã lập.
BTGH chuyển ngữ
Brian Pizzalato là giám đốc phụ trách Giáo Lý và Công tác tông đồ giáo dân giáo phận Duluth và là ủy viên khoa Thần Học và Triết Học Viện Maryvale, Birmingham, Anh. Ngài viết bài giáo lý hàng tháng cho tờ The Northern Cross của giáo phận, Cao học Thần Học và Cao Học Triết học ở đại học Dòng Phan sinh ở Ohio.
Views: 0