Thánh Mẫu

Maria, Mẹ Thiên Chúa

Jos. Nguyễn Ngọc Thể

 

Sau những ngày mừng lễ trọng Chúa Cứu Thế giáng trần, lễ Thánh Gia thất, tiếp đến Giáo hội cử hành lễ trọng mừng Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Nhiều nơi sẽ mừng lễ này, vì là ngày lễ Trọng và Buộc, có nơi thì mừng Lễ Trọng mà thôi. Trong kinh “Kính mừng Maria”, ở phần cuối, chúng ta đọc câu: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời…” Tại sao và có ý nghĩa gì khi chúng ta đọc đến câu này trong kinh Kính mừng.

Tước hiệu Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, phát nguồn từ chữ Hy lạp “Theotokos”, có nghĩa là “Người cưu mang Mẹ Thiên Chúa (God-bearer). Qua công đồng Êphêsô năm Chúa Giáng sinh 431 (sẽ trình bày thêm), đã ban bố tín điều về Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa,  vì Chúa Giêsu gồm có cả hai tính: Thiên tínhnhân tính. Tước hiệu này, theo giáo hội công giáo, là “Mater Dei”, có nghĩa là Mẹ Thiên Chúa (Mother of God). Giáo hội đã chọn việc cử hành lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa vào ngày 1 tháng một hằng năm, mang ý nghĩa:

  1. Kết thúc tuần 8 ngày để tôn vinh vai trò Mẹ Maria sinh hạ Chúa Giêsu cho nên cần thiết lập lễ “Đức Maria Mẹ Thiên Chúa.”
  2. Ngày đầu năm Dương Lịch, ngày khởi đầu cho một Năm mới, dưới sự bảo trợ của Mẹ rất thánh Maria.Việc mừng lễ này còn mang một ý nghĩa nữa là chúng ta hãy luôn đặt dưới sự dẫn dắt của Mẹ trong Năm Mới.1

Ngoài ra, Đức Maria còn có những tước hiệu khác như là “Mẹ Chúa Kitô” và “Mẹ Chúa Cứu Thế”. Thật vậy, các tín hữu đầu tiên đã gọi Đức Maria là “Mẹ Thiên Chúa” mà không chút do dự, lại còn có lý do mạnh mẽ hơn để gọi tước hiệu này của Mẹ. Hãy suy nghĩ rằng, nếu Chúa Giêsu được gọi là Thiên Chúa, và Đức Maria là Mẹ, thì việc này đã trở thành hiển nhiên Mẹ chính là Mẹ Thiên Chúa.” 2

Tuy nhiên, chúng ta hãy ngược dòng lịch sử của Giáo Hội, khoảng thế kỷ thứ 5, và biết được có những tranh cãi, lập luận cho rằng, “Giám mục thành Constantinopoli, lúc ấy là Nestorius (380-440), đã từng chống trả các bè rối Arius, Novatianus và Macedonius, nhưng lại quá tự tin và cứng rắn, đến độ làm mất cả tình thương đối với các nhóm ly khai. Ông chủ trương chỉ nên gọi Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Chúa Kitô chứ không phải là Mẹ Thiên Chúa. Theo ông, Chúa Kitô (sinh bởi Đức Maria) chỉ là một người được phúc tiền định mặc Thiên tính trở nên “Đền thờ” của Ngôi Lời . Như vậy, Nestorius phân tích Ngôi Lời ra khỏi Chúa Kitô , phân tích Ngôi Hai Nhập thể thành hai Ngôi vị riêng biệt, được lồng vào trong nhau

 “Thánh Cyrillô , giáo chủ thành Alexandria, đã báo cáo sự việc lên hoàng đế Theodosius II. Đức Thánh Cha Celestin (422-432) cũng nhận được phúc trình, và ngài đe kết vạ kết án vạ tuyệt thông Nestorius (430). Để giải quyết vấn đề, hoàng đế yêu cầu triệu tập đại Công Đồng. Thời gian và địa điểm được ấn định vào  ngày 12 tháng 6 năm 431 tại Êphêsô, và thánh Cyrillô được Rôma trao cho quyền chủ tọa. Kết quả, Công Đồng đã được triệu tập. Chỉ sau một ngày tranh luận, các giáo chủ  gồm 160 giám mục Ai cập, Palestina và Tiểu Á, cũng đã đồng tuyên bố cách chức Nestorius (vắng mặt), kèm theo 12 đề án tuyệt thông của Thánh Cyrillô (là người đã đại diện ĐGH chủ tọa Công Đồng Êphêsô). Đồng thời các nghị phụ công nhận từ ngữ Theotokos (Mẹ Thiên Chúa) là chính đáng.

“Chính đêm 22 tháng 6 đó, toàn thể dân  Êphêsô chào mừng Công Đồng bằng một cuộc rước đèm vĩ đại, tung hô Mẹ Thiên Chúa: Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội.” Phần kinh Kính mừng này đã được soạn ra trong dịp này, và Đức Thánh Cha Celestin chấp nhận.  

 “Ở Đông Phương cũng như Tây Phương, lòng đạo của dân chúng trở nên sốt sắng hơn do sự tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria rất thánh và các lễ nghi; văn chương, nghệ thuật và các lễ nghi đều đượm sắc tôn sùng này. Tuy nhiên, những lễ trọng kính Đức Mẹ mãi đến hạ bán thế kỷ VII (khoảng năm 680) mới có trong lịch phụng vụ.

 

“Hành động của các nghị phụ bị coi là quá vội vàng, đến độ các đại diện Rôma không kịp tới, tuy các vị này đến sau, cũng đã chấp nhận công việc làm của Công Đồng, tức mang thông điệp Đức giáo hoàng Celestin (422-433) đã ra vạ tuyệt thông Nestorius (430). Riêng các nghị phụ xứ Syria, khi tới nơi, đã phản đối việc cách chức Nestorius. Không phải vì các ông muốn bênh vực đạo lý của Nestorius, nhưng muốn có một giải pháp ôn hòa và tốt đẹp hơn. Đàng khác, các ông phủ nhận lối trình bày của thánh Cyrillô, cho rằng có những từ ngữ quá đáng hoặc không chính xác. Công Đồng Êphêsô được triệu tập với mục đích làm dịu lòng người và đem lại sự đoàn kết, thì lại suýt gây sự đổ vỡ. Phải mất 20 tháng hòa giải mới đạt được sự thỏa thuận giũa các giám mục Syria và các vị ở Ai cập, giữ Gioan thành Antiokia và Cyrillô thành Alexandria, và một công thức được nhìn nhận như sau:

“Chúa Kitô đồng bản tính với Đức Chúa Cha về thiên tính và đồng bản tính với chúng ta về nhân tính: bởi vì có sự hiệp nhất của hai bản tính.3

Trở lại việc mừng lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, nói lên việc tôn vinh Mẹ, vì chính Mẹ là Đấng thật cao sang. Mẹ đã sinh ra Đấng Cứu Thế. Mẹ đã được chọn Mẹ là Đấng bảo trợ cho một Năm Mới. Thật vậy, Mẹ chính là nguồn mọi ơn phúc cho con cái loài người trên trần gian khổ lụy này. Nếu trong gia đình, các con cái đều coi mẹ mình là nguồn mạch sự sống, từ khi các con sinh ra cho đến tuổi trưởng thành. Có những đứa con nào, cho dù có bất hiếu, phản bội cách nào đi nữa, vẫn luôn có mẹ sáng chiều nâng đỡ, ủi an và bằng lòng cam chịu vì các con. Cũng vậy, đối với Mẹ Maria, chúng ta hãy luôn chạy đến cùng Mẹ khi gặp bất cứ hoàn cảnh nào trên trần thế, trong cuộc sống thuờng ngày.

Trong kinh “Xin Hãy Nhớ”: lạy Thánh Nữ đồng trinh Maria là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ. Xưa nay chưa từng nghe có ai đến kêu cầu Mẹ, kêu xin Mẹ mà Mẹ từ chối, không nhận lời. Trong lúc nguy nan, thời buổi gian truân, đầy nhũng khốn khó, xin Mẹ thương nghe lời chúng con khẩn cầu, nhất là trong giở lâm tử.

                        Kính chào Mẹ, Mẹ rất thánh đồng trinh

                        Xin thương con biển trần đang bấp bênh

                        Cứu con mau thuyền đời đang sóng gió

                         Bị dập vùi làm sao con thoát khỏi ?

                         Maria, có Mẹ luôn bên con

                         Đường đời con lúc khó khăn mỏi mòn

                         Ngửa xin Mẹ, thương ra tay cứu giúp.

 

_________________________________________________

Ghi chú:

1 & 2:  Nguồn: Wikipedia –

3:Sách tham khảo: Lm Bùi Đức Sinh, O.P., M.A. Lịch sử GHCG. Q. 1, 2009 – Trg 141-143

                    

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.

Góp ý kiến