Thánh Mẫu

KÍNH CHÀO NỮ VƯƠNG RẤT THÁNH. Chương I (Tiếp theo)

Chuyển ngữ: Trần Mỹ Duyệt

 

KHUÔN MẪU NGƯỜI MẸ

LÝ LUẬN TÌNH YÊU

PHẨM CHỨC LÀM MẸ TRONG MARIA

 

Thần Linh Hành Động Như Thần Linh

Vâng, sự siêu việt của Thiên Chúa vẫn để lại trong công trình sáng tạo một manh mối. Sáng tạo kể cho chúng ta về đấng tạo dựng của nó. Những tác phẩm nghệ thuật luôn cho thấy một cái gì bí ẩn về đặc tính của người nghệ sỹ. Cũng thế, chúng ta có thể học hỏi hơn về Thiên Chúa là Ai bằng cách chiêm ngưỡng những kỳ công của Ngài.

Tiến trình công việc cũng làm ngược lại. Chúng ta có thể học hỏi thêm về việc tạo dựng, về sự cứu độ, và những việc làm của Thiên Chúa bằng cách khảo cứu nó dưới ánh sáng tự mặc khải của Ngài. Bởi vì Ba Ngôi mặc khải chiều kích sâu thẳm nhất về Thiên Chúa là Đấng nào, cũng mặc khải ý nghĩa thâm sâu nhất về điều mà Ngài đã thực hiện. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm “trung tâm điểm của đức tin và đời sống Kitô Giáo (Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 234).  “Đây là mầu nhiệm của Thiên Chúa trong chính Ngài. Do đó, nó là nguồn mạch tất cả mầu nhiệm khác của đức tin, ánh sáng soi sáng các mầu nhiệm này”. Vì thế, sự hiểu biết của chúng ta về Thiên Chúa như một gia đình cũng sẽ ảnh hưởng một cách căn bản trên tất cả sự hiểu biết về những công việc của Ngài. Trong tất cả mọi hiện hữu chúng ta nên nhận thức – bằng cặp mắt đức tin – một mục đích chung, điều mà cách nhà thần học truyền thống gọi là “những vết chân của Thiên Chúa Ba Ngôi”.

Suy ngắm về mầu nhiệm của Thiên Chúa và những mầu nhiệm của sáng tạo, sẽ trở thành sự tỏa sáng chung. Sách Giáo Lý dạy, “Những việc làm của Thiên Chúa mặc khải Ngài là Ai trong chính Ngài; mầu nhiệm tự mình có của Ngài chiếu sáng sự hiểu biết của chúng ta về tất cả những công việc của Ngài. Do đó, nó là, một cách loại suy, giữa con người. Một người tiết lộ chính mình qua những việc mình làm, và càng biết về người đó, chúng ta càng hiểu những hành động của người đó hơn” (no. 236).

Những Dấu Chứng Tình Yêu,Từ Ngàn Xưa

Chúng ta bắt gặp những hình ảnh lờ mờ về Thiên Chúa không chỉ trong thế giới này – và một cách đặc biệt – trong Thánh Kinh, được linh hứng một cách đặc biệt bởi Thiên Chúa để truyền đạt sự thật của Ngài. Sự thật của Ngài, Giáo Lý  tiếp tục giải thích điều mà Thiên Chúa đã mặc khải “Sự có mặt của Ba Ngôi Vị của Ngài” một cách rõ ràng trong Tân Ước, nhưng cũng để lại những dấu vết… trong mặc khải của Ngài qua Cựu Ước” (no. 237).

Do đó, toàn bộ Thánh Kinh có thể được xem như một sự xếp đặt, và hoàn chỉnh của một câu truyện về Thiên Chúa, về công trình vỹ đại của Ngài: Mặc khải rõ ràng chính mình trong Chúa Giêsu Kitô. Thánh Augustinô nói rằng Tân Ước hàm chứ trong Cựu Ước, và Cựu Ước được mặc khải trong Tân Ước. Vì toàn bộ lịch sử là một chuẩn bị cho thế giới về một giây phút khi đó Lời hóa thành nhục thể, khi Thiên Chúa trở thành một thai nhi trong lòng trinh nữ trẻ thành Nadarét.

Giống như Chúa Giêsu Kitô, Thánh Kinh thì đặc thù. Vì nó là cuốn sách duy nhất có đồng tác giả là những con người và tác giả thần linh, Chúa Thánh Linh cùng viết chung. Chúa Giêsu Kitô là Lời Nhập Thể của Thiên Chúa, Thiên Chúa thật và là người thật – như tất cả chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Thánh Kinh là Lời của Thiên Chúa được linh ứng, hoàn toàn thần linh và cũng hoàn toàn con người – như tất cả các tác phẩm khác, nhưng không sai lầm. Cả Đức Kitô và Thánh Kinh đã được ban cho, theo lời Công Đồng Vaticano II, “vì phần rỗi của chúng ta” (Dei Verbum 11).

Vì thế, khi chúng ta đọc Thánh Kinh, chúng ta cần đọc với cả hai ý tưởng. Chúng ta đọc Thánh Kinh trong ý nghĩa văn chương như đọc những tác phẩm khác của con người. Nhưng chúng ta cũng đọc nó trong ý nghĩa thần linh, xem coi Chúa Thánh Linh đang muốn nói gì với chúng ta qua những lời đó (x. Sách Giáo Lý, nos. 115-19).

Chúng ta làm vậy vì bắt chước Chúa Giêsu trong cách thức Ngài đọc Thánh Kinh. Ngài đã liên kết mình với Jonah (Mt 12:39), Solomon (Mt 12:42), đền thờ (Ga 2:19), và con rắn đồng (Ga 3:14) như những dấu chỉ về Ngài. Chúng ta thấy trong Tin Mừng Luca, khi Chúa chúng ta an ủi những môn đệ trên đường Emmau, bằng cách “bắt đầu từ Maisen và tất cả các tiên tri. Ngài giải nghĩa cho họ những gì đã liên kết đến Ngài trong toàn Thánh Kinh” (Lc 24:27). Sau khi toàn bộ Cựu Ước được nhắc tới, chúng ta được cho biết là, lòng các môn đệ này được nóng lên.

Cái gì đã đốt lên ngọn lửa trong lòng các ông? Qua Thánh Kinh, Chúa Giêsu đã dẫn họ vào một thế giới vượt ra ngoài thế giới cảm quan của họ. Là một người thầy tuyệt vời, Thiên Chúa đã giải thích những từ ngữ không quen thuộc bằng những gì chúng ta hiểu được. Thật vậy, Ngài đã tạo dựng điều này trong trong trí óc, làm mới lại con người và thiết lập chúng để chuẩn bị tốt nhất chúng ta cho việc xuất hiện của Chúa Giêsu và vinh quang của vương quốc Ngài.

(Còn tiếp)

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.