Chuyển ngữ: Trần Mỹ Duyệt
Một Lần Đồng Trinh, Đồng Trinh Trọn Đời
Không có chỗ nào trong Phúc Âm của Mátthêu và Luca đã nghi ngờ về sự đồng trinh của Đức Maria khi mang thai Con Thiên Chúa (Mt 1:18; Lc 1:34-35; 3:23). Dĩ nhiên, các vị Giáo Phụ đầu tiên và trong các Kinh Tin Kính tất cả đã bảo vệ sự thật về việc đồng trinh khi mang thai. Tại sao Giáo Hội luôn luôn nhấn mạnh rằng, các Kitô hữu tin Chúa Giêsu “sinh bởi Đức Maria Đồng Trinh”? Bởi vì thiên chức Mẹ Đồng Trinh của Đức Maria được bảo đảm bởi thiên tính và nhân tính của Chúa Giêsu. Thánh Tôma Aquinas tóm lược: “Để thân xác Chúa Giêsu được tỏ hiện là một thân xác thật, Ngài được sinh ra bởi một người nữ, Để Thiên tính Ngài được tỏ hiện, Ngài được sinh ra bởi một trinh nữ.” Như chúng ta đã đọc trong những chương trên, sự đồng trinh của Đức Maria là rõ ràng đối với hiểu biết truyền thống về Người như một Evà Mới.
Vì thế, ngay từ khởi đầu của Giáo Hội, tên Maria đã luôn luôn xuất hiện với một chữ đặc biệt “đồng trinh”. Trong Kinh Tin Kính các Tông Đồ, Kinh Tin Kính Nicene, và trong những Kinh Tin Kính thanh tẩy trước đó của Rôma, và Phi Châu, các tín hữu phải một cách đồng loạt tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giêsu “sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria”. Với các Kitô hữu tiên khởi, tin vào Chúa Giêsu là tin vào sự đồng trinh của Đức Maria.
Thật vậy, nhận thức về Đức Maria sẽ không được trọn vẹn nếu thiếu chữ “đồng trinh”. Mẹ là “Maria Đồng Trinh”. Sự đồng trinh không chỉ là thái độ cá nhân của Người, hoặc cách diễn tả về tình trang thể lý của Người. Đồng trinh đã trở thành một phần của Người để trở nên như tên gọi. Khi văn chương hoặc thi ca liên quan đến “Đồng Trinh” hoặc “Thánh Nữ Đồng Trinh”, thì điều ấy có thể được hiểu là chỉ duy nhất nói về một người: Đức Maria.
“Đồng trinh” một lần và mãi mãi, đó chính là Người. Vì thế, Giáo Hội đã mạnh mẽ dạy rằng Đức Maria đã gìn giữ sự đồng trinh của Người không chỉ trước khi mang thai Chúa Giêsu, nhưng mãi mãi về sau nữa. Mặc dù Người đã kết hôn với Thánh Giuse, thì hai đấng không bao giờ có hành động vợ chồng trong đời sống hôn nhân. Giáo lý này được hiểu như sự “Trọn Đời Đồng Trinh” của Đức Maria.
Những tà giáo trong Giáo Hội sơ khai đôi khi thách đố về lời giảng dạy này, nhưng họ đã không bao giờ thắng cuộc. Những lý luận về sách thánh một cách giả định của họ đều bị đánh bại bởi những người như Thánh Giêrônimô, một học giả lẫy lừng về Thánh Kinh của Giáo Hội sơ khởi. (Giêrônimô còn là một tên gọi quen thuộc, và ngài xứng đáng với những gì mà ngài đã gây tổn hại cho những kẻ dám nêu lên câu hỏi về sự trọn đời đồng trinh của Đức Maria). Vậy những câu hỏi của những người tà giáo kia là gì?
Cả khối những lý luận của họ nhằm thách thức về những trang Tân Ước liên quan đến “anh em” Chúa Giêsu. Chúng ta thấy trong Phúc Âm Thánh Máccô chẳng hạn: “Đây không phải là anh thợ mộc, con của bà Maria và anh em với Giacôbê, Gioxuê, Giuđa, và Simon sao? Chị em của ông chẳng ở đây với chúng ta sao? (6:3). Trong Phúc Âm Thánh Mátthêu, chúng ta cũng thấy: “Này, mẹ Người và anh em Người đang đứng ngoài kia, hỏi để nói chuyện với Người” (12:46). Và trong Phúc Âm Luca, chúng ta đọc thấy rằng Chúa Giêsu là “con đầu lòng” của Đức Maria (2:7).
Điều này rõ ràng không có vấn đề đối với những ai quen thuộc với phong tục của người Do Thái. Trong tiếng Do Thái, chữ “anh em” là một từ ngữ có ý nghĩa tổng quát, áp dụng cho cả những anh em họ. Thật ra, trong cổ ngữ Do Thái không có từ họ hàng. Đối với một người Do Thái thời Chúa Giêsu, anh em họ của một người cũng được coi như anh em của người đó. Nguyên tắc thân thuộc này cũng áp dụng trong những ngôn ngữ gốc Do Thái như Aramaic, là ngôn ngữ mà Chúa Giêsu nói. Hơn nữa, một cách khẳng định bởi vì Chúa Giêsu là con duy nhất, những anh em họ của Ngài cũng giả định là họ hàng hợp lý đối với Ngài, như họ là những người thân cận nhất đối với Ngài. Sau cùng, chữ “con đầu lòng” không nêu lên những khó khăn gì, bởi vì nó là từ ngữ của luật pháp trong Do Thái cổ xưa được áp dụng cho đứa trẻ “đi ra từ dạ mẹ” không nhất thiết phải có những đứa con được sinh ra sau đó.
Những người tà đạo cũng lập lại những tài liệu mà xem như – một lần nữa, đối với những ai không quen thuộc với những hình thức diễn tả của người Do Thái – để ám chỉ rằng Maria và Giuse đã có sự gần gũi thân xác sau này. Họ muốn trích dẫn Mátthêu 1:18: “Chúa Giêsu sinh ra trong hoàn cảnh sau đây. Mẹ Ngài là Maria đã đính hôn với Giuse, trước khi họ về với nhau, bà đã có thai bởi Chúa Thánh Thần”. Phản biện của Thánh Giêrônimô với Helvidius và đã đặt câu hỏi của ngài một cách thẳng thắn về chữ “trước” trong câu nói đó, phản bác rằng Mátthêu đã chẳng bao giờ áp dụng “trước khi họ về với nhau” đối với một cặp vợ chồng mà họ chẳng bao giờ ăn ở với nhau. Helvidius cũng trích dẫn đoạn sau đây của Mátthêu đã xác định rằng Giuse “không biết bà cho đến khi bà sinh con” (1:25). Một lần nữa, Helvidius nói rằng Mátthêu dùng từ “cho đến khi” ám chỉ rằng Giuse sau đó đã “biết” Đức Maria.
Đó là một thí dụ cổ điển của một nhà chú giải tài tử. Một cách rõ ràng và dễ dàng được nâng lên bởi một học giả Thánh Kinh chuyên nghiệp. Trả lời cho Helvidius, Giêrônimô đã chứng minh rằng Thánh Kinh “thông thường dùng một thời gian xác định… để chỉ rõ thời gian vô giới hạn, như khi Thiên Chúa dùng miệng các tiên tri nói với những người nhất định, ‘Cho dù đến tuổi già, Ta vẫn là Người” (Is 46:4). Giêrônimô đã lớn tiếng: “Ngài sẽ thôi là Thiên Chúa khi họ đã già?” Câu trả lời, dĩ nhiên là không. Rồi Giêrônimô tiếp tục trưng dẫn lời Chúa Giêsu, Đấng đã nói: “Này, Ta ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:20).
Wryly, Giêrônimô đã hỏi Helvidius nếu ông ta nghĩ liệu Chúa sẽ bỏ quên các môn đệ của Ngài sau khi tận thế! Giêrônimô đã đưa ra nhiều thí dụ như vậy, nhưng chúng ta không cần nhắc lại ở đây. Nó đủ để nói rằng những kẻ nêu lên câu hỏi về sự đồng trinh của Đức Mẹ không có lấy một chỗ trong Thánh Kinh để dựa vào – và Truyền Thống Kitô Giáo đã chống lại họ một cách đồng nhất.
Nếu họ muốn tìm một dẫn chứng ứng dụng trong Thánh Kinh, họ có thể khảo cứu chương đầu của Phúc Âm Thánh Luca. Ở đó, tổng thần Gabirien hiện đến cùng Đức Maria – người đã đính hôn với Giuse – và nói rằng người sẽ thụ thai một con trai. Đức Maria đã trả lời: “Việc ấy xảy ra thế nào được, vì tôi không biết đến việc vợ chồng” (Lc 1:27-34).
Trong tình huống ấy, có thể là một câu hỏi ngớ ngẩn nếu muốn biết liệu Đức Maria có ý định quan hệ vợ chồng trong một cuộc hôn nhân bình thường với người phối ngẫu của Người. Thiên thần đã chỉ nói với Người rằng Người sẽ thụ thai một con trai, mà điều này là một biến cố công khai trong cuộc đời hôn nhân của Người. Nếu Helvidius đúng, thì Đức Maria đã biết rõ ràng “điều này sẽ như thế nào?” Nó sẽ xảy ra trong tương quan tự nhiên.
Nhưng điều này, rõ ràng vượt ra ngoài phạm vi có thể đối với Người. Giả thiết không được đề cập tới bên trong câu hỏi của Người là, ngay cả khi đã đính hôn, Người phải chăng không có cơ hội để thụ thai sao? Một số các nhà bình luận suy luận rằng Đức Maria đã phải thề giữ đồng trinh khi còn rất trẻ, và rằng Giuse đã biết và đã chấp nhận lời thề ấy. Chính ngài cũng thực hành như vậy. Những người phản đối đáp lại rằng lời thề độc thân hầu như không nghe thấy trong dân Do Thái cổ xưa. Tuy nhiên, chúng ta đã tìm thấy những thí dụ ấy vào thời của Chúa Giêsu, rõ ràng trong Tân Ước là trường hợp của chính Chúa Giêsu, của Thánh Phaolô và nhiều người khác. Những Cuộn Sách Biển Chết xác nhận rằng đời độc thân là một thực hành thông thường của một số tôn giáo ở Do Thái. Vì thế không cần phải suy nghĩ về trường hợp Đức Maria đã khấn đồng trinh.
Tóm lại, rất rõ ràng từ trong Thánh Kinh và Tuyền Thống Giáo Hội, Người đã sống đời đồng trinh của mình – đến độ, đối với mọi thời đại, Người đã trở thành nhân cách hóa về điều này. Thánh Epiphanius đã phủ nhận mọi tranh luận ngược lại với sự đồng trinh của Đức Maria với nhân chứng của danh Người. Ngay cả trong thời ngài (thế kỷ thứ tư), Người đã được xác định rõ ràng chính là “Đấng Đồng Trinh”. Một người con tốt lành bênh vực một cách vững vàng cho danh dự mẹ của mình – mặc dù trong mọi lúc Ngài không cần phải làm thế với một cuộc tranh luận, khảo cứu dài dòng. Ngoài ra, vẫn có những dẫn chứng nữa, và những người con của Đức Maria, nếu được tranh luận, cũng có thể dùng Thánh Kinh để bênh vực như Giêrônimô đã làm.
Hồng Ân Về Trời
Trước đây chúng ta đã khẳng định rằng Đức Kitô yêu kính mẹ của Ngài bằng cách ngăn ngừa cho Người khỏi tội ngay từ giây phút đầu tiên trong đời của Người.
Điều này là một vinh dự lớn lao, nhưng chúng ta biết rằng Ngài không dừng lại ở đó. Vì Mẹ đã lãnh nhận ơn cứu chuộc như hoa trái đầu mùa của Chúa Kitô. Do đó, Người cũng được sống lại trong thân xác và vinh quang nước trời. Chúng ta thấy điều này trong Thánh Kinh: “Và một điềm vỹ đại xuất hiện trên trời, một người nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Kh 12:1). Chúa Kitô đã đặt Hòm Bia của Giao Ước Mới làm nơi cư ngụ trong nơi cực thánh của đền thờ Giêrusalem trên trời. Điều này chúng ta tuyên xưng như việc Lên Trời của Rất Thánh Đồng Trinh Maria. Vào lúc cuối của thời gian trên mặt đất, Đức Maria đã được cất lên trời cả hồn lẫn xác.
Những tài liệu dẫn chứng về việc lên trời xuất phát từ thế kỷ thứ tư. Cuối thế kỷ thứ sáu, giáo lý về ngày lễ này đã được thiết lập trên toàn Giáo Hội.
Không có chứng cớ phản đối một cách thách đố hoặc bác bỏ trong thời gian các Giáo Phụ. Cũng không có giáo hội địa phương hoặc thành phố nào tuyên bố mình đã lưu giữ thánh tích của Thánh Nữ Đồng Trinh. Điều này tự nó là một cái gì phi thường. Trong thời Giáo Hội sơ khai, các thành phố, các thánh đường đã tranh đua nhau chiếm hữu các xương của những tông đồ cả và các vị tử đạo. Nếu xương thánh của Đức Maria còn lưu lại trên mặt đất, dĩ nhiên, sẽ trở thành những thánh vật vô giá. Người ta sẽ đi tìm kiếm các thánh tích này, và việc di chuyển từ thành này qua thành khác sẽ được chứng nhận tỏ tường. Nhưng, một lần nữa, lịch sử đã không chứng minh được bất kỳ dấu hiệu nào về hộp đựng thánh tích của Đức Maria – ngoài ngôi mộ trống của Người. (Và hai thành phố đã xác nhận nơi an táng này).
Những chứng cớ sống động đáng tin nhất về việc được đưa về trời của Mẹ có từ thế kỷ thứ sáu – Thánh Grêgôriô thành Tour. Những tài liệu trước đó, thí dụ, thế kỷ thứ tư Đức Maria Ly Trần, làm chứng về sự lên trời của Người. nhưng với lời diễn giải rằng có thể có quá ngoại thường và vô lý để tin. Chúng ta có thể chấp nhận điều này như một lời chứng cho giáo lý mà không chấp nhận như thẩm quyền trong những chi tiết nhỏ nhặt.
Nhà học giả Thánh Kinh và thần học gia lẫy lừng, Thánh Gioan thành Đamátcô đã để lại một tặng vật đáng tin tưởng và tồn tại về vấn đề này. Chúng ta đã suy niệm trước đó rằng ba bài giảng của Thánh Gioan đều quyện lẫn tất cả những dấu chứng của Thánh Kinh được thảo luận trong sách này thành hình ảnh đơn thuần của một người Mẹ trên thiên đàng. Ngài nối kết một cách đặc biệt với những bài đọc phụng vụ cho ngày lễ và đêm canh thức của nó. Nó cũng là những bài đọc mà Giáo Hội dùng hôm nay.
Những bài đọc này chỉ cho chúng ta những gì? Chúng nói lên rằng các Kitô hữu luôn luôn tôn kính Đức Maria như Hòm Bia của Giao Ước. Thánh Gioan dẫn chứng một cách xác thực dựa vào Biên Niên Sử quyển I, chương 15, trong đó Vua Đavít triệu tập tất cả con cái Israrel đem Hòm Bia của Chúa đặt vào Giêrusalem. Mặc dầu Gioan thành Đamátcô không bao giờ trích dẫn Khải Huyền 11:19-12:17, ngài vẫn liên tục gọi Đức Maria là Hòm Bia, và diễn tả việc Đavít nhẩy múa quanh Người khi Người về trời. Nối kết này tiếp tục được thánh vịnh nhắc tới trong lễ Vọng Đức Mẹ Lên Trời: “Lạy Chúa, xin đứng dậy, để cùng với Hòm Bia oai linh Chúa ngự về chốn nghỉ ngơi” (Tv 132:8). Có thể tìm đây một dòng nào tóm lược cách đầy đủ hơn việc Vua Đavít di chuyển Hòm Bia – hoặc Con của Đavít đặt Hòm Bia vào nơi mới của nó?
Thánh Gioan thành Đamátcô cũng dẫn chứng cách suy diễn về Evà và vườn Diệu Quang để chỉ rằng việc lên trời đã xảy ra trong những ngày cuối đời của Đức Maria:
“Hôm nay, Vườn Diệu Quang của Adong Mới đón chào Thiên Đường sống động của mình. Trong Người bản án của chúng ta đã được hủy bỏ… Evà đã nghe lời con rắn… và, cùng với Adong, đã bị phạt tội chết và đã đem lại cho toàn thế giới sự tối tăm. Nhưng làm sao sự chết có thể nuốt được linh hồn rất thánh này, Người đã vâng lời Thiên Chúa?… Làm thế nào sự hư hỏng dám đụng chạm đến thân xác đã mang trong mình Sự Sống? Tư tưởng này đáng khinh tởm và hoàn toàn không xứng hợp với thân xác và linh hồn của Mẹ Thiên Chúa.”
Vì thế cho nên, những Giáo Phụ cuối cùng này làm cho rõ ràng những gì đã được áp dụng trong giáo lý của những vị tiền nhiệm của ngài ở thế kỷ thứ hai: Vai trò của Đức Maria như Evà Mới đòi hỏi niềm tin của chúng ta vào việc thân xác Người được về trời.
Những bài đọc của thánh lễ cũng chỉ cho chúng ta việc lên trời xác định Đức Maria như Hoàng Hậu đến muôn đời như thế nào. Đáp ca trong thánh lễ tự nó vẽ lại quang cảnh tiệc cưới của triều đình Đavít: “Hoàng hậu đứng bên hữu đức vua, trang điểm vàng dòng” (Tv 45:9). Đúng vậy, vị trí như diễn tả triều đình thiên quốc của vương triều Đavít cuối cùng, Chúa Giêsu Kitô, Đấng thống trị với Mẫu Hậu của Ngài ở bên hữu Ngài – như Salômon ngự trên ngai củng với Bathsheba ở bên. “Như vậy là xứng hợp”, Thánh Gioan Đamátcô tuyên bố – sau khi gọi Chúa Kitô là Salômon Mới – rằng người Mẹ phải được nâng lên trong nơi ở của bà trong Kinh Thành của Con bà”.
Tại sao trên thiên đàng Thiên Chúa lại thiết lập một Hoàng Hậu như thế? Người hơn cả vai trò của Ngài? Người là Mẹ của Ngài. Thánh Gioan Đamátcô suy niệm chữ cuối như sau: “Những vinh dự Ngài dành cho Người – Ngài là Đấng dạy chúng ta phải tôn kính cha mẹ chúng ta”.
Kiểu Nói Thần Thánh
Một số người không phải là Công Giáo cho rằng, tất cả những giáo lý về Thánh Mẫu được thêm vào cho việc tôn sùng Đức Maria – hoàn toàn ảo tưởng và ngây thơ.
Đã ít nhất một lần tôi cũng nghĩ như vậy. Là một người trẻ theo phái Phúc Âm, tôi đã bị choáng ngợp với những câu trích dẫn Thánh Kinh coi Đức Maria như nữ thần Ishtar của dân Babylon, mà việc tôn sùng được tiên tri Giêrêmia nhắc đến (7:18;44:15-17). Tôi đã tin rằng việc tôn kính Đức Maria không gì hơn là việc tôn sùng một nữ thần được đưa vào Kitô giáo do những dân ngoại từ xa xưa đã bị dụ dỗ trở lại.
Dĩ nhiên, tôi đã sai – trên tất cả là trong niềm tin của tôi rằng, người Công Giáo “thờ phượng” Đức Maria. Nhưng thực tế, Giáo Hội chỉ tôn kính và vinh danh Người như một vị thánh cao cả nhất trong các thánh, còn việc thờ phượng và tôn thờ chỉ dành cho Thiên Chúa mà thôi. Thực tế, những Kitô hữu tiên khởi là những người nhiệt thành nhất trong việc tôn sùng Đức Maria. Và họ cũng là những Kitô hữu từ chối bất cứ dấu vết địa phương nào còn lại trong việc tôn thờ các nữ thần.
Một lần nữa, tôi đã sai khi lên án danh hiệu “Nữ Vương Thiên Đàng” bởi vì danh hiệu này có lúc đã được áp dụng cho những nữ thần dân ngoại. Những phản Kitô đã dùng nó trong những tranh luận để làm giảm giá trị việc tôn vinh Chúa Giêsu Kitô. Họ cho đó là một hình thức tiếp cận so sánh tôn giáo. Thực ra nó như thế này: nhiều huyền thoại dân ngoại cổ xưa đã nói về một người “con của một vị thần” được sinh ra bởi một trinh nữ, người này đã đến trên thế gian, đã chết, đã sống lại từ cõi chết. Vì vậy, “mầu nhiện về Giêsu” sau này được coi như không gì khác hơn là một bản sao.
Ngược lại, từ những Kitô hữu trổi vượt như C.S. Lewis, tôi đã học thấy rằng những so sánh giữa Kitô giáo và dân ngoại phải được hiểu như một cách chuẩn bị cho Phúc Âm – Con đường của Thiên Chúa đã ban cho, ngay cả các dân ngoại một dấu chỉ (Lewis gọi những dấu hiệu báo trước là “những giấc mơ lạ”) về một tương lai vinh quang mà một ngày nào đó sẽ là của chính họ.
Views: 0