Chuyển ngữ: Trần Mỹ Duyệt
Nhìn Thấy Những Ngôi Sao
Tóm lại, ngay từ đầu của Tân Ước, chúng ta thấy rằng vương quốc của Đavít, giống như vườn Diệu Quang, là một tiên báo đơn thuần về việc xuất hiện của Chúa Giêsu Kitô. Qua ánh sáng này, những chi tiết nhỏ mọn của triều đại Đavít – một lần nữa giống như những chi tiết của Ngụy Kinh – có một ý nghĩa lớn lao. Cấu trúc của vương quốc Đavít không phải là một sự ngẫu nhiên hay một biến cố tự nhiên; trong chương trình tiền định của Thiên Chúa, nó báo trước vương quốc Thiên Chúa.
Ở phần kết thúc của Tân Ước, sách Khải Huyền, hình ảnh Đavít tiếp tục ở chương 11 và 12 dựa vào Thánh Vịnh 2 , thánh vịnh của vua Đavít. Thánh vịnh bắt đầu, “Sao chư dân lại ồn ào náo động? Sao vạn quốc dám bày kế viển vông? đem lại cho họ sự “giận dữ” của Thiên Chúa (Kh 11:18; xem thêm Tv 2:5). Trong Thánh Vịnh 2, Thiên Chúa nói với vua Đavít: “Con Ta con Ta, hôm nay Ta đã sinh ra con” (câu 7) – tiên báo những lời đã được nói về Chúa Giêsu khi Ngài chịu phép rửa: “Đây là con yêu dấu Ta, Ta hài lòng về người” (Mt 3:17). Người con của Đavít sẽ thống trị “các dân tộc” bằng “roi sắt” theo Thánh Vịnh 2:8-9. Trong Khải Huyền, lời hứa này được hoàn thành khi “người nữ” sinh “người con trai”, người sẽ “thống trị các dân tộc với cây roi sắt” (Kh 12:5).
Tiếp tục sự khảo cứu của chúng ta về Khải Huyền, và dưới ánh sáng của tinh thần Đavít, chúng ta sẽ hiểu thế nào về “người nữ” qua hình ảnh hoàng hậu “mặc áo mặt trời”, và đội triều thiên 12 ngôi sao?
Trước hết, rõ ràng là người phụ nữ này phải nắm giữ một vị trí trổi vượt trong liên hệ với Israel, mà 12 chi họ được tượng trưng bằng 12 ngôi sao trên triều thiên đội trên đầu. Thật ra, viễn ảnh của Gioan gợi lại giấc mơ của Giuse trong sách Sáng Thế Ký, về “mặt trời, mặt trăng, và mười một ngôi sao… quì phục” trước ông (37:9). Trong giấc mơ của Giuse, mười một ngôi sao chỉ các anh em, và các chi họ của các tổ phụ.
Đúng vậy, vẫn còn nhiều hơn thế về vai trò người phụ nữ của Khải Huyền. Trong những ngày huy hoàng nhất của giao ước cũ, mười hai chi tộc đã hợp nhất, và đã bày tỏ sự cung kính đối với hình ảnh vương quyền của một phụ nữ, và hình ảnh này chắc chắn tiên báo về người nữ chúng ta gặp trong Khải Huyền.
Mẫu Hậu
Nền quân chủ của Israrel đã phát sinh trong những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt giữa một khu vực địa lý đặc thù. Thời cổ xưa tại Cận Đông, hầu hết các quốc gia được các nền quân chủ cai trị bằng một vị vua. Thêm vào đó, hầu hết các nền văn hóa này đều áp dụng tục lệ đa thê, do đó, các vị hoàng đế thường có năm bẩy bà vợ. Điều này tạo nên nhiều vấn đề. Đầu tiên, ai trong số họ sẽ được dân chúng trọng vọng như hoàng hậu? Nhưng quan trọng nhất là con của vợ nào sẽ là người được thừa kế ngai vàng của cha mình.
Trong hầu hết những nền văn hóa Cận Đông, cả hai vấn nạn trên được giải quyết bằng một tục lệ đơn giản. Người phụ nữ được tôn kính như hoàng hậu lại không phải là bất cứ người vợ nào của vua, mà là mẹ vua. Một yếu tố chính đáng được áp dụng, vì thường sức mạnh thuyết phục (hoặc quyến rũ) của người mẹ đã thắng được ngai vàng cho người con. Tục lệ này cũng được dùng như một yếu tố ổn định trong những nền văn hóa quốc gia. Là người vợ của tiên đế, và là người mẹ của quân vương, mẫu hậu điều chỉnh thành quả liên tục của một triều đại.
Theo lịch sử, điều này rất cần tiếp tục khi người dân nhìn quanh họ như những mẫu mục của chính quyền. Hãy nhớ rằng, người dân mong mỏi một vị vua để “giống như mọi quốc gia”. Vì vậy, theo các mô hình của những phần đất lân bang, họ đã thiết lập một triều đại, hệ thống luật lệ, triều đình – và một mẫu hậu. Chúng ta thấy điều này bắt đầu từ triều đại Đavít. Người kế vị đầu tiên của Đavít là Salômon, cai trị dân với mẹ của ông là Bathsheba, ở bên phải của ông. Mẫu hậu của Israel hoặc gebirah (qúy bà cao cả), xuất hiện qua lịch sử của một nền quân chủ, tới tận cùng. Khi Giêrusalem rơi vào tay quân Babylon, chúng ta thấy kẻ thống trị bắt vua, Jehoiachin, và cùng với mẹ của ông là Nehushta, người đứng đầu, trong hành động, trên các bà vợ của nhà vua (2 V 24:15; xem thêm Gr 13:18).
Giữa Bathsheba và Nehushta cũng có nhiều người mẹ các vua. Một số hành động tốt, một số không; nhưng không ai là một hình ảnh tiêu biểu. Gebirah còn hơn một danh hiệu, nó là một chức phận với thẩm quyền thực thụ. Nhìn vào bối cảnh sau đây khởi đầu từ ngày đầu trị vì của Salômon: “Rồi Bathsheba đến với vua Salômon nói với nhà vua nhân danh Adonijah. Và nhà vua đã đứng dậy để đón tiếp bà, và cúi chào bà; rồi nhà vua ngồi xuống trên ngai, và truyền đem ghế cho mẫu hậu; và bà ngồi bên hữu nhà vua” (1 V 2:19).
Đoạn văn ngắn này chất chứa những hàm xúc về cấu trúc và nghi thức triều đình Israel. Trước hết, chúng ta thấy rằng mẹ của vua tiếp cập với con bà để nói nhân danh một người khác. Điều này xác định những gì chúng ta biết về một mẫu hậu trong văn hóa Cận Đông. Chúng ta thấy trong anh hùng ca của Gilgamesh chẳng hạn, mẹ của vua tại Mesopotamia được coi như một quan thầy, hoặc một trạng sư đối với dân chúng.
Tiếp đến, chúng ta ghi nhận rằng Salômon đã đứng dậy khỏi ngai vàng của ông khi mẹ của ông tiến vào gian phòng. Điều này làm cho mẹ của vua thành một nhân vật cá biệt giữa những nhân vật của hoàng tộc. Mọi người đều phải nghe theo luật pháp, đứng dậy trước mặt Salômon, những người vợ của vua buộc phải cúi đầu trước ông (1 V 1:16). Nhưng Salômon lại đứng dậy để tôn kính Bathsheba. Hơn thế nữa, nhà vua còn chứng tỏ sự tôn kính hơn nữa bằng cách cúi mình trước mặt bà, và bằng cách đặt bà vào một vị trí danh dự nhất, ở tay phải của mình. Không còn nghi ngờ gì, điều này diễn tả nghi lễ hoàng triều thời kỳ của Salômon; nhưng tất cả mọi nghi lễ diễn tả một sự liên quan thực tế. Những gì Salômon làm cho chúng ta biết về vai trò của ông trong mối tương quan với mẹ mình?
Trước tiên, uy quyền và sức mạnh quyền lực của vua đã không làm hoảng sợ bà. Nhà vua cúi đầu trước bà, nhưng ông vẫn là hoàng đế. Dù bà ngồi bên hữu vua cũng không thay đổi khác hơn địa vị mỗi người.
Dù rõ ràng là vua tôn trọng mọi yêu cầu của bà – nhưng không có một ràng buộc luật lệ đòi hỏi phải vâng lời, đúng hơn chỉ thuần túy là lòng yêu mến. Ở vào bối cảnh lúc đó, Salômon rõ ràng đã lập một thành tích về việc làm hài lòng những gì mẹ ông yêu cầu. Khi lần đầu tiên Adonijah đến với Bathsheba để xin bà cầu xin cho mình, ông nói: “Xin hãy nói với Vua Salômon, – ngài sẽ không từ chối bà”. Dù trên nguyên tắc, Salômon là bề trên của Bathsheba, trong trật tự tự nhiên và pháp lý, ông vẫn là con của bà.
Vua cũng đã lệ thuộc vào bà nữa, là người cố vấn chính, bà có thể đưa ra những lời khuyên và hướng dẫn, có thể trong một cách thế mà một vài vấn đề có thể là một sự khích lệ để tuân theo. Chương 31 sách Phương Châm cung cấp một hình ảnh mô phỏng một cách nghiêm túc thế nào nhà vua có thể lắng nghe lời cố vấn của mẹ mình.
Được giới thiệu như “những lời của Lemuel, vua xứ Massa, mà mẹ ông ta đã dạy ông ta” chương sách tiếp tục đưa ra hướng dẫn quan trọng và thực hành trong chính quyền. Chúng ta không nhấn mạnh đến khía cạnh khôn ngoan dân giả ở đây. Như một cố vấn chính trị và cũng như một nhà chiến thuật, một trạng sư cho dân chúng, và như một chủ thể được nhìn nhận là ngay thẳng, người mẹ của vua là một đặc thù trong mối tương quan của bà đối với vua.
(Còn tiếp)
Views: 0