Chuyển ngữ: Trần Mỹ Duyệt
KÍNH CHÀO NỮ VƯƠNG RẤT THÁNH
Chương 3
NHỮNG KẺ TÔN SÙNG HÒM BIA BỊ THẤT LẠC
ISRAEL VÀ NGƯỜI KHIÊNG
GIAO ƯỚC MỚI
Những gì chúng ta thoáng thấy dưới bóng của Phúc Âm của Gioan, chúng ta tìm ra “mặc áo mặt trời” trong Khải Huyền của Gioan. Ngay đến tên cuốn sách cuối cùng của bộ Thánh Kinh cũng đưa chúng ta trở lại với Phúc Âm của Gioan. “Khải Huyền” dùng trong Anh ngữ được dịch từ chữ apokalysis của tiếng Hy Lạp. Nhưng nguyên ngữ Hy Lạp phong phú hơn. Nó phải được dịch ra như “mở khăn che”, và được dùng bởi những người Do Thái nói tiếng Hy Lạp để diễn tả giây phút khi cô dâu được mở khăn che mặt trước mặt chú rể, ngay trước khi hai người cử hành hôn lễ.
Vì thế, một lần nữa, như tại Cana, chúng ta thấy mình cùng với Gioan trong tiệc cưới. Gioan đã viết trong Khải Huyền: “Phúc cho những ai được mời tham dự tiệc cưới của Con Chiên” (Kh 19:9). Giờ đây, qua sách Khải Huyền, dùng “Con Chiên” để chỉ về Chúa Giêsu. Nhưng ai là cô dâu trong tiệc cưới này? Cho đến kết thúc cuốn sách, một thiên sứ cầm tay Gioan và nói: “Hãy đến, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy cô dâu, hiền thê của Con Chiên.” Rồi cùng nhau, họ thấy “thành thánh Giêrusalem từ trời xuống nơi Thiên Chúa” (Kh 21:9-10). Giêrusalem được xem như cô dâu của Đức Kitô. Thật vậy, Giêrusalem mà Gioan diễn tả không giống như Giêrusalem trên mặt đất. Thay vào đó, nó chiếu sáng “ánh sáng giống như ngọc hiếm quí… Nền của tường thành được mạn kim cương… Mười hai cổng là mười hai viên ngọc, mỗi một cửa được làm bằng một viên ngọc, và đường trong thành bằng vàng dòng, long lanh như thủy tinh” (Kh 21:11, 19, 21).
Đấy là những hình ảnh đẹp, nhưng nó khó có thể diễn tả về một thành quách – chưa bao giờ nghĩ tới một cô dâu. Vậy ai hoặc cái gì là thành thánh này mà cũng là một cô dâu? Hầu hết các nhà giải thích cựu và hiện đại, tin rằng thành thánh là Giáo Hội, được phác họa bởi Gioan như một Giêrusalem Mới; vì Thánh Phaolô cũng nói về Giáo Hội trong tương quan một cô dâu với Đức Kitô (Ep 5:31-32).
Vâng, nếu đó là tất cả những gì mà Gioan cần để diễn tả cho chúng ta, thì Sách Khải Huyền của ngài phải là một tác phẩm ngắn hơn. Trong thực tế, nó gồm 22 chương, đầy dẫy những hình ảnh mà một đôi khi sáng chói, một đôi khi khủng khiếp, và thường xuyên là bí mật. Chúng ta không có chỗ để khảo cứu một cách đầy đủ cuốn Khải Huyền; nhưng tôi muốn nhấn mạnh vào một trong những quang cảnh cao nhất, “mở màn che” đầu tiên của nó, cũng là điểm giữa của cuốn sách.
Bài Ca Giáng Sinh
(Ark the Herald Angles Sing)
Đối với những người Do Thái ở thế kỷ thứ nhất, điểm ngỡ ngàng trong Khải Huyền chắc chắn là sự tiết lộ của Gioan ở phần cuối chương 11. Nó chính là, sau khi nghe bảy tiếng kèn vang lên, Gioan thấy, đền thờ trên trời mở ra (Kh 11:19), và trong đó – một hiện tượng lạ – hòm bia giao ước.
Đây được coi là câu chuyện mới của thiên niên kỷ. Hòm bia giao ước – một vật cực thánh đối với tiền nhân Israel – đã bị thất lạc từ 6 thế kỷ. Vào khoảng năm 587 B.C, tiên tri Giêrêmia đã cất kỹ hòm bia để tránh bị phá hủy khi quân Babylon xâm lược phá hủy đền thờ. Chúng ta có thể đọc câu truyện này trong sách Macabêô 2:
Khi đến đó, ông Giêrêmia thấy một cái nhà giống hình cái hang. Ông đưa Lều, Hòm Bia và bàn thờ dâng hương vào đấy, rồi bít cửa lại. Sau đó, một số người đồng hành với ông tính trở lại để ghi dấu đường, nhưng không tìm ra. Biết chuyện ấy, ông Giêrêmia trách mắng họ : “Nơi ấy chẳng ai được biết cho đến khi Thiên Chúa tập hợp dân lại và tỏ lòng thương xót họ. Bấy giờ Đức Chúa sẽ cho thấy tất cả những thứ đó : vinh quang của Đức Chúa và đám mây sẽ xuất hiện, như dưới thời ông Môisê, cũng như sau này dưới thời vua Salômon, khi vua cầu cho lễ thánh hiến Đền Thờ được cử hành long trọng.” (2 Mcb 2: 5-8. Bản dịch của GKPV)
Khi Giêrêmia nói về “đám mây”, có nghĩa là shekinah, hoặc đám mây vinh quang, đó là hòm bia của giao ước, và sự hiện diện của Thiên Chúa tỏ tường. Bên trong đền thờ Salômon, hòm bia được đặt ở nơi cực thánh. Thật ra, hòm bia đã làm cho bên trong cung thánh trở nên thánh. Vì hòm bia chứa đựng những tảng đá trên đó ngón tay Thiên Chúa đã ghi khắc mười giới răn. Hòm bia chứa thánh vật của mana, thức ăn Thiên Chúa đã ban để chống đỡ dân Ngài trong hành trình sa mạc. Hòm bia cũng lưu giữ cây gậy của Aaron, tượng trưng cho vai trò tư tế của ông.
Được làm bằng gỗ keo (acacia), hòm bia có hình hộp, được mạ vàng, và được phủ bởi hình chạm tổng thần cêrôbim. Ở trên hòm bia là con dấu tình thương, mà dấu này luôn luôn được mở ngỏ. Trước hòm bia, bên trong nơi thánh, là một cây đèn bảy ngọn nến.
Tuy nhiên, những người Do Thái đầu tiên đọc Khải Huyền đã hiểu những chi tiết này từ lịch sử và truyền thống. Từ khi nơi Giêrêmia dấu không tìm thấy, đền thờ được xây lại không có hòm bia trong nơi cực thánh, không shekinah, không mana trong hòm bia, không có thần Cêrôbim, hoặc con dấu lòng thương xót.
Rồi sự mong mỏi đã đến từ lời cầu của Gioan để được thấy shekinah (“vinh quang của Thiên Chúa”, Kh 21:10-11, 23) – và dấu hiệu của tất cả, hòm bia giao ước.
Đức Maria Có Con Chiên Nhỏ
Gioan chuẩn bị độc giả của ông bằng nhiều cách cho sự xuất hiện của hòm bia. Hòm bia xuất hiện, thí dụ, sau khi tiếng kèn thứ bảy của vị thần trả nhục thứ bảy. Đây là một hình bóng rõ ràng đối với Israel của giao ước cũ. Trong trận chiến đầu tiên và khốc liệt mà Israel chiến đấu để vào đất hứa, Thiên Chúa đã truyền lệnh những người được chọn khiêng hòm bia trước khi họ bắt đầu cuộc chiến. Một cách đặc biệt, Khải Huyền 11:15 vọng lại Giosua 6:13, diễn tả làm thế nào, trong sáu ngày dẫn tới trận chiến Giêricô, bẩy tư tế thiện chiến của Israel đã tuần hành quanh thành với hòm bia giao ước trước đó, và ngày thứ bảy họ thổi kèn, bắt đầu hạ tường thành. Đối với những người Israel xa xưa, hòm bia, ở một nghĩa nào đó, là khí giới lợi hại nhất, vì nó đại diện cho sự chở che và sức mạnh của Thiên Chúa quyền năng. Cũng như thế, Khải Huyền chỉ rằng Isreal thiên quốc cũng có một cuộc chiến trong sự hiện diện của hòm bia.
Như chúng ta có thể kỳ vọng, hòm bia xuất hiện với những nét rực rỡ chói lòa: “Rồi đền thờ Thiên Chúa trên trời mở ra, và hòm bia của giao ước Ngài được nhìn thấy bên trong đền thờ; và chói chang ánh sáng, những tiếng nói, sấm vang, một trận động đất và mưa lớn” (Kh 11:19).
Hãy tưởng tượng bạn là độc giả của thế kỷ thứ nhất, được nuôi dưỡng như một người Do Thái. Bạn chưa hề thấy hòm bia, nhưng toàn tôn giáo và được nuôi dưỡng bằng một nền văn hóa dạy bạn mong chờ xây dựng lại đền thờ. Gioan xây dựng một viễn ảnh, qua đó ông xem như diễu cợt những người đọc bằng cách diễn tả âm thanh và cơn thịnh nộ đi đôi với hòm bia. Trạng thái căng thẳng bi thương trở nên hầu như không chấp nhận được. Người đọc muốn thấy hòm bia như Gioan đã thấy.
Trong lúc ấy, những gì tiếp theo thì chát chúa. Trong suy niệm của chúng ta về Thánh Kinh, sau tất cả việc xây dựng đó, trang sách bỗng nhiên xuất hiện ở chương 11, Gioan hứa với chúng ta về hòm bia, nhưng rồi lại chấm dứt một cách đột ngột hình ảnh ấy. Tuy nhiên, chúng ta phải lưu ý rằng chương sách ấy là những chương khó hiểu trong Khải Huyền – cũng như trong toàn bộ Phúc Âm – đều nhân tạo, được sáng tác bởi những văn sỹ thời Trung Cổ. Không có một chương nguyên thủy nào trong sách Khải Huyền của Gioan, là tiếp tục tự thuật.
Như vậy, những ảnh hưởng đặc biệt ở phần cuối chương 11 coi như một lời ngỏ trực tiếp cho hình ảnh mà lúc này xuất hiện ở phần mở đầu của chương 12. Chúng ta có thể đọc những dòng này như diễn tả về một biến cố đơn thuần: “Rồi đền thờ Thiên Chúa trên trời được mở ra, và hòm bia của giao ước Ngài được nhìn thấy… Một điềm lạ vỹ đại xuất hiện trên trời, một người nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, và triều thiên trên đầu là 12 ngôi sao; bà đang mang thai và kêu la trong lúc chuyển bụng, đau đớn trong lúc sinh con. (Kh 11:19-12:2)
Gioan đã chỉ cho chúng ta hòm bia giao ước – và đó là người nữ.
Sách Khải Huyền có thể xem như lạ lùng. Trước đó, chúng ta thấy một cô dâu xuất hiện như một thành đô, bây giờ chúng ta thấy một hòm bia xuất hiện như một người nữ.
(Còn tiếp)
Views: 0