Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ
Hôm nay là Thứ Sáu Tuần Thương Khó, Giáo Hội gọi là Lễ Mẹ Sầu Bi, the Addolorata [Đức Mẹ Sầu Bi]. Lòng Sùng Kính này của Dân Chúa đã có lịch sử từ hàng trăm năm trước. Nhiều bài Thánh Ca đã được viết lên nhằm tôn vinh Đức Mẹ Sầu Bi: Mẹ đứng dưới chân thập giá, và chúng ta chiêm ngắm Mẹ đau khổ ở đó. Lòng sùng kính Kitô Giáo đã nối kết những đau thương của Đức Mẹ và kể đến “bẩy niềm đau”. Thứ nhất, chỉ 40 ngày sau khi Chúa Giêsu giáng trần, lời tiên tri của Simêon đã nói về một lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn Mẹ (Cf. Luca 2:35). Niềm đau thứ hai là cuộc trốn chạy qua Ai Cập để cứu mạng sống của Con (Cf. Matheu 2:13-23). Niềm đau thứ ba là những ngày lo lắng khi Trẻ (Giêsu) ở lại trong Đền Thờ (Cf. Luca 2:41-50). Niềm đau thứ tư khi Mẹ gặp Chúa Giêsu trên đường lên Núi Sọ (Cf. Gioan 19:25). Niềm đau thứ năm của Mẹ là cái chết của Chúa Giêsu, qua việc nhìn ngắm Con của Mẹ ở đó, chịu đóng đinh, trần truồng, và trút hơi thở. Niềm đau thứ sáu, là việc đưa Chúa Giêsu đã chết từ thập giá xuống. Mẹ ẵm lấy Ngài trong đôi tay của mình như xưa đã ẵm lấy Ngài trong đôi tay mình hơn 30 năm trước tại hang Belem. Niềm đau thứ bẩy là táng xác Chúa Giêsu. Và vì thế, lòng sùng mộ Kitô Giáo đi theo con đường của Đức Mẹ, Đấng cùng đồng hành với Chúa Giêsu. Điều này sẽ được nhắc tới trong buổi chiều hôm nay, khi Cha nguyện kinh Truyền Tin, để xin cho bẩy niềm đau này như một lời nhắc nhớ đến Mẹ Giáo Hội, Mẹ Giáo Hội cũng cảm thấy đau đớn biết bao như thế khi sinh ra tất cả chúng ta trong một niềm đau khôn tả.
Đức Mẹ đã không bao giờ xin một điều gì cho riêng mình – không bao giờ. Thật vậy, Người chỉ xin cho những người khác. Chúng ta hãy nghĩ về Cana, khi Mẹ đến và nói với Chúa Giêsu. Người đã không nói: “Ta là Mẹ; hãy nhìn Mẹ. Mẹ muốn làm một Nữ Vương.” Người đã không nói như vậy. Người cũng đã không đòi hỏi một điều gì quan trọng cho mình giữa Cộng Đoàn Tông Đồ. Người chỉ chấp nhận đơn thuần là một người Mẹ. Người đồng hành với Chúa Giêsu như một môn đệ, bời vì Tin Mừng dường như cho thấy Người đã theo Chúa Giêsu với các bạn hữu, những bà đạo đức. Người đã đi theo Chúa Giêsu, Người đã lắng nghe Chúa Giêsu. Một số người đã có lần nhận ra Người: “A! đây là bà Mẹ: “Mẹ Thầy ở đây” (Cf. Mac 3:31). Người đã đi theo Chúa Giêsu – tới đồi Calvario, và đứng ở đó… người ta chắc chắn đã nói: “Tội nghiệp. Thật là một phụ nữ đáng thương, Bà sẽ phải chịu đau đớn biết bao,” và người xấu cũng chắc chắn nói: “Bà này đáng xấu hổ bởi vì nếu Bà biết dạy dỗ con tử tế thì đâu có cái kết quả như thế này.” Người đã ở đó, với Con, với sự nhục nhã của Con.
Chúng ta phải tôn kính Đức Mẹ, và nói: Đây là Mẹ tôi, “Bởi vì người là Mẹ. Và đây là danh hiệu Người đã lãnh nhận từ Chúa Giêsu, rõ ràng ở đó, trong giây phút trên thánh giá (Cf. Gio 19:26-27), Người là Mẹ của con cái Người. Chúa Giêsu đã không đặt Mẹ làm Thủ Tướng hoặc trao cho Người những tước hiệu của một “quan chức” – nhưng chỉ là Mẹ”. Và rồi, Tông Đồ Công Vụ giúp chúng ta thấy Người trong khi cầu nguyện với các Tông Đồ như người Mẹ của các ông (Cf. Acts 1:14). Đức Mẹ đã không nhận bất cứ danh hiệu nào thuộc về Chúa Giêsu. Người chỉ nhận lãnh ân huệ là Mẹ từ Ngài và nhiệm vụ là để đồng hành với chúng ta như người Mẹ, để trở thành Mẹ của chúng ta. Người không đòi hỏi để được giống như – Đấng Cứu Chuộc (quasi-Redemptrix) hoặc Đồng Công Cứu Chuộc (Co-Redemptrix) . Không. Đấng Cứu Chuộc duy nhất chỉ có một và danh hiệu này không được sao bản. Người chỉ đơn thuần là một môn đệ và người Mẹ. Và vì thế, như người Mẹ, chúng ta phải nghĩ đến Người, chúng ta phải tìm kiếm Người; chúng ta phải cầu xin Người, Người là Mẹ – trong Mẹ Giáo Hội, Trong tình mẫu tử của Đức Mẹ, chúng ta tìm thấy tình mẫu tử của Giáo Hội, ở đó lãnh nhận tất cả – cái tốt cũng như xấu – tất cả.
Thật tốt để cho chúng ta hôm nay dừng lại một giây phút và suy nghĩ về sự sầu bi và những niềm đau của Đức Mẹ. Người là Mẹ của chúng ta. Và Người đã đem lại sự tốt đẹp ở đó, với sức mạnh, với khóc thương, nhưng không phải là những tiếng khóc giả dối; nó là một việc xảy ra trong một trái tim bị tan nát vì đau khổ. Điều này cho phép chúng ta ngưng lại giây lát và để thưa với Đức Mẹ: “Chúng con cảm ơn Mẹ vì đã chấp nhận để làm Mẹ khi Chúa Giêsu nói điều này với Mẹ.”
***
This Friday of the Passion, the Church recalls the sorrows of Mary, the Addolorata [Sorrowful One]. This Veneration of the People of God is centuries-old. Hymns have been written in honour of the Addolorata: She was at the foot of the cross, and we contemplate Her there, suffering. Christian piety has brought together Our Lady’s sorrows and speaks of “seven sorrows.” The first, just 40 days after Jesus’ birth, Simeon’s prophecy, which speaks of a sword piercing Her heart (Cf. Luke 2:35). The second sorrow is the flight into Egypt to save the Son’s life (Cf. Matthew 2:13-23). The third sorrow <is> those three days of anguish when the Boy <Jesus> remained in the Temple (Cf. Luke 2:41-50). The fourth sorrow is when Our Lady meets Jesus on the way to Calvary (Cf. John 19:25). Our Lady’s fifth sorrow is the death of Jesus, of seeing Her Son there, crucified, naked, <and> dying. The sixth sorrow, the deposition of the dead Jesus from the Cross. She takes him in Her hands as She took Him in Her hands more than 30 years before at Bethlehem. The seventh sorrow is Jesus’ burial. And thus, Christian piety follows this way of Our Lady, who accompanies Jesus. It does me good, in the late afternoon, when I pray the Angelus, to pray these seven sorrows as a remembrance of the Mother of the Church, how the Mother of the Church gave birth to all of us with so much pain.
Our Lady never asked anything for herself — never. Yes, She did for others. We think of Cana, when She goes to speak to Jesus. She never said: “I am the Mother; look at me, I will be the Queen Mother.” She never said it. She doesn’t ask for something important for herself in the Apostolic College. She only accepts to be Mother. She accompanied Jesus as a disciple, because the Gospel makes it seen that She followed Jesus with friends, pious women, She followed Jesus; She listened to Jesus. Someone once recognized Her: “Ah, here is the Mother: “Your Mother is here” (Cf. Mark 3:31). She followed Jesus –- to Calvary. And, standing there . . . the people surely said: “But, poor woman, how She will suffer,” and the evil ones surely said:” She too is to blame, because if She had brought Him up well this wouldn’t have ended so.” She was there, with the Son, with the Son’s humiliation. We must honour Our Lady and say: This is my Mother,” because She is Mother. And this is the title She received from Jesus, precisely there, in the moment of the cross (Cf. John 19:26-27). You are Mother <of> your children. He didn’t make Her Prime Minister or give Her titles of “functionality,” — only “Mother.” And then, the Acts of the Apostles have <us> see Her in prayer with the Apostles as Mother (Cf. Acts 1:14). Our Lady did not take any title from Jesus. She received the gift of being Mother to Him and the duty to accompany us as Mother, to be our Mother. She didn’t ask to be a quasi-Redemptrix or a Co-Redemptrix, no. The Redeemer is only one and this title is not duplicated. <She is> only a disciple and Mother. And so, as Mother we must think of Her, we must seek Her; we must pray to Her. She is the Mother — in the Mother Church. In Our Lady’s maternity we see the maternity of the Church, that receives all, good and evil — all.
It will do us good today to pause a while and to think of the pain and the sorrows of Our Lady. She is our Mother. And She brought good there, with strength, with weeping, it wasn’t a feigned crying; it was in fact a heart destroyed by sorrow. It will do us good to pause a while and to say to Our Lady: “Thank you for accepting to be Mother when the Angel said it to You, and thank You for accepting to be Mother when Jesus said it to You.”
Views: 0