Xin gửi tới quí bạn lời nguyện tắt Chúa ban cho Nữ Tu Consolata Betrone. Lời nguyện tôi luôn luôn luôn luôn đọc nhiều nhiều nhiều nhiều lần mỗi ngày sángtrưachiềutối. Amen.
Chúc bình an
HC
Tầm quan trọng của lời nguyện tắt nhưng rất hiệu lực này được chính Chúa Giesu bảo đảm qua những lần Ngài tâm sự với chị Consolata Betrone, một Nữ tu ở Tetora, Ý, liên tiếp trong những năm 1934-1946. Sau đây xin ghi lại đôi lời trích dẫn:
Lần đầu tiên Chúa Giesu căn dặn chị Consolata: ”Cha chỉ xin con một kinh mến yêu liên lỉ: ‘Giesu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi các linh hồn’. Hỡi Consolata, con hãy yêu mến Cha. Con sẽ làm Cha sung sướng khi con đọc kinh ấy. Con hãy nhớ rằng, chỉ một kinh này đủ định đoạt phần rỗi muôn đời của một linh hồn! Bởi vậy, con phải tập biết ân hận mỗi khi con bỏ một lần không đọc: ‘Giesu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi các linh hồn.”
Quả là kỳ diệu gần như khó tin khi Chúa Giesu tuyên bố lời kinh vắn tắt này làm hoan lạc lòng Ngài, và chỉ một kinh, định đoạt phần rỗi vĩnh cửu của một linh hồn.
Lời kinh vắn tắt này là gì nếu không phải là phương thế trọng đại được Thiên Chúa nhân lành đầy thương xót ban tặng cho chúng ta để yêu mến Ngài, để làm cho Ngài được hạnh phúc và cứ mỗi lần như vậy cứu được một linh hồn đưa vào vĩnh cửu.
Chúa Giesu nhắc đi nhắc lại lời hứa đầy an ủi này là: ”Hỡi con, đừng để thời gian trôi qua vô ích, bởi lẽ mỗi một kinh mến yêu là một linh hồn đấy con ạ.”
Ngày 10-10-1935, chính Đức Mẹ cũng cho chị biết về giá trị của kinh này: ”Chỉ trên Thiên Đàng con mới thấy giá trị phong phú của nó đối với phần rỗi các linh hồn.”
Chúa Giesu hết lòng mong muốn lời kinh vắn tắt này được dâng lên không ngừng, hàng chục hàng trăm lần mỗi ngày. Ngài tỏ ý muốn ấy cách rõ ràng ngày 15-10-1934: ”Hỡi Consolata, Cha có quyền trên con, nên Cha muốn con đọc không ngừng: ‘Giesu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi các linh hồn’. Nó phải là lời kinh mỗi sáng, và nó cũng là câu kinh cuối cùng của một ngày. Cha muốn như vậy.”
Không còn cách phát biểu nào rõ ràng! Ngài đã nói: ”Từ sớm mai khi thức dạy cho tới khi đi nghỉ.” Nói cách khác, chúng ta có đọc đến bao nhiêu lần cũng không thể cho là đủ, bởi nó là bằng chứng ”Tình” chúng ta yêu Ngài, muốn cho Ngài được yêu thích, và cứ mỗi lần như vậy, cứu được một linh hồn đưa vào vĩnh cửu.
Chị Consolata đã cầu nguyện nhiều năm cho một trong các anh em của chị là Nicolas được ơn trở lại. Tháng 6-1936, Chúa cho chị biết: ”Cha ban Nicolas lại cho con, không phải nhờ những đền tội, hy sinh của con, nhưng chính là để thưởng con vì đã không ngừng dâng lên Cha lời nguyện tình yêu này, bởi điều Cha mong chờ nơi các tạo vật là chúng yêu mến Cha.”
Kinh mến yêu này cũng có giá trị đền tội: ”Cha chẳng muốn con ngâm nga nhiều kinh, bởi động tác tình yêu thì phong phú hơn. Chỉ một: Giesu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi các linh hồn, đủ đền bồi ngàn lời lộng ngôn” (08-10-1935).
Ngày 13-01-1936: ”Con hãy giữ lập trường đừng bao giờ ngừng đọc kinh này. Cha chỉ muốn có thế. Hãy trung thành với nó bằng cách thỉnh thoảng đọc đi đọc lại. Hỡi Consolata, Cha sẽ ban cho con mọi sự.”
Chúa Giesu đã giải thích thêm cho chị là lời cầu xin cho các linh hồn trong kinh này bao gồm tất cả các linh hồn: ”Giesu Maria Giuse con mến yêu, xin cứu rỗi các linh hồn’, hàm chứa tất cả các đẳng linh hồn trong Luyện Ngục cũng như hết các linh hồn trong giáo hội chiến đấu, các linh hồn tội lỗi cũng như các linh hồn vô tội, những người hấp hối, những kẻ vô thần” (20-06-140).
kinh mến yêu liên lỉ không phải là cái gì thô thiển, một công thức máy móc, nhưng là một khúc ca tình yêu đích thực không buộc phải đọc bằng môi miệng mấp máy, vì kinh mến yêu không phải chỉ là một câu để đọc ngoài miệng, nó là một hành vi nội tâm, của tâm trí suy nghĩ để yêu thương, của ý chí muốn yêu và đang yêu.
Kinh mến yêu liên lỉ là hành động bộc lộ trong thinh lặng chứa chan tình ta yêu Chúa, yêu Mẹ, yêu thánh cả Giuse và yêu các linh hồn. Chúa Giesu đã giới thiệu và bảo đảm giá trị giáo lý của câu mến yêu liên lỉ này: ”Nếu tạo vật nào thành tâm yêu mến Cha, và biến đổi họ từ sớm mai cho đến chiều tối thành một kinh mến yêu độc nhất – dĩ nhiên với tất cả tấm lòng – Cha sẽ sẵn sàng chấp nhận mọi điên dại vì linh hồn này. Con hãy ghi nhớ lời này” (16-11-1935).
Vì thế phải yêu mến không ngừng với tất cả tấm lòng. Linh hồn có thể không cảm thấy hương vị ngọt ngào của nó, nhưng linh hồn chỉ cần muốn yêu là đủ.
Vậy bạn có muốn làm cho Chúa được hạnh phúc, sung sướng vì bạn không? Hãy năng đọc kinh vắn tắt nhưng hiệu nghiệm này với tất cả tấm lòng. Bạn cũng có thể cổ võ cho những người khác nữa. Nhất định Chúa sẽ sẵn sàng chấp nhận mọi điên dại vì bạn như lời Chúa đã hứa.
Hạt Cát (Trích tuyển: ”Kinh Mến Yêu”)
Views: 0