Y tế

Ta có uổng phí liệng thuốc Tây còn tốt đi không?

Báo Mai,

Sunday, October 9, 2011

 

Hàng năm người Hoa Kỳ đã liệng đi cả tỷ bạc Mỹ Kim thuốc Tây mà nhãn hiệu của các nhà bào chế nói là “quá hạn” theo lời dặn là phải của các dược sĩ là phải vứt đi.

Sự thật như thế nào?

Có phải liệng đi những thuốc “bị quá hạn” không?

Có đúng là thuốc “bị quá hạn” sẽ hết hiệu nghiệm hay là sẽ “hư hại” sau ngày “quá hạn” dán ngoài hộp thuốc?

Gerald Murphy, là một dược sĩ nay đã về hưu hiện cư ngự tại Ormond Beach, TB Florida không nghĩ như thế. Ông ta nói rằng đa số các thuốc “quá hạn” vẫn còn tốt và hiệu nghiệm nhiều năm sau ngày “hết hạn”, mà do các hãng dược phẩm “cố ý” dán vào bao thuốc, để bắt người tiêu thụ phải mua thuốc mới để kiếm tiền mà thôi.

Ông đã trải qua cả chục năm tranh đấu cho việc “đặt để ngày hết hạn thuốc” phải dựa trên tiêu chuẩn khoa học chứ không phải dựa theo “chu kỳ” do các hãng dược phẩm tự ý “chọn lựa” được. Tại nhiều Tiểu Bang các dược sĩ tự động “cho” một ngày quá hạn khác – nhiều khi chóng hơn là ngày quy định của các hãng bào chế nữa. Ông nói: “Họ làm tiền bằng cách khuyến khích người tiếu thụ liệng đi những thuốc hãy con tốt, để mua thuốc mới.”

Ông Murphy được một “thắng lợi nho nhỏ” năm 2005, là Quốc Hội Florida đã nói với Hiệp Hội các dược sĩ Florida là “Không cần phải ghi ngày quá hạn trên các hộp thuốc nữa” như họ đã làm từ năm 1993.

Ông Murphy không phải hành động đơn độc. Cơ quan Quản Trị Thực Phẩm, Thuốc Men Hoa Kỳ ( US Food and Drug Administration=FDA ), trong những thử nghiệm cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, đã xác nhận rằng đa số các thuốc tây bán theo toa bác sĩ, hay bầy bán tại các tiệm thuốc vẫn còn hiệu nghiệm và an toàn rất lâu sau ngày “quá hạn” của các nhà bào chế. ( The U.S. Food and Drug Administration, in tests for the Defense Department has determined that most prescription and over-the-counter drugs remain safe and effective long after the manufacturer’s expiration date – in some cases, may years longer.)

Nhưng khảo cứu của cơ quan FDA không kể đến những thuốc để trong những phòng tắm có hơi ẩm hay trong xe nóng bỏng mùa hè. Bà Mary L. Euler, phụ tá khoa trưởng tại trường Đại Học Dược Khoa Missouri tại Kansas City, và là phát ngôn viên của Hiệp Hội Dược Phẩm Hoa Kỳ nói:

“Tôi có nghĩ rằng một cuộc khảo cứu rất cần thiết để tìm hiểu rõ về vần đề này không? – Tôi tin chắc chắn như vậy”

Năm 2001 Hiệp Hội Dược Sĩ Toàn Quốc Hoa Kỳ yêu cầu kỹ nghệ bào chế thuốc Tây đầu tư vào việc nghiên cứu kia, nhưng không được trả lời. (*)

Dân Biểu CH-Tb Pennsylvania là Tim Murphy đã yêu cầu cơ quan FDA cho một ban chuyên viên nghiên cứu riêng về vấn đề “quá hạn này”.

Ông nói: “Có cái gì rõ ràng là không ổn. Ngay bây giờ, các ngày quá hạn đều do các nhà bào chế thuốc tự động quy định, làm sao mà biết được thực hư?”

Ông Armon Neel Jr, một dược sĩ tại Griffin TB Georgia mà công tác đặc biệt là xem xét lại các loại thuốc dùng trong các nhà dưỡng lão và phải ký giấy huỷ bỏ các loại thuốc “hết hạn” quả làm lòng ông không yên ổn.

Ông nói: ” Thấy thuốc bị đưa vào lò đốt đi – cả triệu triệu Mỹ Kim – thật không đúng chút nào hết. “

Các bệnh nhân nào nếu còn thuốc dư, mà nghĩ rằng hãy còn tốt thì nên hỏi bác sĩ riêng của mình.

Brad McKee

(*) .- Các nhà bào chế làm thinh là đúng quá rồi, vì chạm đến túi tiền của họ. Bệnh nhân và người tiêu thụ phải vứt thuốc cũ đi để mua thuốc mới thì họ được lợi bao nhiêu? Nên nhớ rằng mỗi năm có hàng ngàn dự luật “làm lợi” cho người dân Hoa Kỳ bị “nằm chết” trong các hộc bàn của các vị Dân Biểu, Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ, nhất là các vị được làm Trưởng Ban hay Trưởng Tiểu Ban.

Vì dụ điển nhình là “Dự Luật cho người dân Hoa Kỳ mua thuốc từ bên Canada giá rẻ bằng 1/10 giá thuốc ở Mỹ” đã chết thảm vì sự “chống đối mãnh liệt” (chạy chọt vận động – lobby) của các hãng bào chế Hoa Kỳ và Hiệp Hội Dược Sĩ Mỹ Quốc.

Việc đề nghị hỏi các ông bác sĩ gia đình cũng không xong, vì mấy vị bác sĩ này không có rành về thuốc lắm vả lại họ còn sợ bị đưa ra toà nữa, nếu “cho phép” bệnh nhân dùng thuốc cũ rồi sau naỳ sinh chuyện không lành.

Brad Mackee /AARP Bulletin

How to Throw Away Prescription Medication

While cleaning out some cabinets, I had a dilemma: expired prescription meds — OK to just throw away? I almost tossed a pill bottle into the trash but then stopped; do old pills leach chemicals, or worse, what happens if the wrong person (or stray animal) has access to my garbage? A quick call to my doctor proved to be an invaluable lesson in dealing with expired or unwanted medication.

  • Whatever you do, don’t flush. Even though flushing unwanted drugs down the toilet may seem like a good idea, it’s not — this isn’t Goodfellas, after all. And the same goes for pouring anything down the drain. Septic systems can’t break down the harmful substances in meds, which can end up in groundwater, lakes, rivers, or oceans, affecting animal and plant life.
  • Take it back where you found it. Depending on where you live, there may be programs in place to dispose of your unwanted medicine. Call a nearby pharmacy or hospital to see if it has a take back program. Some trash and recycling providers will also accept unwanted medication.
  • Using care, dispose of it yourself. If you have to dispose of your meds yourself, follow certain parameters to ensure proper care. Crush or break up any pills, and mix them in with kitty litter, coffee grounds, or any other undesirable substance. Place the mixture in a sealed plastic bag or container before throwing it in a trash can so the chemicals don’t leak out into the garbage. Mix liquid medications with coffee grounds, sawdust, or kitty litter.

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.