Y tế

SỔ TAY SỨC KHỎE: Danh từ y khoa về xương khớp

Bác Sỹ Lương Huỳnh Ngân

THOÁI HÓA

Thế nào là thóai hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai xương sống v.v… BS De Colores nhà ta không có tham vọng viết một bài đại cương về xương khớp, nhưng cố gắng giải thích bằng hình ảnh và bằng ngôn ngữ thông thường vài danh từ thường nghe.

Chúa tạo xương có hai đội tế bào, tác động gần như liên tục và cùng lúc, một đội làm phát triển gọi là đội tạo-cốt-bào và một đội tu sửa và  tiêu hủy xương cũ gọi là hủy-cốt-bào.

Đội tạo-cốt-bào làm việc tích cực thường xuyên dưới sự kiểm sóat của tuyến giáp và cận giáp.

Đội hủy-cốt-bào qua độ can-xi và phốt-pho trong máu dưới sự kiểm soát của trung tâm điều phối não bộ.

Theo thời gian, lúc còn trẻ sinh hoạt tạo-cốt-bào làm việc hăng say hơn, làm xương chắc hơn và tiến triển trên mọi mặt, nhưng khi con người lớn tuổi về già thì ngược lại, kết quả làm xương loãng hơn dễ gãy hơn.

Thoái hóa là một hiện tượng xương hay khớp già đi, hay bị tổn thương, nhanh hay chóng với thời gian khó tiên đoán, mất dần các đức tính tự nhiên, xương người trẻ cứng hơn, cấu trúc đơn giản hơn, giúp cơ thể vận hành bình thường, không gây đau đớn, khi bị thoái hóa sẽ dễ gãy hơn.

THÓAT VỊ ĐĨA ĐỆM

           

ĐAU THẦN KINH TỌA RỄ CỘT SỐNG CỔ

Trường hợp đau lưng do tổn thương dây thần kinh tọa đúng ra phải nói bệnh đau thần kinh tọa. Nếu nói tôi bi thần kinh toạ thì không có nghĩa. Đó là tổn thương ở lưng, động đến một hay nhiều rễ dây thần kinh từ cột sống lưng, cơn đau tuy phát xuất từ lưng nhưng bệnh nhân đau tận chi dưới. Tuỳ theo vùng nào, người bác sĩ không cần các hình như cắt lớp hay MRI cũng biết vùng bị tổn thương ở cột sống. Chụp X quang cũng đủ để chẩn đoán và theo dõi.

Phải làm MRI hay cắt lớp không ? Người BS có kinh nghiệm và nghĩ đến túi tiền bệnh nhân sẽ quả quyết là KHÔNG CẦN!

Tại sao không Xi-ti (CT) không M-Rai  (MRI)? và khi nào cần?

Bởi vì chẩn đoán bệnh bằng lâm sàng (*) đã đủ, nếu người BS biết khám thế nào là dấu hiệu Lasègue và thuộc bài vùng nào đau, liên hệ với dây thần kinh nào. Thế là đủ để kê toa chữa trị và theo dõi. Đòi hỏi hình ảnh rất tốn kém cho bệnh nhân và vô ích để chữa bệnh.

(*) Dấu hiệu lâm sàng (clinical signs): Những triệu chứng (symptoms) do bệnh nhân khai (có tính cách chủ quan); và khám nghiệm trên người bệnh nhân để phát hiện những dấu hiệu (signs) khách quan. Những dấu hiệu đó được gọi là dấu hiệu lâm sàng (clinical signs).

Chẩn đoán lâm sàng (clinical diagnosis); Chẩn đoán bệnh căn cứ vào quá trình khám trên (dựa vào dấu hiệu lâm sàng).

Khi nào cần Xi-ti (CT), M-rai (MRI)?

Chỉ cần khi nào phải cân nhắc chỉ định giải phẫu, các hình này sẽ hướng dẫn phẫu thuật, và chỉ trong các trường hợp này mà thôi.

Khi nào chỉ định giải phẫu?

Phải biết khi giải phẫu không thành công, cho dù không có lỗi kỹ thuật, các biến chứng vô cùng nặng nề, có thể bại liệt; đau dữ dội suốt đời hay tử vong. Người BS tận tâm, chỉ đề nghị giải phẫu ở hai trường hợp và hai trường hợp này mà thôi:

Đã thử mọi cách có thể để chữa đau, ít nhất 6 tháng mà bệnh nhân không thể chịu thêm.

Khi có dấu hiệu nguy cơ tê liệt.

 

KỲ TỚI : ĐAU ĐẦU (NHỨC ĐẦU)

 

 

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.