Xã hội

Mối nguy hiểm tồi tệ nhất ngày nay là hệ tư tưởng về giới tính

Thanh Quảng sdb02/Mar/2024

https://vietcatholic.net/News/Html/288753.htm

 (Antoine Mekary – Aleteia)

Đức Thánh Cha cho hay ngài yêu cầu thực hiện các nghiên cứu về hệ tư tưởng giới tính, mà ngài cho là “căn bệnh tồi tệ nhất của thời đại chúng ta”.

“Điều quan trọng là phải có những cuộc gặp gỡ nam nữ bởi vì ngày nay mối nguy hiểm lớn nhất là hệ tư tưởng giới tính, nó muốn hủy bỏ mọi sự khác biệt giữa nam và nữ”. Dó là lời Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu khi khai mạc Hội nghị Quốc tế về Ơn gọi nam nữ tại Vatican vào ngày 1 tháng 3, 2024. Ngay từ đầu triều đại giáo hoàng, Đức Thánh Cha đã thường xuyên tố giác “hệ tư tưởng giới tính”, mà ngài coi là được thúc đẩy thông qua “sự thực dân hóa ý thức hệ”.

Sáng nay, tại Hội trường Thượng Hội đồng Vatican, Đức Thánh Cha đã giới thiệu Hội Nghị Quốc Tế với Chủ đề “Người nam và người nữ, theo hình ảnh Thiên Chúa cho một nền nhân học về ơn gọi”. Vì bị cảm nên Đức Thánh Cha xin thư ký của ngài đọc bài phát biểu đã soạn sẵn.

ĐTC chỉ nói vài lời để nhấn mạnh với những người tham dự viên về mối quan tâm của ngài đối với “cuộc khủng hoảng nhân học” hiện nay.

Mô tả “hệ tư tưởng giới tính” như một “căn bệnh tồi tệ của thời đại chúng ta”, Đức Thánh Cha giải thích rằng “xóa bỏ sự khác biệt nam nữ là chối bỏ nhân loại. Mặt khác, nó đặt người nam và người nữ vào tình trạng ‘căng thẳng’”.

ĐTC tâm sự rằng ngài đã yêu cầu một vị Hồng Y, Tiến sĩ nghiên cứu về hệ tư tưởng này. (ĐTC có thể đang nói về Đức Hồng Y người Hà Lan Wim Eijk, Tổng Giám Mục Utrecht, người nổi tiếng về bảo thủ về giáo lý, người đã đề nghị Đức Thánh Cha viết một thông điệp về chủ đề này.)

Chủ đề định kỳ

Năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích với nhật báo La Nacion của Argentina rằng ngài không soạn thảo một thông điệp mới về chủ đề này. Tuy nhiên, vào tháng 1 năm ngoái, Đức Hồng Y Víctor Manuel Fernández nói với cơ quan báo chí Tây Ban Nha EFE rằng Bộ Giáo Lý Đức Tin – do ngài đứng đầu – đang chuẩn bị một tài liệu về phẩm giá con người. Theo ĐHY, văn bản này sẽ đưa ra “những chỉ trích gay gắt” về các vấn đề đạo đức như “chuyển đổi giới tính, mang thai hộ, và các hệ tư tưởng về giới tính”.

Kể từ đầu triều đại Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha đã thường xuyên cảnh báo chống lại một “hệ tư tưởng” làm “xóa đi những khác biệt giữa người nam và nữ”.

Chẳng hạn, “sự căng thẳng giữa những khác biệt của người nam người nữ,” ĐTC giải thích trong cuộc phỏng vấn với tờ La Nacion. Tuy nhiên, ngài cũng nhấn mạnh rằng ngài luôn phân biệt “giữa công việc mục vụ cho những người có khuynh hướng đồng tính và hệ tư tưởng giới tính khác biệt vì họ là hai thực thể khác nhau.”

Vào năm 2016, trên máy bay trở về sau chuyến đi Baku, Azerbaijan, ĐTC đã chỉ trích gay gắt việc “truyền bá lý thuyết giới tính”, đặc biệt là thông qua “sự thực dân hóa tư tưởng” qua sách giáo khoa của các trường học.

Ba năm sau, Bộ Giáo Dục Công Giáo xuất bản một tập tài liệu dài khoảng 30 trang về vấn đề giới tính. Mục đích của Vatican là cung cấp cho các gia đình Kitô Giáo và các nhà giáo dục những yếu tố cần thiết, khi đối diện với “cuộc khủng hoảng giáo dục” liên quan đến các chủ đề “cảm xúc và tính dục”.

“Đức Thánh Cha nói về điều đó một cách tự nhiên”

“Đó là một hệ tư tưởng đáng sợ. Hôm nay Đức Thánh Cha đã nói về điều này một cách tự nhiên, đây là mối quan tâm của ngài”, Đức Hồng Y Marc Ouellet, cựu Bộ Trưởng Bộ Giám Mục, nói với Thông tấn I như vậy. Đức Hồng Y Ouellet, vị Hồng Y 79 tuổi người Canada là Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu và Nhân Chủng Học Ơn Gọi (CRAV), nơi Hội Nghị được tổ chức.

Trong suốt hai ngày, những tham dự viên cố gắng khám phá ra nền tảng của nhân chủng học Kitô giáo nhằm đáp lại những thay đổi văn hóa xã hội về bản sắc con người. Các vấn đề như “chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc” và thúc đẩy “văn hóa nghề nghiệp trong các trường học lấy cảm hứng từ Công Giáo” để thảo luận.

Tầm quan trọng của việc hoàn thành ơn gọi làm người

Trong bài phát biểu mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn bị và được một thư ký đọc, ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khám phá và thực hiện ơn gọi của mình như một cách để đáp lại “ước mong sự viên mãn và hạnh phúc của con người đang ắp đầy trong trái tim chúng ta”.

“Người nam và người nữ được Thiên Chúa sáng tạo và là hình ảnh của Đấng Tạo Hóa; nghĩa là, họ mang trong mình niềm khao khát về sự vĩnh cửu và hạnh phúc mà chính Thiên Chúa đã gieo vào tâm hồn họ và điều mà họ được mời gọi thực hiện thông qua một ơn gọi cụ thể”, Đức Thánh Cha giải thích.

“Đó là lý do tại sao trong chúng ta có một sự khát khao nội tâm lành mạnh mà chúng ta không bao giờ dập tắt được. Cuộc sống của mỗi người chúng ta, không ai bị loại trừ, không phải là một đoạn đường gập ghềnh; Sự tồn tại của chúng ta trong thế giới không chỉ là ngẫu nhiên, mà chúng ta là một phần của kế hoạch tình yêu và chúng ta được mời gọi vượt lên khỏi chính mình để đạt tới sự thành toàn, cho chính mình và cho người khác.”

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nhấn mạnh “chương trình” này không phải là một điều gì đó được áp đặt lên cuộc sống của con người từ một nguồn siêu nhiên nào đó mà là một sự khẳng định con người là ai, như một “lời đáp trả” trước một “lời mời gọi”.

“Tôi luôn muốn nhắc nhớ rằng đây không phải là một nhiệm vụ ngoại lai được giao phó cho cuộc sống của chúng ta, mà là một chiều kích liên quan đến chính bản chất của chúng ta, cấu trúc của con người nam nữ của chúng ta theo hình ảnh Thiên Chúa. Chúng ta không chỉ được giao phó một sứ mệnh, mà mỗi người là một sứ mệnh,” ĐTC viết, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của những Hội Nghị như thế này để suy tư và đào sâu ý nghĩa của ơn gọi.

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.

Góp ý kiến