Phạm Văn Bản
(Mời đọc tiểu luận viết hơn 20 năm, khi tôi còn học trường Western Washington University và làm việc thư viện trường Everett Community College, và nặng lòng về nguồn nước Việt Nam, riêng bài viết Anh ngữ bị thất lạc).
Ðất nước là nhu cầu sống thực của con người. Ðất dụng canh, nước sinh cư tạo lương thực nuôi con người trong hệ hoàn vũ. Theo công kỹ nghệ gia, ngành nông nghiệp tiêu thụ với tỷ lệ 65%, kỹ nghệ 25%, và gia cư 10% cùng số lượng nước hao cạn hàng ngày trên toàn cầu. Bởi thế nước là thức uống, là nước hằng sống (state and/ or water), dân sống vì nước, không nước thì chết.
Nhìn lại thập niên trước, khi chính quyền Mễ Tây Cơ làm đơn vay nước (water loan) Sông Rio Grande của Hoa Kỳ với số lượng 2.8 triệu khối, đã làm dư luận quốc tế bàn tán xôn xao. Nguyên nhân, vùng Bắc Mễ gặp hạn hán trong ba năm liền. Thiếu nước chăn nuôi, mùa màng, lâm ngư của Mễ bị hủy hoại. Khi nước sông cạn thì nước biển tràn vào tiêu diệt toàn bộ ngư sản nước ngọt (fresh water). Dân chúng cơ cực bịnh hoạn và sống cảnh nước phèn, chờ mưa chưa tới. Theo chương trình ngư nghiệp của hiệp ước 1944, Mễ ký kết với Mỹ được dùng 5% lượng nước sông Rio Grande, kiểm soát bởi hệ thống đập thủy điện thủy lợi (hydro dam) thượng nguồn tiểu bang Texas. Ðành rằng vay nước thì trả bằng nông phẩm, nhưng sự kiện mượn nước cũng làm cho chính phủ Mỹ lo ngại, vì thiếu nước cũng ảnh hưởng tới nông dân Texas.
Trên thế giới có hơn 210 con sông lớn, xây đập thủy điện thủy lợi trong vài thập niên qua, ít nhất có từ 35 năm. Thực tế, các nước thượng nguồn (up-stream) trở nên thịnh vượng chăn nuôi trồng trọt, lương thực dồi dào và có thêm ưu thế quân sự hóa “cái đập” cầm quyền phát nước, trị nước (water control) hạ nguồn (down-stream), là dân cam cảnh nô lệ. Dân hạ nguồn hưởng giòng ô uế (contaminated water) do hóa chất độc hại organochlorines, DDT, toxic chemicals từ phân bón hay thuốc trừ sâu của xứ nông nghiệp thượng nguồn thải ra, đổ xuống giòng sông và ô nhiễm môi sinh.
Theo tài liệu Tổ Chức Lương Nông Thế Giới (The U.N. Food and Agriculture Organization), Liên Hiệp Quốc 1996, với những phát minh tiến bộ khoa học công nghệ như khám phá ra hạt giống mới, phân bón, thuốc trừ sâu, hay hệ thống phun tưới làm gia tăng sản lượng lương thực, tạo gía thành ngũ cốc giảm hạ, tỷ lệ chết đói của nhân loại xuống thấp. Bình quân khẩu phần lương thực cho mỗi đầu người là 300 kilograms. Nhưng điều kiện chưa đủ, chưa phải là niềm hạnh phúc cho nhân loại hôm nay, vì vấn nạn khan hiếm nước đang đe dọa toàn cầu. Mất nước, thiếu nước, khát nước dẫn tới tình trạng khủng hoảng an sinh, yếu kém sức dân, bất an xã hội, biến loạn chính trị, đó là nguyên nhân gây ra chiến tranh.
Nhân loại xưa nay xảy ra chiến tranh tàn sát lẫn nhau cũng bởi khát nước. Cuộc Chiến Sáu Ngày (A Six Day War) Do Thái vào năm 1967, vì cảm nhận nguy cơ thiếu nước, đang khi Syrian phong tỏa giòng Sông Banias một trong ba nhánh của Jordan. Do Thái phải lập tức đánh chiếm hai vùng nước chiến lược, hồ mạch ngầm West Bank và cao nguyên Golan Heights là thượng nguồn chảy xuống đập Jordanian, trước khi đổ ra hai nhánh Yarmouk và Banias.
Ðể có thêm bằng chứng “chiến tranh vì nước,” xin trích dẫn lời tuyên bố của thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Syleyman Demired, trả lời yêu sách khi chia nguồn Euphrates Water với Syrian trước Liên Hiệp Quốc năm 1992, “Chúng tôi không nói chúng tôi chia nguồn dầu hỏa của họ. Thì họ cũng đừng nói muốn chia nguồn nước của chúng tôi (We do not say we should share their oil resources. They cannot say they should share our water resources).” Nước là thức ăn uống hằng ngày, là nước hằng sống, con người không nước thì chết.
Nhìn về quê hương Việt Nam, có thể vì di chuyển thuận lợi cho việc định canh định cư trên vùng đồng bằng hạ nguồn của Tổ Tiên ngày trước như châu thổ Sông Hồng, Ðồng Nai, Cửu Long điều kiện thiên nhiên cho phép. Nhưng thời đại kỹ nghệ ngày nay, các xứ nông nghiệp hạ nguồn bị lâm nạn, trở thành nghèo đói vì “bị nô lệ” bởi cái đập thượng nguồn. Ðang khi quốc gia quốc tế chưa thể hiện được “chính sách phát nước” khả dĩ áp dụng cân xứng, hòa đồng theo nhu cầu và tiến trình sống chung của loài người.
Bởi thế “Nạn Nước” Việt Nam ngày nay cũng đang gặp nhiều bi thảm. Chứng cớ cụ thể là trường hợp đập Pak Mun, thuộc loại thủy điện thủy lợi cỡ lớn (hydro dam) thượng nguồn Cửu Long (Mekong River) miền Ðông Bắc Thái Lan, khánh thành sau thập niên 90 do công ty EGAT (Electricity Generating Authority of Thailand) và Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) tài trợ. Cũng trên lưu lượng thượng nguồn còn có cả một hệ thống thủy đập của Trung Quốc, của Miến Ðiện chảy xuống thủy đập của Ai Lao, của Cao Miên, với một giòng sông có bấy nhiêu cái đập, thì nguồn nước đổ xuống trở thành ô uế (contaminated water), độc chất sa thải từ các vùng kỹ nông lâm ngư chảy về Sông Tiền Sông Hậu, của đồng bằng Cửu Long miền Nam Việt Nam. Hỡi ơi mất nước, thiếu nước (fresh water) trở thành mối đe dọa sống chết, không những nước canh tác mà còn ảnh hưởng đến thức ăn uống của đồng bào ta ở vùng hạ nguồn.
Miền Bắc thì cũng mất nước như Miền Nam. Trung Quốc vốn sẵn mộng thái thú đô hộ dân ta ngàn xưa, thì ngày nay có ưu thế “cái đập” trị nước, mang tên “The Three Gorges Dam” tận thượng nguồn Sông Hồng (Yangtze River). Việt Nam khó mà thoát ách nô lệ. Thiếu nước thì đi vay (water loan), vay mượn thì thành con nợ, và trả nợ chồng chất ngập đầu. Vay tiền (money loan) thì trả lãi, và còn dễ trả hơn là nợ nước. Nợ nước thì trả bằng nông phẩm, và cả một dân tộc thành con nợ, và trả nợ chẳng khi nào trả cạn. Trường hợp vay nước và trả nợ của Mễ Tây Cơ là dẫn chứng điển hình. Chủ nợ Trung Quốc so với Hoa Kỳ còn độc địa và nghiệt ngã hơn nhiều lần.
Cũng theo tài liệu Liên Hiệp Quốc, thế giới có hơn 38,000 thủy đập, và riêng Trung Quốc chiếm hơn nửa số thủy đập đó. Chúng ta thấy ngay cái cảnh thiếu nước và bao nỗi khó khăn trong việc giữ nước của đồng bào quê hương Việt Nam mình. Việc “giữ nước” lại cần phải có sức dân sức nước, tức kết hợp toàn dân trong một khối trăm triệu người trong nước và hải ngoại có hồn dân hồn nước để giữ nước. Từ những vấn đề như vay nước, lọc nước, dùng nước, nước uống cho chí nước tiêu dùng trong công nông nghiệp đang trở thành nhiêu khê.
Việt Nam là nước hạ nguồn, bị nô lệ bởi thiên nhiên là lẽ tất nhiên. Nhưng việc giữ nước lại do khả năng con người qua những chính sách sáng tạo để ứng dụng, chớ không chỉ dành giật hay cướp đoạt chính quyền như bao người lầm tưởng, mà bỏ quên cái đập nước! Từ ngày Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản cầm quyền tới nay chưa có khái niệm về nước, giữ nước mà họ “cũng liều nhắm mắt đưa chân mà xem con tạo xoay vần đến đâu – Kiều.”
Thiếu nước thì phài vay nước. Nợ nước thì phải trả bằng nông sản. Cho nên sau khi thâu hoạch hàng vụ mùa thì Hà Nội lẳng lặng ngậm bồ hòn “của xứ hạ nguồn” mà phải đội lúa sang triều cống Bắc Kinh trả nợ nước. Ðương nhiên, Hà Nội cũng chỉ được hưởng ưu đãi với gía rẻ mạt của Bắc Kinh trả lại phân bón hay thuốc trừ sâu “thiếu chất lượng” do biến chế với kỹ thuật thô sơ. Ðã một thời Hà Nội khoe khoang với Liên Hiệp Quốc sản xuất nhiều lương thực, đứng hạng thứ tư về tài trợ cho nhân dân Trung Quốc. Hà Nội vừa lòe bịp dư luận thế giới lại vừa làm cho đồng bào Việt Nam phải ăn đói triền mien.
Nước là nhu cầu sinh thái (ecosystem) của thực vật, động vật và con người. Nước là tác động chung phần (collective security) trong môi trường an sinh. Nước dùng nhiều ắt cạn. Nông nghiệp là ngành tiêu thụ nhiều nước nhất, nước canh tác, nước trông trọt, nước chăn nuôi, nước công nghệ và khi nước cạn, dầu cho có đóng giếng phun, và ngay đến những miền có nhiều mưa, thì cũng chỉ nước phèn. Nhìn chung, tai ương thiếu nước hôm nay xảy ra do “cái đập,” làm thay đổi khí hậu, thời tiết cho chí mạch ngầm và nếu đóng giếng, thì nước lấy lên cũng là độ mặn như Mễ Tây Cơ và nhiều nơi khác khổ công mà không còn nước ngọt (fresh water).
Xung quanh hoàn cầu, phẩm chất trung thực của hệ động vật với nước cũng bị đe dọa, liên hưởng tác động trong sinh hoạt con người. Nước ô nhiễm đã làm biến thể cư dân, diệt trừ ngư sinh, bùng phát thương mại, đấu tranh nguồn nước, và làm thay đổi khí hậu tạo cho địa cầu càng ngày càng hâm nóng. Đặt vấn đề bảo vệ môi trường an sinh thì những nhà soạn định chính sách (policy decision maker) mới chỉ mang mặc khái niệm công bình, và căn cứ tư tưởng trên nhân quyền để bảo vệ, chớ chưa giải quyết trọn vấn đề của con người toàn vẹn trong môi trường lành mạnh đúng thực (It brings everyone to the level of shared depend on an intact, health evironment).
Chìa khóa tâm tư mở cửa lòng con người hôm nay chưa có, vì còn qúa mới mẻ với nhu cầu nước, và chính sách phát nước toàn cầu. Theo tài liệu của nhóm nghiên cứu ngư sinh Hoa Kỳ (American Fisheries Society) thì lượng nước ẩm trong đất bị tiêu hao từ thời lập quốc ở những năm 1780 đến 1980, trung bình mất 24 mẫu mỗi giờ (The amounted of wetlands lost between the 1780s and 1980s averaged more than 24 hectares – 60 acres – an hour for every hour of those 200 years). Ðó là bằng chứng cụ thể trong việc dùng nhiều thì hết.
Ðang khi nước cạn thì đất canh tác bị chai (soil degradation). Ðất nước bị ô nhiễm (pollution) bởi con người khai thác khoáng mỏ, lâm sản, vùng chăn nuôi gia súc, kỹ nghệ, thành thị. Tác hại nhất là đất canh nông sa thải độc tố vào nguồn nước như organochlorines, DDT, toxic chemicals nước không tinh khiết, và các dân hạ nguồn lãnh đủ mọi độc hại. Hơn nữa, những biến chứng do nguồn nước ô nhiễm gây ra như gia súc chăn nuôi lây nhiễm H5N1 từ chim trời. Tất cả thành mối lo cho dân tộc Việt Nam chúng ta đang sống ở hạ nguồn.
Công cuộc đấu tranh cho an sinh của người Việt Nam được ghi nhận là mục tiêu nước, nguyên tố nước. Nghiên cứu tài liệu nông ngư Việt Nam chúng ta thấy rằng các chính sách việc nước thì nhà cầm quyền Hà Nội không có khả năng giải quyết. Vì Cộng Sản thiếu cái nhìn tổng hợp chính trị toàn cầu, những nguyên tắc góp phần an ninh sống chung, trật tự thế giới mới (collective security, new world order) trong một thể chế dân chủ đa đảng, đặc biệt sau thời kỳ chiến tranh lạnh (post cold war) những suy tư và khám phá mới mang tính chất đúng đắn, nguyên tắc giải quyết trên căn bản của con người toàn vẹn và đúng thực.
Bất hạnh thay! Người Cộng Sản tới nay mà họ vẫn còn say sưa với những quan niệm cục bộ của thời tiền kỹ nghệ Châu Âu Westphalia: quân bình quyền lực, độc lập, tự do, chủ quyền (sovereign), dân tộc tự quyết (self-determination for people), quốc gia, dân tộc, văn hóa, tôn giáo từ năm 1648 mệnh danh “Chistendom.” Quan niệm này, theo Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Boutro Ghali, chỉ là đại họa chiến tranh, gây phiền toái cho nhân loại trên bước đường xây dựng và phát huy tinh hoa cuộc sống tốt đẹp (Xem Paths to Peace, 1992).
Ông Ghali cũng tuyên bố rằng, “Cánh cửa Liên Hiệp Quốc còn rộng mở, chưa đóng,” và ông nhắn nhủ các tổ chức nên đặt yêu sách nước (claimed state) chớ đừng có “nước cha” (claimed statehood). Từ đó, chúng ta hiểu lời ông để góp phần vào công cuộc thực thi “việc nước” trong tiến trình đấu tranh cho an sinh của dân tộc Việt. Cũng theo tài liệu Liên Hiệp Quốc, chúng ta biết rằng có hơn 4000 yêu sách lập nước, lập chính phủ, hay quan sát viên, trong đó chẳng phải chỉ có 184 nước và những tổ chức không nước (non-state organization) hay phi chính quyền (non-government organization), mà còn có nhiều những tổ chức khác.
Tóm lại, nước (water, state) là nhu cầu cấp thiết của đồng bào chúng ta cũng như mục tiêu chung của loài người đang sống (universal long-range objectives). Từ khởi điểm mất nước đó qua hành trình sáng tạo “dựng nước,” chúng ta có thể đặt ra yêu sách một Nước Việt Nam (The Vietnam State) trước cộng đồng nhân loại để thành hình một đoàn thể chính danh Giúp Dân Cứu Nước như Tổ Chức Phi Chính Phủ làm quan sát viên và có tiếng nói chung, nhằm tranh đấu cho quyền sống của dân tộc Việt Nam – chớ không phải là thành lập chính phủ lưu vong hay lực lượng vũ trang mưu đồ quyền bính tại Việt Nam như nhiều người lầm tưởng, hoặc đang làm!
Mong thay!
Views: 0