Lý Bích Thủy
Được biết ngày 5/2/2020, trong cuộc hội kiến với Thủ tướng Campuchia Hun Sen đang có chuyến thăm Bắc Kinh, dân Bắc Kinh mới thấy Tập Cận Bình xuất hiện trước ống kính của truyền thông ĐCSTQ. Tập Cận Bình cho biết, đối với dịch viêm phổi virus Covid-19 mới, công tác phòng chống và kiểm soát đang đạt được hiệu quả tích cực. Đúng là một câu nói chót lưởi đầu môi của một tên trùm Mafia. Với lòng tự tôn vô lối, họ Tập đã từ chối sự giúp đở của Hoa kỳ và một số các quốc gia Tây Phương ngay từ khi bệnh dịch mới bắt đầu bùng phát ở Vũ Hán ở mức độ thấp, hành động này của Tập đã vô tình giết chết vô số người dân TQ vì mang bệnh dịch Covid-19 và làm nền kinh tế đang lao dốc, nay lại càng thê thảm hơn khi dịch bệnh đã tràn lan ra nhiều nơi, số tỉnh thành bị cách lý đã gia tăng, Bắc Kinh cũng đã thất thủ.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới với 4.3% sản lượng thế giới. 17 năm sau, quốc gia này đã trở thành nền kinh tế đứng thứ 2 và chiếm tới 1/5 GDP toàn cầu – theo số liệu năm 2018 của Ngân hàng Thế giới (WB). Ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc Đại lục là một mắt xích quan trọng đối với kinh tế toàn cầu. Tuy chưa có những con số cụ thể, nhưng trận dịch Covid -19 lần này trầm trọng nhiều lần hơn trận dịch năm 2003 ở TQ. Theo chuyên gia kinh tế Zhang Ming, nếu dịch bệnh kéo dài đến hết tháng 3, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể sụt giảm từ 1 tới 5 điểm phần trăm trong quý này – tương đương với vài trăm tỷ đô la là điều khó tránh.
BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH Ở TRUNG QUỐC
Thực tế về tình hình dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang tiếp tục mất kiểm soát, TQ Đại Lục đã có hơn 80 thành phố thực thi “phong tỏa thành phố”; ngày 10/1/2020, thành phố Bắc Kinh chính thức phát đi “Thông cáo phòng và kiểm soát dịch bệnh, nghiêm ngặt quản lý khép kín các khu dân cư”. Thành phố Thượng Hải sau đó cũng chính thức tuyên bố thực thi biện pháp tương tự. Tập Cận Bình từ nay đi ra ngoài đường để tiếp xúc với dân đã phải mang khẩu trang. Các giới chức nhỏ lớn của TQ khi bị điều đi vòng các vùng dịch bệnh đều đã từ chức.
Nhìn từ cửa sổ của Vũ hán để thấy sự thất bại trong việc chăm sóc sức khoẻ cho dân của một cường quốc về quân sự, nhưng lại là một nước nhược tiểu về y tế, chuyên viên y tế kém, trang thiết bị quá thiếu thốn…Theo tường thuật của South China Morning Post, “hiện, ít nhất có khoảng 500 bác sĩ và y tá đã bị nhiễm bệnh”. Và theo như cách tính mới được Trung Quốc công bố hôm 13/02/2020, trong số hơn 1.300 người chết, là có 6 bác sĩ. Con số người của ngành y tế bị nhiễm bệnh và chết trong khi làm nhiệm vụ cứu chửa người mắc bệnh đã lộ hẳn cho thế giới biết được cường quốc như TQ chỉ là một thứ cùi bấp trong hàng các cường quốc. Chúng chỉ biết chạy đua vũ trang để uy hiếp các nước yếu kém chung quanh khu vực, nhưng thật ra chúng không hề biết lo đến sự an nguy về sức khoẻ cho người dân khi đau yếu bệnh hoạn.
Theo hãng tin Pháp AFP trích dẫn các con số ấn tượng do trợ lý thị trưởng Vũ Hán, ông Hu Yabo, đưa ra để minh họa cho những khó khăn của các y bác sĩ tại Vũ Hán. Trong tổng số 59.900 bộ đồ chống dịch bệnh cần thiết mỗi ngày, giới y tế ở đây chỉ nhận được có 18.500 bộ. Tương tự, đối với loại khẩu trang N95 để phòng virus, nhu cầu mỗi ngày là 119.000 chiếc, nhưng họ chỉ có được 62.200 chiếc.
Mặc dù chính quyền Trung Quốc đã huy động các chuyên gia trên toàn quốc để đối phó với dịch bệnh tại Vũ Hán, nhưng các bệnh viện tại đây vẫn bị quá tải.
Mỗi một bác sĩ phải tiếp đến 400 bệnh nhân trong vòng 8 tiếng và phải thường xuyên đối mặt “với những bệnh nhân bị nhiễm bệnh rất nặng, hay tình trạng sức khỏe đã bị suy biến và đi đến tử vong rất nhanh”.
Trung Quốc một cường quốc quân sự và kinh tế của thế giới, chỉ bỏ ra có 5% GDP cho lĩnh vực y tế, trong khi tại Liên Hiệp Châu Âu mức trung bình là 10%.
Khi dịch Covid-19 xảy ra, Tập đã dẹp bớt lòng tự tôn xoè tay ra nhận 500.000 US đô la và một số khẩu trang cũng như dụng cụ y khoa của đàn em VN nghèo nàn. Và cuối cùng là phải chấp nhận cho phái đoàn y tế Liên Hiệp Quốc WHO được đến các vùng bùng phát Covid-19 để nghiên cứu và tìm cách ngăn chặn.
NHỮNG CÔNG TY LỚN NGƯNG HOẠT ĐỘNG
Chuỗi cung ứng công nghệ của Trung Quốc vẫn tiếp tục “đứng yên”. Các nhà cung cấp chính cho Apple đang nỗ lực khởi động lại việc sản xuất iPhone, iPad và các thiết bị khác trong bối cảnh lo ngại rằng virus Covid – 19 có thể lây lan qua các nhà máy và ký túc xá – nơi có hàng ngàn công nhân sống tại đây.
Một số nhà máy sản xuất iPhone quan trọng của Apple tại Trung Quốc đã được các quan chức y tế địa phương cho phép tiếp tục sản xuất sau khi họ kết thúc kiểm tra sức khỏe vào tối Chủ nhật 9/2 vừa qua. Tuy nhiên, các vấn đề đã xuất hiện ở một số cơ sở, bao gồm cả nơi sản xuất iPhone lớn nhất thế giới ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, do Foxconn vận hành. Các cơ sở có nguy cơ lây nhiễm cao sẽ được yêu cầu kiểm tra sức khỏe cộng đồng hàng ngày.
Hầu hết các nhà máy lắp ráp iPhone quan trọng, bao gồm Foxconn, Pegatron và Wistron, đang nhắm đến việc khởi động lại ngay từ thứ Ba 11/2/2020, nhưng tình trạng thiếu công nhân vẫn là một trở ngại đáng kể. Chuỗi cung ứng iPhone ở TQ cho biết:”Việc chúng tôi có tiếp tục làm việc hay không không phải là vấn đề. Vấn đề là liệu chúng tôi có đủ nhân công hay không”.
Chuỗi thực phẩm lớn Jiumaojiu International Holdings cho biết vào tối Chủ nhật 9/2 rằng họ sẽ gia hạn đóng cửa tất cả các nhà hàng của mình, cả các địa điểm tự vận hành và nhượng quyền (đã đóng cửa kể từ ngày 29/1).
Công ty được niêm yết tại sàn chứng khoán Hồng Kông vào tháng trước, điều hành trực tiếp 287 nhà hàng và 41 nhà hàng khác dưới dạng nhượng quyền thương mại, tại 4 thành phố lớn và 15 tỉnh, bao gồm cả Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đang trong tình trạng đóng cửa vì thiếu công nhân trầm trọng.
Trong khi đó, công ty Cabio Bioengineering (Vũ Hán) đang vật lộn với mạng lưới giao thông bị tê liệt của thành phố. Nhà sản xuất thành phần thực phẩm cho biết nhà máy của họ – nằm trong khu vực phát triển kinh tế ở ngoại ô Vũ Hán – không thể tiếp tục hoạt động như dự kiến vì việc tạm ngừng giao thông công cộng đang ngăn cản nhân viên đến làm việc. Công ty này cũng cho rằng các công ty khác nhau ở tỉnh Hồ Bắc sẽ không thể hoạt động trở lại trước nửa đêm ngày 13/2, dựa trên một thông tư gần đây từ chính quyền.
Gián đoạn trong hoạt động du lịch cũng đang ngăn cản các công ty bên ngoài Vũ Hán trở lại làm việc như dự kiến. Công ty Vanadi Titano-Magnetite Mining của Trung Quốc đã công bố vào thứ Sáu rằng các hoạt động của mỏ Maoling tại tỉnh Tứ Xuyên vẫn sẽ tiếp tục bị tạm ngừng sau kỳ nghỉ kéo dài. Công ty cũng nói rằng đa số các công nhân công trường thực hiện các hoạt động ngầm trong mỏ từ tính đến từ các tỉnh Hồ Bắc và Chiết Giang và họ sẽ không thể trở lại làm việc.
Công ty mõ Hengxing Gold Holding cũng đang trì hoãn việc khai thác trở lại và không chắc chắn, quặng mỏ của Gold Mountain của họ ở Tân Cương sẽ có thể khởi động lại nếu được chính phủ phê duyệt và lực lượng lao động quay trở lại làm việc.
China Film đã phải đóng cửa tất cả 141 rạp chiếu phim của mình trên toàn quốc, trong khi Shanghai Film và Hengdian Entertainment cũng ở trong tình trạng tương tự. Chưa có số liệu nào được công bố, nhưng doanh thu phòng vé của China Film trong kỳ nghỉ này năm ngoái là 144,03 triệu nhân dân tệ (20,6 triệu USD), chiếm 8% doanh thu bán vé hàng năm.
Công ty chất bán dẫn Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC) – một công ty sản xuất chip lớn của Trung Quốc – tiết lộ tại Sở giao dịch Hồng Kông hôm thứ Sáu rằng họ đang làm việc chăm chỉ để duy trì tình trạng hoạt động sản xuất không bị gián đoạn. Công ty công nghệ lớn này đang đứng vững, nhưng Chủ tịch Zhou Zixue, thừa nhận rằng: “Việc phòng ngừa và kiểm soát hiện tại của virus corona mới là nghiêm trọng và nhiệm vụ đó là rất khó khăn.”
Tuyên bố của SMIC được đưa ra khi Foxconn đang thực hiện các nỗ lực “phi thường” để khởi động lại hoạt động sản xuất – thậm chí họ còn đi xa hơn – bắt đầu sản xuất khẩu trang y tế cho nhân viên của mình.
“Tình trạng hiện tại là cả nhà sản xuất và chính phủ đều hy vọng mọi người có thể quay lại làm việc, vì điều đó sẽ ảnh hưởng rất quan trọng đối với nền kinh tế TQ. Nhưng không bên nào muốn trở nên quá “liều lĩnh”, vì không ai có thể gánh nổi hậu quả và trách nhiệm”, nguồn tin của Nikkei cho biết. “Các nhà cung cấp thì ở nhiều khu vực khác nhau của Trung Quốc, và và các chính quyền địa phương lại có các quy định khác nhau.”
Trong số các công ty Nhật Bản, nhà sản xuất lốp xe Bridgestone dự kiến sẽ mở cửa lại các nhà máy vào thứ Hai 10/2 tại Vô Tích, Thiên Tân và các thành phố khác, nhưng việc mở cửa trở lại đã bị trì hoãn do khó khăn trong việc đảm bảo đủ công nhân. Họ dự kiến sẽ mở cửa trở lại trong vòng một tuần.
Mazda Motor và Isuzu Motors cũng đã hoãn việc mở cửa trở lại các nhà máy Trung Quốc. Toyota Motor dự định cho các nhà máy ở Trung Quốc hoạt động trở lại từ ngày 17/2. “Sẽ không có việc gì cho đến ngày 17/2”, một quản lý cấp cao tại một nhà cung cấp Quảng Châu cho các nhà máy của Toyota cho biết. “Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài ngồi ở nhà.”
Các sự ngưng trệ này đã làm nền KT Trung Quốc đang trên con đường lao dốc như xe không có thắng để có được điểm dừng.
LỜI CẢNH BÁO ĐẾN NGƯỜI DÂN VN
Trước cơn đại dịch đang hoành hành chính quyền TQ đã ra ra lệnh “trưng thu tài sản tư nhân”. Ngày 6/2/2020, Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc phải huy động hết sức mạnh để ứng phó, áp dụng những biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát kỹ lưỡng và nghiêm ngặt nhất, khởi động “chiến tranh nhân dân” để kiểm soát đại dịch.
Chính quyền Bắc Kinh sẽ nhân danh “chiến tranh nhân dân” với đại dịch corona, để thực thi lại những chính sách hà khắc đối với quyền tư hữu cá nhân vốn đã trở thành những vết đen trong lịch sử. Tờ Epoch Times nhận định động thái mới nhất của chính quyền tỉnh Quảng Đông đã khiến ngoại giới lo ngại rằng nó có thể là sự bắt đầu của việc thực hiện kiểm soát quân sự và chiếm đoạt tài sản của người dân trong thời gian sắp tới ở các tỉnh khác.
Đây cũng là một cơ hội tốt để đảng csVN bắt chước theo TQ – ngay trong đại dịch Covid-19 bùng phát ở VN, để ra tay cướp đoạt tài sản người dân.
TÓM LẠI:
Một số chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu và khu vực có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc tạm thời bị gián đoạn, bị ảnh hưởng lớn nhất là chuỗi cung ứng thiết bị, phụ kiện điện tử, điện thoại, công nghệ cao, phụ tùng ô tô. Lưu chuyển thương mại với Trung Quốc bị ảnh hưởng, gián đoạn do tạm thời đình trệ các chuỗi sản xuất – cung ứng cũng như hạn chế đi lại, giao thương giữa Trung Quốc và các quốc gia khác. Trước sự khủng hoảng kéo dài của dịch bệnh, nên một số hoạt động bị tê liệt vì lệnh ngăn sông cấm chợ của chính quyền TQ ở mổi địa phương. Công ty lớn như Foxconn và một số công ty lớn khác cũng đều chung số phận là tê liệt sản xuất. Mặc dù chưa có con số cụ thể về sự thiệt hại nhưng chắc chắn tổn thất về kinh tế kỳ này sẽ gấp 3, 4 lần hơn dịch bệnh xảy ra năm 2003, con số thiệt hại đã lên đến 62 tỷ đô la trong quý 1/2020. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã bị giảm 2 điểm phần trăm trong quý này vì sự bùng phát của dịch bệnh, điều này sẽ khiến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới rơi vào bế tắc.
Các cơn ngạo mạn, tự tôn của họ Tập đã bị con virus Covid-19 cắn và xé nát ra từng mảnh vụn, Tập ngày hôm nay phải trả một cái giá thật đắt cho các việc làm của y trong quá khứ với các nước láng giềng và một số các quốc gia khác trên thế giới. Người viết xin mượn những dòng thơ trong bài thơ:” Chú Ba thần chết” của thi sĩ Phan Huy để thay lời kết :
….Chú (ba Tàu) xây tham vọng bằng mọi giá
Tranh giành cướp giật với đàn em
Trộm cắp ăn xin cùng kẻ cả
Giẫm đạp tất cả để đi lên
Hậu quả hôm nay chú thế này
Bị con trùng độc nhốt xưa nay
Xổng chuồng cắn loạn vào mông chủ
Khiến chú cuống cuồng phải bó tay
Tội nghệp một tỷ dân Trung quốc!
Đang làm mồi quỉ Cồ rô na
Nguy thay cho cả toàn nhân loại!
Đại dịch lăm le trước cửa nhà.
(Phan Huy)
Bình luận chính trị từ hậu Duệ VNCH Lý Bích Thuỷ, 16.2.20202
Views: 0