Mai Tá lược dịch
Mối tương-quan giữa việc thống-trị và mức chịu đựng của người bị ép uổng, là mẫu mã cũng khá thường khiến hôn-nhân theo kiểu xưa/cũ vẫn tồn-tại ở xã-hội do nam-nhân làm chủ.
Xưa nay, trên mọi mãnh-lực, đã biến mất thế quân-bình trụ cột của xã-hội, vốn dĩ góp phần vào việc phá đổ thể-chế hôn-nhân như xã-hội ưa từng diễn-giải.
Quả thật, điều đó vẫn diễn-tiến liên-tục cả vào hôm nay, hệt như mức-độ ly-dị cứ thế lan tràn khắp nơi, và rồi dần dà đi vào tình-trạng hết thuốc chữa.
Từ một khởi-đầu ít thấy rõ trải qua nhiều thế-kỷ, uy-thế khác biệt giữa phái-tính đã tăng nhanh theo mức-độ khó lường. Ở tầm-mức cách-biệt đến cả thập-niên, toàn-bộ xã-hội nay đã nhạy cảm hơn đối với giới-tính, ngoại trừ ngôn-ngữ của dân gian.
Truyền-thống báo chí khi xưa thường nói nhiều về người lính cứu-hỏa và cả đến nhân-vật coi sóc hoặc sở-hữu các cơ-quan biệt-lập. Giáo-hội của Chúa, lại cũng qui về với dân con Đức Chúa, là Đấng tạo đặc-trưng chân-phương nơi thể-chế mẫu-hệ cũng như phụ-hệ.
Nhiều ngành/nghề mà 50 năm về trước không ai nghĩ rằng: họ có thể giao-phó cho “đàn bà” làm chủ, thì nay đã hoàn-toàn mở rộng cho phái nữ phụ-trách. Ngay đến hôn-nhân vốn đặt nặng cung-cách phụ-hệ cũng đã lui vào dĩ-vãng, để lại một xu-thế khó cưỡng lại.
Trước khi bàn về những phạm-vi có tác-dụng như ly-dị, có lẽ ta cũng nên để mắt nhìn về khía-cạnh nguyên-nhân và triệu-chứng diễn-biến theo trình-tự đổi thay. Đã hẳn, chỉ số ly-dị ở mức-độ cao tít cũng đã tượng-trưng cho thứ gì đó khá tích-cực chứ không tiêu-cực như trước, nếu đem so với đời sống con người thời nay.
Những năm tháng trải dài vào cuối thế kỷ thứ 19, việc phát-minh ra kính hiển-vi lại cũng cho phép người phàm mắt thịt (chí ít là, mắt và thịt đàn ông bao giờ cũng ở tư-thế “hơn hẳn”) để rồi, lần đầu tiên trong đời, ta có thể sử-dụng con mắt thể xác nhìn vào noãn-sào phụ-nữ cũng rất dễ. Đã từ lâu, người người đều biết đến sự hiện-hữu của noãn-sào trong cơ thể người nữ, nhưng chắc chắn chưa ai thấy được những thứ tương-tự, bằng mắt thịt.
Thành thử, sự trùng-hợp giữa lý-thuyết và dữ-kiện là sự thật đầy kịch-tính đã diễn ra trong lịch-sử loài vốn tạo nhiều hệ-lụy đi xa hơn cả địa-hạt khoa-học.
Sự-kiện này cho thấy, duy chỉ một lần, là: phụ-nữ là đối-tác đồng-đều mọi mặt so với nam-nhân trong tiến-trình sản-sinh con người.
Ngày nay, sự việc tương-tự đã trở thành chuyện thông thường ở huyện tuy cũ/xưa, nhưng nguồn-gốc mọi sự đã khiến nó trở-thành hiện-thực lại là sự việc tạo ngỡ ngàng thật không nhỏ.
Rõ ràng, từ những thứ và những sự tràn đầy tính thần-thoại, hiểm-hóc hoặc húy-kỵ như tập-quán dân-gian tiền-sử hoặc các nối-kết giữa việc ăn nằm xác thịt với hiện-tượng thụ thai là những thứ mà con người thời trước hiểu biết không được rõ cho lắm.
Tác giả Jean Auel, trong cuốn tiểu-thuyết do bà viết về “Sự sống con người thời đồ đá” (*1) đã cho rằng: sự khôn-ngoan của loài người vào thời ấy vẫn được hiểu theo cách kỳ lạ vốn dĩ bảo rằng: “thần-khí” của nam-nhân từng bị nữ-giới bắt chộp để rồi buộc hai người phải chấp nhận có thai nhi trong bụng dạ người mẹ.
Thời-khắc chín tháng mười ngày, kể từ khi thụ thai/cưu mang cho đến khi sinh nở, đơn giản cũng hơi dài đối với đấng bậc phụ mẫu, khiến các vị hiểu thêm nguyên-nhân và hậu-quả xảy đến với cuộc sống của chính mình. Tất cả những gì người thời đó biết được, chỉ gồm mỗi việc là: phụ-nữ sinh em bé theo cách nào đó, vẫn là chuyện chia-sẻ uy quyền lĩnh hội từ trái-đất-là-mẹ.
Thoạt vào lúc nam-nhân nắm quyền sinh-sát hết mọi sự, ai ai cũng thấy được sự việc này dấy lên từ bảy đến mười ngàn năm trước qua đó vai-trò người phụ-nữ là kẻ chấp-nhận thần-tính của trẻ bé nay giảm dần theo tầm nhận-định của dân đen ở mọi thời.
Nhiều xứ sở thuộc Địa Trung Hải, vào thời Đức Kitô vừa xuất-hiện, tầm nhìn của mọi người vốn dĩ chấp-nhận việc sản sinh lại đã bàn luận rằng:
toàn bộ tiềm-năng của trẻ bé đã hiện-diện nơi tinh-trùng của nam-nhân. Đàn ông chính là người đã trồng cấy thai-nhi nơi cung lòng vô tính của người bạn đời của ông và đối tác của ông lại vẫn không gây trồng thêm thứ gì khác vào sự việc thiết-dựng mầm “gien” của trẻ bé, nhưng ông chỉ sử-dụng nó như một thứ lồng ấp thai-nhi là sản-phẩm của ông, mà thôi.
Ngôn-ngữ loài người từng phản-ảnh tầm nhìn không chính-xác về việc tiếp-thụ thai-nhi. Bởi, lâu nay ta vẫn qui vai-trò của người nữ trong việc cưu-mang trẻ bé như thể bảo: “Bà ta có em bé là do ông ấy cấy tạo, thôi”.
Tuy nhiên, nữ-giới lại cũng nghĩ là: mình có trách-nhiệm tạo nên giới tính cho trẻ bé; bởi thế nên người nữ nào không thể sinh con trai cho chồng, đều bị quở trách. Không sinh con trai cho chồng, điều này có nghĩa: nữ-tính của bà không “tiếp thụ” cho đủ và tình-trạng hiếm muộn đây có nghĩa: phụ nữ nào ở vào tình-trạng như thế đều bị coi như không là vật dụng để chứa đựng một cách chính-đáng.
Nhất-định là, lập-trường này mang thiên-kiến ngả về phía nam-giới. Và điều này, cho thấy: truyện kể của nhà Đạo mô-tả sự việc Hài Nhi Giêsu sinh ra từ cung lòng người mẹ còn trinh-tiết cũng chỉ là chuyện hoang-đường, thôi. Bởi, Đức Giêsu dù Ngài có muốn làm Đức Chúa Con hay sao đó, thì chỉ mỗi nam-giới mới bị rút khỏi tiến-trình sinh sản, thôi.
Sự việc này, không làm giảm-giá khẳng-định mà mọi Kitô-hữu thời tiên-khởi đều nghĩ: Đức Giêsu có nguồn-gốc thánh-thiêng giả như Thân-Mẫu Ngài là người phàm; bởi lẽ, Thân Mẫu Đức Giêsu chỉ là người cho mượn cung lòng để đón-nhận và dưỡng nuôi thai-nhi Giêsu, mà thôi.
Khi tiến-trình truyền mầm gien thuộc hai phái-tính được mọi người hiểu rõ, thì việc chọn lựa đối-tác cho nam-nhân đã trở-thành quyết-định có tầm quan-trọng rất lớn. Nam-giới không chỉ lập gia-đình vì tình-huống kinh-tế xã-hội đặc-biệt, nhưng các vị còn gia-nhập vào vũng lầy nhiễm-sắc-thể khả dĩ định-đoạt tiềm-năng cá-thể của trẻ bé.
Đó là lý-do cho thấy: tại sao chỉ mỗi việc nhìn thấy trứng bằng kính hiển-vi thôi, cũng đã là sự-kiện quan-trọng trong hành-trình kiến-tạo bình-đẳng cho cả nam lẫn nữ. Tình-trạng phụ-nữ có gia-đình không thể diễn-tiến tốt đẹp hơn, đến khi nào vai-trò của hai phái-tính được kiến-tạo đồng đều, trong sinh sản.
Biến-chuyển quyền-lực nói ở trên, lâu nay cũng được ghi-nhận cả trong phụng-vụ nữa.
Có một thời, nghi-thức hôn-phối trong Đạo đòi cô dâu phải thề sẽ yêu thương, trân trọng và vâng phục chồng mình suốt đời mình. Vâng phục, là đặc-trưng thích-đáng giữa chủ/nô, giữa bậc cha mẹ và con cái, đôi lúc còn là tương-quan giữa chủ nhà và thú nuôi làm cảnh.
Chắc chắn, đây không là quan-hệ hỗ-tương và đồng hạng. Quả thật, duy nhất chỉ xã-hội nào tin rằng phụ-nữ ở giai-cấp thấp hèn hơn nam-nhân mới đòi người nữ thề-nguyền vâng-phục đức ông chồng của mình, suốt một đời.
Lời nguyền này, nay bị loại bỏ khỏi mọi nghi-thức hỏi/cưới, ít ra cũng trở-thành việc tùy chọn ở mỗi gia-đình, khởi từ đầu thế-kỷ thứ hai mươi cho đến nay.
Nhiều gợi nhớ tế-nhị cho thấy tình-trạng phụ-nữ thuộc giai cấp ở dưới khiến ta không thể xóa bỏ trạng-huống ấy. Mãi đến thập niên 1970s, trong Sách Kinh Chung qua đó cô dâu được yêu-cầu “sống chung thủy” với chồng, trong khi chú rể lại chỉ buộc phải “hứa” sống trung-thực, mà thôi.
Cao điểm của lễ cưới theo truyền-thống trong đó vị chủ-sự phụng-vụ công-nhận rằng việc phối-kết hoàn-tất, đã dõng dạc tuyên-bố: “Tôi long trọng tuyến bố anh/chị nay trở-thành vợ-chồng, kể từ đây.” Có thể nói, chú rể với tư-cách là nam-nhân cùng phái-tính với vị chủ-sự lễ, nên các hành-xử hoặc động-tác phụng-vụ giống như xưa, chẳng thay đổi quá-trình/lai-lịch chút nào hết.
Tuy nhiên, với nữ-phụ thì sự việc lại trở nên mới mẻ, như sự thể cho thấy: người vợ, dựa vào cơ-chế luật-pháp đính kèm được dùng để kiểm soát cá-nhân bà mà thôi. Chính vì lý-do đó, phụng vụ mới đã khiến đôi bên hạ quyết-tâm theo cách đồng đều, để rồi cả hai bên nay tuyên-bố những câu đại để bảo rằng: “Đây là lời thề long trọng của tôi” và khi đó vị chủ sự mới tuyên bố hai bên nam/nữ đã thành vợ thành chồng với nhau.
Tuy nhiên, thay đổi này cũng chỉ là đổi thay hệt như đổi thứ mỹ-phẩm bên ngoài mà thôi. Bởi lẽ, biểu-trưng cuối cùng này cho thấy vai-trò người nữ đã và đang xuống giá cả trong hôn-nhân vẫn tồn-tại qua khuôn khổ của câu nói chính-thức của vị chủ-sự, hỏi rằng: “Ai cho phép chị được lấy anh này làm chồng vậy?”
Thông thường, người cho phép nói ở đây là cha đẻ của cô dâu, tức: người dắt tay cô dâu xuống lòng nhà thờ trả lời: “Người ấy là tôi đây.” Và như thế có nghĩa: người đàn ông này trao cô gái con đẻ của mình cho một người đàn ông khác, thôi. Nói thế tức bảo rằng: người ta không thể cho đi những gì mình không có. Điều này, lại cũng ám chỉ bảo rằng: cô dâu lâu nay là vật sở-hữu của người cha đẻ ra cô. Thế nên, cô có thể bị cho đi hoặc đôi khi còn được bán với giá nào đó làm của hồi-môn cho một người đàn ông nào khác.
Và như thế, sẽ có nhiều điều tế-nhị lại cũng làm nổi bật nghi-tiết phụng-tự xưa nay vẫn dần dà đổi thay. Và cũng vì thế, nên cha ruột đẻ ra cô cũng muốn phân-bua đôi điều, mà bảo rằng: “Điều đó, do bởi mẹ cháu và tôi định-đoạt”. Và có lúc, cả ông bố lẫn bà mẹ đều lên tiếng bảo: “Chuyện đó do bọn tôi mà thành.”
Sách Kinh Chung ấn hành năm 1979 có chỉnh-sửa từ-vựng “cho”, và thay vào đó bằng động-từ “Đem ra trình diện”; và Sách Kinh này còn đề-nghị chú rể cùng với cô dâu, đôi trẻ phải ra mắt hai họ, nữa. Tuy thế, nghi-thức phụng-vụ lại không bao gộp câu hỏi bảo rằng: “Ai cho phép chú rể lấy cô dâu này thế?” Bởi lẽ, làm thế như thể muốn thách-thức Phụng-vụ Hôn-nhân về tính-cách ngả về phía nam-nhân; thế nên, Giáo hội vẫn cứ để mọi người tùy nghi thực-hiện.
Lịch-sử lại cũng cho biết: theo cách cởi mở hơn thời trước, phụ-nữ thường không có uy hoặc phương-tiện kinh-tế, chính-trị cũng như xã-hội để thực-hiện mọi việc. Thành thử, các bà các cô cần phải dựa vào hôn-nhân làm phương tiện là để tạo cho mình sự an-toàn trong cuộc sống.
Xem thế thì, phụ-nữ chính là người bị giam hãm rất nặng, chẳng cần biết tương-quan vợ chồng sống với nhau có khiến cho đôi bên được sảng-khoái/mãn nguyện hoặc miễn-cưỡng, bởi ly-dị thường là biện-pháp không mấy tốt đẹp đối với phụ-nữ. Và, tòa án hôn-nhân thời nào cũng đều do nam-nhân kiểm soát. Nữ chánh-án, là sự-kiện chỉ mới xảy đến vào thế kỷ thứ 20, thôi. Luật sư cũng như bồi-thẩm-đoàn, chỉ là nhân-vật phụ mà thôi.
Các trường-hợp đưa dẫn hai bên đến tòa-án ly dị, hoặc đi vào hệ-thống mất quân-bằng về kinh-tế nền-tảng được thực-hiện qua tiền cấp-dưỡng con trẻ, dù đôi lúc cũng không là việc cần thiết gặp trường-hợp nữ-phụ là người mẹ bị qui trách mọi chuyện. Và khi ấy, phụ-nữ ly-dị chồng phải sống bằng tiền cấp-dưỡng xuất từ tiền túi của người phối-ngẫu đã cách-ly, do tòa định. Thành thử, nếu tính chuyện ly-dị, người phụ-nữ hết bị giam-cầm rồi lại bị giam-hãm, thôi.
Hơn thế nữa, tòa hoà-giải sẽ trở-thành bất-lực và thiếu hiệu-năng trong việc áp-đặt ly-dị; và nữ-phụ ly-dị cứ phải sống trong tình-trạng bấp-bênh liên-tục với hiện-trạng túng-thiếu, vô-vọng.
Trong thủ-tục ly-hôn, tài-sản ít khi được chuyển từ chồng sang vợ, vì phụ-nữ được xem là người không có khả năng đầu tư tương-xứng. Thế nên, nếu làm như thế sẽ bị xem như không thích hợp.
Trong nhiều vụ ly-hôn, bản ly-hôn có viết xuống là: tiền trợ cấp sẽ bị ngưng một khi tái-giá. Điều này có ý bảo rằng: khi một nam-nhân nào đảm-nhận trách-nhiệm kinh-tế cho nữ-phụ đã ly-dị, thì khi ấy sẽ được coi là có đóng góp cho kinh-tế cho chị đổi lại việc được hưởng ân-huệ xác thịt; và khi ấy, trách-nhiệm của người chồng cũ mới chấm-dứt.
Trong điều-kiện như thế, phụ nữ thường cũng tránh né ly-dị và người nữ-phụ phải cam chịu những hành-vi bạo-hành, phải chịu những cú tát đánh vào phẩm giá của chị do sự bất trung của người chồng đôi khi trắng trợn. Và, cứ thế tích-tụ lên mình chị, nhưng vì vấn-đề sống còn về kinh tế buộc chị phải ở lại với hôn-nhân đầy áp-bức.
Rất ít cơ hội tìm việc làm chờ người phụ-nữ không chồng ngoài những việc trong nhà, việc khó nhọc đổ mồ hôi hoặc làm gái thuê bao/mại dâm nên đôi khi không có cách nào khác hơn là ở lại với hôn nhân tàn-nhẫn, hung-bạo.
Bên đòi ly dị, dù ở trường-hợp nào đi nữa thường vẫn là nam-nhân. Thi thoảng, gia-đình người nữ-phụ ở tư-thế tài-chánh và địa vị nào đó cho phép chị dám đòi ly dị. Cho dẫu là như thế, ngay cả trường-hợp chị thừa hưởng khoản kế-thừa của gia đình mình đi nữa, vào thời-điểm của hôn-nhân vẫn luôn bị đặt dưới sự kiểm-soát của người chồng.
Chậm mà chắc, hồi cuối thế-kỷ thứ 20, tình-trạng độc-lập kinh-tế của nữ-giới cứ ngày một dâng cao trong khi đó chủ-trương độc-tài/toàn-trị của nam-nhân cũng dần dà giảm sút. Thoạt khi thế chiến thứ hai lôi kéo đám đàn ông/con trai đi vào cuộc chiến, thì nữ-giới lại vui hưởng tình-trạng gia-tăng quyền-lực kinh-tế.
Từ đó, ai cũng thấy là: sinh-hoạt lao-động bên ngoài xã-hội tuy không thuyên-giảm nhưng vẫn trở-thành hoạt-động yêu nước do chị em phụ-nữ đáp-ứng lời kêu gọi chấp-nhận làm việc nặng, tức: dám đảm-nhận những việc trước đây chỉ dành cho nam-giới, mà thôi. Và, truyền-thông phương Tây đã nhanh chóng quảng-bá cũng như hợp-thức-hóa tình-trạng có ‘một không hai’ này khiến phụ-nữ được ca-tụng là “Bông Hồng đẹp nay làm thợ tán đinh”.
Cả đến quân-lực, nay cũng bắt đầu tuyển-mộ lính-chiến phụ-nữ tham-gia Thế Chiến Thứ Hai nữa. Phụ nữ khi ấy, thực-hiện công-việc của thư-ký và bảo-quản hàng hóa vốn “xuất xưởng” nhiều binh-sĩ và thuỷ-thủ, một công-việc xưa nay do nam-nhân phục-vụ trong địa-hạt chiến-tranh.
Không ai lại nghĩ: một quân-đoàn gồm toàn phụ-nữ như thế, lại trở-thành cố-định hoặc có khi sản-xuất ra tướng tá, đề đốc và thuyền-trưởng, nhưng nay đã thành hiện-thực. Cũng có lúc, kỳ-vọng của nam-nhân là khi chiến-tranh chấm-dứt và mọi sự trở lại bình thường, thì phụ-nữ trở lại gia đình, về với tổ ấm thân thương, vui lòng giao lại các trọng-trách như thế cho nam-nhân. Rất ít người nghĩ là hương-vị từ quyền-uy kinh-tế sẽ tạo cho phụ-nữ lòng ước-ao sống biệt-lập
Sau thế chiến thứ hai, ai nấy vội vã quay về trường lớp để tiếp-tục học hành. Đấy kìa, số nam-nhân trẻ và các cựu-chiến-binh vừa mới trở về từ chiến-trường cũng tìm đường nới rộng vòng đai chân trời của họ, bằng cách cố học cao hơn nữa. Ngay như phụ-nữ ai muốn có cơ-hội học-tập cũng không còn bị khước-từ như trước. Các đại-học ở tiểu-bang có ý ngăn-chặn phụ-nữ không cho nhập-học đều bị sinh-viên đâm đơn kiện tụng. Các trường trung-học từng kỳ thị nữ-giới cũng giảm-sút số lượng học-sinh một cách đáng kể.
Cuối cùng thì, các trường tư trước đây chỉ dành cho nữ-sinh thôi nay đã bắt đầu chịu nhận nam-sinh để trở-thành tư-thục hỗn-hợp nam/nữ. Ngày nay, cả đến đồn lũy khoa-bảng có thời từng nổi danh qua chuyện bao gồm phần lớn là nam-sinh, nay cũng có tỷ-lệ nữ-sinh cao hơn trước. Cùng với dấu-hiệu kỳ thị giới-tính như câu lạc-bộ ăn uống chuyên phân-chia giới-tính, cuối cùng rồi cũng thấy nữ-sinh tràn ngập các trường chuyên-nghiệp kỹ-thuật, thương-mại, y-khoa và luật-khoa nữa.
Nữ-giới không còn bị hạn-chế chỉ mỗi làm chân thư ký, phụ tài-chánh, y-tá, chỉ lo mỗi chuyện vệ-sinh phòng ốc, hoặc phụ-tá luật-sư, thôi. Cơn ‘sóng thần’ bình-quyền đã bắt đầu nổi như cồn và chẳng thứ gì khiến mọi sự quay trở về vết cũ cả. Ngày nay, phụ-nữ đã đảm-nhiệm vai-trò chủ-tịch hoặc Giám-đốc ngân-hàng dẫy đầy khắp nơi.
Phụ-nữ, nay cũng trở-thành bộ-trưởng tư-pháp, luật-sư đại-diện cho cả nguyên-đơn lẫn bị-đơn, khoa-học-gia, phi-hành-gia, và cả đến phẫu-thuật-gia, giáo-sư y-khoa và tăng-lữ nữa. Nói cách khác, ngày nay phụ-nữ có mặt ở khắp nơi, cả những địa-hạt mang tính quyết-định trong xã-hội người.
Ngày nay, mọi người còn định ra nhiều từ-vựng không mang giới-tính để mô-tả thành-viên cơ-quan hoặc tổ-chức mới nổi trong một thế-giới tân-tạo. Họ được gọi bằng tên rất mới như: “yuppies” (tức: chuyên-gia trẻ chuyển-động đang vươn cao), “muppies” (tức: chuyên-gia trung-niên đang chuyển-động), và các “dinks” (tức: những người có lợi tức gấp đôi, lại không con/cháu).
Với phụ-nữ, việc bắt buộc phải phụ-thuộc kinh-tế như giai-cấp thấp nay đã chấm-dứt. Ngay chuyện ‘cho không’ hoặc phát chẩn cũng dần dà biến-dạng, và việc phân-chia tài-sản đã được thay vào đó. Xu-hướng thông-dụng hiện giờ, là con người ngày nay, cả nam lẫn nữ, có cơ-hội đồng-đều trong cuộc sống, thế nên vốn liếng khi xưa tích-lũy nay ăn đồng chia đều.
Tuy nhiên, trong nhiều trường-hợp, giả-định này cũng không chính-xác cho lắm. Phụ-nữ có con nhưng không sống với chồng, đang trở-thành đại đa-số trong xã-hội.
Việc đôi bên phụ-thuộc nhau, là yếu-tố mạnh của hôn-nhân khi hai bên có cơ-hội đồng đều trong giáo-dục, trong việc kiếm kế sinh-nhai và có chỗ đứng ngang hàng ở xã-hội, rồi từ đó trở-thành những người có lai-lịch khác với thời-đại, trong đó nam-nhân luôn làm chủ mọi sự. Hôn-nhân, nay trở thành quan-hệ tương-tác rất đồng đều. Điều này tạo ảnh-hình mới vốn tạo ảnh-hưởng lên mọi khía-cạnh cuộc sống thông-thường của ta.
Đối-tác khác-biệt về giới-tính cùng đến với nhau để nhận ra nhu-cầu không chỉ một người nhưng của cả hai bên. Phụ-nữ, nay được coi như người có nhu-cầu, ước-vọng và xu-thế vui-hưởng tình-dục ít/nhiều hệt như nam-giới. Điều này không phải ai cũng thấy được ở thế-kỷ trước, chí ít là khi các cô dâu nay không phải người nào cũng được mẫu-thân giáo-dục như bổn-phận cần-thiết về dục-tính.
Khi xưa, người ta thường quay về với lời khuyên cổ-điển của Nữ-hoàng Victoria từng nhắn-nhủ mọi người trước ngày cưới, rằng: “Hãy nhắm mắt lại và nghĩ về nước Anh là xong”.
Trong chuyện ăn nằm xác thịt, đôi bên đều sướng vui, tức: niềm khoái-cảm mang nặng sắc-thái hỗ-tương, nay được ca-tụng nhiều trong các sách viết về dục-tình như mục-đích chung-cuộc, còn gọi là “chẳng đặng đừng”, tức: nếu không đạt thì đừng làm.
Từ đó, mọi người mới kỳ-vọng sẻ-san mẫu-mực hành-xử đồng-đều xua-đẩy thứ trật-tự nam-giới ra khỏi mọi kỳ-vọng mà lâu nay mọi người vẫn chú-tâm.
(còn tiếp)
Gm John Shelby Spong biên soạn.
Mai Tá lược dịch.
Views: 0