Khoa học

Bệnh nhân huyết áp cao nên uống cà phê hay trà?

Wednesday, May 3, 2023

Báo Mai

https://baomai.blogspot.com/2023/05/benh-nhan-huyet-ap-cao-nen-uong-ca-phe.html

 

Một nghiên cứu mới cho thấy cà phê có nguy cơ làm tăng huyết áp còn trà thì không, tuy nhiên, nếu biết cách uống thì cả hai đều có lợi cho người tăng huyết áp

Cà phê và trà là thức uống hàng ngày có tác dụng tiếp thêm sinh lực và đều chứa caffein. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy cà phê có nguy cơ làm tăng huyết áp còn trà thì không.

Tiến sĩ Ou Han Wen, bác sĩ y học tổng hợp và dinh dưỡng tại Đại học Maryland phát biểu tại chương trình sức khỏe “Sức khỏe 1+1”, cho dù là trà hay cà phê thì điều quan trọng nhất là phải biết uống đúng cách.

Nhiều người nghĩ huyết áp cao là do lão hóa khiến thành mạch máu kém linh hoạt và hẹp lại do đó cần nhiều áp lực để đưa máu ra ngoài. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Ou thì 90% căn bệnh huyết áp cao là không rõ nguyên nhân.

Y học chức năng đã phát hiện ra rằng việc tăng huyết áp được kích hoạt do sự viêm nhiễm của lớp nội mô trong mạch máu, nơi tiêu thụ nitric oxide cơ thể. Nitric oxide là yếu tố chính có thể giúp làm giãn mạch máu và ngăn ngừa những cục máu đông đông lại. Nhiều yếu tố có thể gây viêm mạch máu, bao gồm cả kháng insulin, tăng lượng đường trong máu, viêm cơ thể kinh niên do ăn uống không phù hợp và béo phì.

Cà phê có thể làm tăng huyết áp?

Nghiên cứu cho thấy rằng nếu uống cà phê ở mức vừa phải có thể làm giảm nguy cơ huyết áp cao ở những người chưa mắc bệnh này. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều cà phê đã được chứng minh là sẽ làm tăng huyết áp và gây ra các tác dụng phụ như lo lắng, tim đập nhanh và khó ngủ.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 12/2022 trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy cà phê có thể tăng nguy cơ làm tăng huyết áp đã khiến nhiều người thích uống cà phê lo lắng. Tiến sĩ Ou cho biết trọng tâm của nghiên cứu nên tập trung vào lượng caffein đang được tiêu thụ hàng ngày, đây là chìa khóa dẫn đến huyết áp cao.

Thông thường, một tách cà phê 240cc chứa từ 80 đến 100mg caffeine, trong khi cùng một thể tích trà xanh như thế chỉ chứa từ 30 đến 50mg caffeine. Caffeine có thể kích thích các dây thần kinh giao cảm khiến tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại và huyết áp tăng lên một cách tự nhiên.

Tiến sĩ Ou khuyến cáo bệnh nhân huyết áp cao nặng (huyết áp tâm thu từ 160mg Hg trở lên, huyết áp tâm trương từ 100mmHg trở lên) không nên uống quá hai cốc cà phê 240cc mỗi ngày. Ông cũng tin rằng lượng caffeine cho người lớn không được vượt quá 300mg mỗi ngày. Phụ nữ mang thai không được vượt quá 200mg.

Ai nên tránh uống cà phê?

Những người sau đây nên tránh uống cà phê:

  • Mất ngủ
  • Suy thượng thận
  • Đau dạdày, trào ngược acid
  • Loãng xương
  • Biến thểgen chuyển hóa cafein

Cà phê kích thích thần kinh giao cảm và làm mất ngủ. Nếu bạn có thói quen uống thuốc ngủ thì cà phê sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của thuốc và tăng gánh nặng cho cơ thể.

Cà phê cũng kích thích adrenaline. Khi cơ thể quá mệt mỏi, thì cà phê có thể sẽ gây căng thẳng về thể chất.

Tiến sĩ Ou cho biết cà phê và trà rất giàu chất phytochemical tự nhiên, nếu được hấp thụ với số lượng thích hợp thì sẽ rất có ích cho sức khỏe, ngoại trừ một số bệnh đặc biệt.

Lợi ích của việc uống cà phê với lượng vừa phải:

  • Tốt cho bệnh nhân tắc ruột sau mổ
  • Thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy mỡthừa và giảm cân
  • Giảm nguy cơtăng huyết áp
  • Giảm nguy cơung thư gan
  • Giảm nguy cơsa sút trí tuệ (Alzheimer’s disease)
  • Giảm nguy cơgan nhiễm mỡ không do rượu
  • Giảm tỷlệ mắc bệnh tiểu đường loại 2
  • Giảm tỷlệ mắc bệnh tim mạch
  • Giảm tỷlệ đột quỵ
  • Cải thiện hiệu suất tập thểdục

Đối với những người nghiện cà phê, Tiến sĩ Ou đề nghị bổ sung những đồ uống sau để giảm thiểu tác động của caffeine đối với huyết áp:

  • Quế:Quế chứa polyphenol có thể hạ huyết áp. Chiết xuất và tinh chế quế giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Trà xanh:Trà xanh có chứa catechin có thể làm giãn mạch máu và giảm huyết áp.
  • Sữa đậu nành đen:Đậu đen có chất anthocyanin chống oxy hóa góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch.

Trà tốt cho bệnh nhân huyết áp cao

Nghiên cứu đề cập ở trên cũng cho thấy: vì trà có chứa caffein và trong trà có chứa polyphenol và catechin chống viêm gồm chất chống oxy hóa, chất đốt cháy chất béo và chất làm giảm huyết áp nên trà rất hữu ích cho những người bị huyết áp cao.

Làm thế nào để có thể chọn được loại trà lý tưởng cho bệnh nhân huyết áp cao?

Tiến sĩ Ou giới thiệu những đồ uống sau đây theo thứ tự tăng dần về hàm lượng caffein:

  • Trà quc gia Nam Phi đã khcaffeine
  • Trà xanh không cafein
  • Trà ô long
  • Trà đen

Tiến sĩ Ou chỉ ra rằng mặc dù trà tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống trà thay nước vì:

  • Caffeine:có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
  • Tác dụng lợi tiểu:Nếu bạn đang bị mất nước mà lại uống trà thì tác dụng lợi tiểu của trà sẽ làm cho cơ thể bạn mất nước nhiều hơn dẫn đến tình trạng viêm kinh niên khác.
  • Đi tiểu đêm cản trở giấc ngủ:Tính chất lợi tiểu của lá trà khiến mọi người đi tiểu đêm nhiều hơn làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Ai nên tránh uống trà?

Những người có các vấn đề sau nên tránh uống trà:

  • Rối loạn giấc ngủ:Chất caffeine sẽ kích thích thần kinh giao cảm khiến bạn khó ngủ.
  • Chứng tiểu đêm:Trà không tốt cho những người hay đi tiểu đêm. Đi tiểu đêm sẽ dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém và tăng nguy cơ bị huyết áp cao.
  • Chức năng thận kém:Trà và những đồ uống lợi tiểu sẽ làm tăng gánh nặng cho thận. Những người có vấn đề về chức năng thận nên uống nước lọc.
  • Thiếu máu do thiếu sắt:Chất theophylline trong trà sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt ở ruột. Uống trà sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu của bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt.
  • Chức năng đường tiêu hóa kém:Chất cafein trong trà giúp mở ống dẫn giữa dạ dày và thực quản do vậy thức ăn trong dạ dày dễ dàng trào ngược ra ngoài bằng ống dẫn mở này.
  • Người đang dùng thuốc:Chất theophylline trong trà sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc. Tốt nhất nên uống thuốc với nước lọc.

Tiến sĩ Ou nói rằng nhiệt độ tốt nhất để pha trà là từ 95 đến 97 độ F (35 đến 36.11 độ C), với nhiệt độ này catechin có thể tiết ra nhiều nhất. Và cố gắng không thêm đường, vì đường sẽ ảnh hưởng đến thành phần của lá trà. Nếu không thích vị đắng của trà, bạn có thể sử dụng mật ong, cam quýt và các chất làm ngọt tự nhiên khác.

 Amber Yang & JoJo Novaes  _  Khánh Nam

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.