Ngoan Nguyễn
“Tôi chụp được khoảnh khắc này khi tôi nhẹ nhàng bước vào phòng mà bố mẹ không biết. Bố dựa vào mẹ, hình như đang lau nước mắt. Mẹ ôm bố từ đằng sau, má tựa vào vai bố với nét mặt rất an yên.
Gần một tháng trời mấy mẹ con đưa bố hết bệnh viện này đến bệnh viện khác, nhiều lần tưởng bố không qua khỏi, nhưng không đứa nào dám khóc vì sợ mẹ lo lắng và buồn, vậy mà khi thấy hình ảnh này, chẳng hiểu sao tôi khóc hu hu rồi vội vàng chạy ra khỏi phòng vì sợ bố mẹ phát hiện.
Gần một tháng trời, khi tỉnh lại giữa những cơn mê, câu đầu tiên của bố bao giờ cũng là hỏi về mẹ:
“Bà khỏi mệt không?”
“Bà ăn gì chưa?”,
“Bà cố lên nhé!”,
“Bà khó nhọc về tôi quá!”…
Gần một tháng trời bố nằm bệnh viện mẹ không rời nửa bước, con cái bắt về nhà nghỉ ngơi cũng không nghe. Câu nói nhiều nhất mà tôi được nghe từ mẹ là:
“Chỉ cần bố mày sống, còn ốm yếu thế nào mẹ cũng hầu được, vất vả thế nào mẹ cũng chịu được “. (Thanh Pham)
Tôi cũng đã khóc, có những thứ hạnh phúc mà thế hệ ngày nay của chúng tôi ngỡ chỉ có trong mơ hay trong phim truyện, tiểu thuyết…Tình yêu , gia đình, chân tình, hy sinh, con cái, liêm sỉ và trách nhiệm là những thứ xa sỉ mà thế giới văn minh này dần dần muốn lánh xa. Cha mẹ sống tự do phóng túng, bất nhân, bất nghĩa. Con cái không nơi nương tựa, không biết cha ruột của mình, sống bất hiếu, vô nghì, vô đạo đức…vì đâu?
Một số người lầm tưởng rằng phong trào giải phóng tình dục nở rộ từ sự tự do của thế giới phương Tây và là tư tưởng cần có của một thể chế tự do, dân chủ; Nhưng sự phát triển một cách rộng rãi của phong trào giải phóng tình dục nói chung bắt nguồn từ các phong trào cực tả trên thế giới, phong trào cộng sản quốc tế.
Trong cuốn sách “The Origin of the Family, Private Property, and the State” (Tạm dịch: Nguồn gốc của gia đình, tư hữu và nhà nước), Marx và Engels coi quan hệ hôn nhân là một loại tư hữu. Vì thế, để tiêu diệt tư hữu, tư bản, Marx và Engels đề xuất xóa bỏ gia đình, xóa bỏ hôn nhân, giải phóng tình dục.
Nói cách khác, bên cạnh mong muốn xóa bỏ tư hữu về kinh tế, trên danh nghĩa của cái gọi là tình yêu và giải phóng phụ nữ, Marx và Engels đã đề xuất phá bỏ tư hữu hôn nhân, giải phóng tình dục. Sau này, chính các tư tưởng của Marx và Engels đã tạo nền tảng cho sự ra đời của phong trào giải phóng tình dục. Trong đó, Liên Xô là nơi đầu tiên áp dụng ý tưởng này một cách triệt để.
Năm 1904, Lenin từng viết:
“Dâm dục có thể khiến năng lượng tinh thần được giải phóng – không phải vì những giá trị gia đình dối trá – mà để cho chủ nghĩa xã hội tiến đến thắng lợi, phải ném cục máu này đi”.
Năm 1911, Trotsky viết thư cho Lenin rằng:
“Không còn nghi ngờ gì nữa, sự áp bức về tình dục là thủ đoạn chủ yếu của những kẻ nô dịch. Một khi còn áp bức thì không thể có sự tự do thực sự. Gia đình giống như thành phần cấu thành của giai cấp tư sản, cần phải khiến nó hoàn toàn mất đi”.
Ông cho rằng:
“Không chỉ là gia đình. Bất cứ sự cấm đoán nào về quan hệ tình dục đều phải bị xóa bỏ… Chúng ta có thể học từ phong trào phụ nữ đòi quyền bầu cử (ở Anh): kể cả việc cấm quan hệ đồng tính cũng phải bỏ”. (Cách mạng Tình dục Tháng 10,tlđd)
Liên Xô thời đó có một khẩu hiệu vô cùng điên cuồng:
“Đả đảo liêm sỉ!” (Down with shame!).
Họ cọi đức hạnh, liêm sỉ của tình yêu, hôn nhân, gia đình là trò lừa gạt của giới quý tộc, tư bản, là rào cản của cách mạng; và để nhanh chóng đào tạo nên “những con người mới”, Liên Xô đã cổ động người dân xuống đường trần truồng dạo chơi. Họ dạo chơi khắp nơi trần truồng, điên cuồng kêu gào:
“Đả đảo liêm sỉ!”,
“Liêm sỉ là giai cấp tư sản trong quá khứ của người dân Xô-viết”. (Cách mạng Tình dục Tháng 10, tlđd)
Tình yêu, tình dục, cũng như nhu cầu thỏa mãn tình dục cũng đơn giản và bình thường giống như uống một cốc nước, bất kể là với ai, nơi nao… “Chủ nghĩa cốc nước” đã được truyền bá rộng rãi trong công nhân, đặc biệt là trong giới thanh niên, học sinh. Hiện tượng này đã tạo điều kiện cho việc loạn giao phối và tình dục bừa bãi, làm đảo lộn luân lý, tan nát gia đình, khiến đồng tính luyến ái và các bệnh về tình dục gia tăng.
Paul Kengor đã viết trong sách của ông:
“Tỷ lệ ly hôn tăng nhanh như tên lửa, thật hiếm thấy trong lịch sử nhân loại. Trong thời gian ngắn ngủi, gần như mọi người dân ở Moscow đều ly hôn” (Takedown: From Communists to Progressives, How the Left Has Sabotaged Family and Marriage)
Năm 1926, tờ The Atlantic của Mỹ đã đăng một bài báo có tiêu đề “Người Liên Xô phấn đấu tiêu hủy hôn nhân”, tiết lộ về tình hình đáng kinh ngạc ở Liên Xô vào lúc đó.
Thế mới biết, gia đình ngày nay phải đối mặt với sự đánh phá từ chủ thuyết “ma quỷ” này mà đầu tiên là cuộc cách mạng Tháng 10 với những mầm độc hại từ “Triết học Mark-Engles-Lenin” giải phóng phụ nữ, giải phóng “tính dục” và cởi bỏ xiềng xích gia đình…biến con người từ bản ngã cao quí thành bản ngã thấp hèn, từ “văn hóa của sự sống” trở nên “văn hóa của sự chết” coi hôn nhân, tình yêu như tờ hợp đồng đổi chác, bán mua…giải phóng hoàn toàn thiên tính con người và biến con người sống trong thấp hèn như con vật, coi trọng vật chất, nhục dục, danh vọng và không còn sự chân thành, trung tín và hy sinh trong tình yêu.
Hôn nhân, một hợp đồng tình yêu trọn đời sẽ không trọn vẹn khi chữ yêu chúng ta từng đã trao nhau mà không thực hiện được:
“Tôi yêu người ấy bằng thứ tình cảm chân thành nhất, chỉ cần người đó không buông tay thì dù trái đất này có ngừng quay tôi cũng không bao giờ buông tay người ấy.”
“Anh luôn bên cạnh em và làm tất cả vì em, do vậy khi gặp khó khăn gì đừng ngần ngại hãy chia sẻ nó với anh nhé. Anh sẽ năm chặt tay em để bước qua mọi sóng gió, chông gai trên cuộc đời này.”
“Hạnh phúc! là cùng nhau mà cố gắng và vì nhau để thay đổi.
Mỗi ngày dành cho nhau:
Một chút quan tâm;
Một chút lo lắng;
Một hiểu sẻ chia để hiểu nhau.”
(Còn tiếp)
Views: 0