Biết Văn
Số là tôi có thằng bạn mà gia đình nó sau nhiều năm hục hặc không thể hàn gắn được dẫn đến li dị, tòa phán Custody là người người vợ phải nuôi và chăm sóc con, còn nó chỉ trả “Child support” và 14% visitation. Khổ nổi nó thương con, lại thêm miệng đời dèm pha, nên hắn cố giành phần nuôi, dạy và cả trả tiền cho bên mẹ của con nó nên suốt nhiều năm ròng nó chỉ mang lấy cái khổ vào thân còn chị vợ của hắn mà mọi người hay gọi là: “được ăn, được chơi, được lấy tiền mà còn chửi hắn ngu nữa!” Chị ta cứ phây phây kè cặp, đi chơi còn về Việt Nam mở business làm ăn lớn không đối hoài đến các con…
Đó là bài học của sự thật về gia đình tan vỡ…nhưng cũng được vài người “favor” cho anh bạn này vì ít ra anh ta cũng còn biết đâu là hậu quả nặng nề sau khi li dị và ai phải chịu khổ hơn ai khi cha mẹ chia tay ??? bỏ mặc miệng đời dèm pha!
Sự công bằng không đến từ miệng thế gian, cũng không đến từ lương tâm hay sự bao dung của lòng người…vì lòng người thì “đổi trắng, thay đen” khó lường. Chính vì thế mà luật pháp Mỹ khuyên chúng ta nên cư xử và làm theo đúng luật, không xử sự quá tình cảm mà tập trung vào sự nuôi dạy con cái ra sao sau khi cha mẹ chúng chia tay.
Trên cuộc đời này, có lẽ chỉ cần được là chính mình, làm những điều mình thích và chẳng cần sợ hãi hay lo lắng về những lời đàm tiếu, nhận xét xung quanh. Biết chọn lọc ra những lời khuyên đúng đắn để cải thiện, và bỏ ngoài tai những lời nhận xét chỉ mang tính chất “mỉa mai, khinh chê”, thì gia đình và cuộc đời của chúng ta sẽ trở nên vui vẻ, thoải mái và đơn giản hơn rất nhiều khi ta bỏ qua các yếu tố màu mè của cuộc sống như là : phải có nhà như chúng bạn, phải biết xài hàng hiệu, phải biết ăn, biết chơi ra sao …?
Hỡi ơi, gia đình ngày nay đứng trước bao nhiêu phong ba bão táp của cuộc đời chung qui cũng vì thiếu đi sự “Hy sinh” và “Trách nhiệm.” Các ông bố, các bà mẹ, các cô gái, các anh chỉ lo giãi bày nỗi đau, nỗi mất mát của mình mà quên mất rằng người gánh chịu hậu quả nặng nề nhất chính là con trẻ.
Cuộc sống chung sau hôn nhân với những bất đồng về quan điểm sống, suy nghĩ của hai cá thể khác biệt thì vịêc xảy ra mâu thuẫn là điều khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều cốt yếu vẫn là cách chúng ta giải quyết những mâu thuẫn ấy ra sao và bản lĩnh của mỗi người trước sóng gió trong cuộc sống gia đình ra sao đòi hỏi chúng ta nhìn nhận “cái Tôi” của mình ra sao.
Trong tất cả các ngẫu nhiên mọi đối chọi trong gia đình chúng ta thường gặp nhất với những mẫu số chung như là:
“Vợ nói hết tình cảm với chồng và muốn từ bỏ cuộc sống hôn nhân.”
“Mâu thuẫn giữa hai người do người thứ 3 xúi dục” (Bạn bè xấu, bồ bịch, tình nhân…)
“Đem so sánh gia đình mình với gia đình người khác.”
“Miệng thế gian …xúi dại”
Việc chúng ta tìm được lý do thực sự có thể sẽ giúp bạn định hướng được cách giải quyết vấn đề một cách tốt hơn….và cuối cùng là cách tôi khuyên bạn cho dù bạn có mọi cố gắng, dùng thời gian và tình cảm để làm thay đổi mọi cục diện, nhưng có lẽ bạn cũng cần tôn trọng và chấp nhận lựa chọn của người kia.
Hôn nhân là sự tự nguyện yêu thương từ hai phía, khi một người hết tình cảm thì việc níu kéo cũng chưa chắc mang lại hạnh phúc.
Khi gia đình không còn là yêu thương, chia sẻ mà thay vào đó là sự chịu đựng lẫn nhau, đồng sàng dị mộng thì có lẽ buông tay sẽ là giải pháp tốt cho cả hai. Chúng ta chỉ có thể giữ được người ở chứ không ai giữ được người đi, vì vậy, bạn hãy mạnh mẽ để đón nhận và vượt qua mọi chuyện và chuyên tâm về con cái.
Chúng ta dồn bao nhiêu khả năng của đời người để mưu cầu hạnh phúc, an lạc, tự do tự tại… vậy mà trong cuộc sống, và gia đình chúng ta gặp toàn bao khổ đau, rồi chúng ta chìm đắm do bao gánh nặng của khổ đau.
Một triết gia nào đó đã từng nói rằng, phiền não của con người thường xoay quanh 12 chữ:
Buông không đành!
Nghĩ không thông!
Nhìn không thấu!
Quên không được!
Đó chính là những phiền não làm cho chúng ta và những người quanh ta cũng không có hạnh phúc. Chúng ta không phải trở về với truyền thống gia đình để học lại từ đầu và để có thể làm sống lại cung cách của một con người chúng ta khi xưa…Dầu tóc đã điểm bạc, lạc lối, chúng ta biết học hỏi kinh nghiệm, và đứng dậy đi tiếp con đường mang đến cho ta yếu tố hạnh phúc mà chúng ta cần được hưởng.
Hãy tập buông bỏ, hãy tập quên để tâm chúng ta thêm an nhàn.
Còn miệng thế gian ư ? Chỉ đẩy chúng ta vào mọi buồn phiền!
“Ham muốn trỗi dậy thì tâm động, khi tâm động, các loại phiền não sẽ ùn ùn kéo đến. Được mất, vinh nhục, hơn thua, giành giựt,… những thứ này nếu bạn bận lòng càng nhiều thì mệt mỏi sẽ càng lớn. Bằng ngược lại, có thể buông xuống được bao nhiêu thì nội tâm sẽ nhẹ nhàng bấy nhiêu.
Trên đời, căn nguyên của những muộn phiền đều bắt nguồn từ việc buông không đành, hiểu không thông, nhìn không thấu, rồi làm những việc vô nghĩa khi nhàn rỗi.
Muốn đoạn trừ nó nên tìm về căn nguyên nguồn cội, thực tập nếp sống vị tha và buông xả, đặt mình vào vị trí người khác để nhìn nhận sự việc, sẽ tránh được những tranh chấp muộn phiền vô nghĩa lý.” (Triết lý sống Phật giáo)
Trong suốt cuộc đời của con người, không ai không tránh khỏi miệng lưỡi người đời. Miệng lưỡi thế gian sẽ là việc ta phải hứng chịu lời chê bai, miệt thị, nói móc, lời thị phi độc đoán… là điều quá bình thường trong cuộc đời này. Nếu không vững tâm, làm chủ lập trường, chúng ta dễ mà bị những lời cay nghiệt kia làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Làm nhụt đi ý chí của bản thân.
(Còn tiếp)
Views: 0