SỐNG TIN MỪNG

“Phước đức những ai tiến thân trong pháp luật của Chúa.”

Dr. Lương Huỳnh Ngân chuyển ngữ

 

1 Hạnh phúc thay ai sống đời hoàn thiện,
biết noi theo luật pháp CHÚA TRỜI

2 Hạnh phúc thay kẻ tuân hành ý Chúa,
hết lòng hết dạ kiếm tìm Người.

3 Họ không làm điều ác, nhưng cứ đường lối Chúa mà đi.

4 Vâng lạy Chúa, Ngài đã ban huấn lệnh,
truyền chúng con tuân giữ vẹn toàn.

5 Ước mong sao con hằng vững bước
theo thánh chỉ Ngài ban.

17 Xin tỏ lòng nhân hậu cùng tôi tớ Chúa đây
để con được sống và tuân giữ lời Ngài.

18 Xin mở mắt cho con nhìn thấy
luật pháp Ngài kỳ diệu biết bao.

33 Lạy CHÚA, xin dạy con đường lối thánh chỉ,
con nguyện đi theo mãi đến cùng.

34 Xin cho con được trí thông minh
để vâng theo luật Ngài và hết lòng tuân giữ.

(Tv 118, 1-5, 17-18,33-34)

Bài Thánh Vịnh hôm nay, một tiếng vang thật thích hợp với đọan sách Huấn Ca trong Bài Đọc Một, bài này cũng cùng tiếp theo một suy niệm. Cả các ý được triển khai, (dĩ nhiên có khác giữa hai bài nhưng liên kết chặt chẽ ) là con người, chỉ tìm thấy hạnh phúc trong sự tín thác vào Thiên Chúa, và vâng theo các điều răn của Ngài. Tai họa và sự chết khởi đầu cho con người, khi sống tách rời con đường thanh thản tín thác vào Thiên Chúa. Để thấm vào đầu chúng ta, lòng ngờ vực Thiên Chúa, và những điều răn của Ngài; như thế cứ chỉ làm theo ý mình; có thể nói,  là dấn thân vào một con đường sai lầm, một ngõ cụt. Đó là vấn nạn của A-đam và E-và, theo tường thuật sự sa ngã  ở vườn Địa Đàng.

Chúng ta nhận ra tại vị trí phụ, ở hàng sau của bài thánh vịnh, đề tài hai con đường, khi chúng ta suy niệm Bài Đọc Một. Theo sách Huấn Ca, chúng ta là lữ khách trên một hành trình bất tận, luôn luôn phải rà soát lại con đường mình đi… Phúc cho ai trong chúng ta tìm thấy con đường tốt cho mình! Vì hai con đường luôn mở ra trước mặt chúng ta, một bên dẫn đến hạnh phúc, một bên  đưa đến bất hạnh.

Hạnh phúc, theo bài Thánh Vịnh này thật giản dị. Đúng ra, con đường đối với một tín hữu là theo Lề Luật của Thiên Chúa: «1 Hạnh phúc thay ai sống đời hoàn thiện, biết noi theo luật pháp CHÚA TRỜI». Người tín hữu biết thế nào là vẻ dịu êm của cuộc sống, trong khi tín trung vào các điều răn Thiên Chúa, đấy là điều bài Thánh Vịnh muốn nói cho chúng ta.

Bài thánh vịnh 118 (119) là bài dài nhất các thánh vịnh, và các câu được chọn trong phụng vụ hôm nay chỉ là một phần nhỏ, tương đương với một khúc của bài thơ. Thật ra, bài gồm 172 câu, nghĩa là có 22 khúc, mỗi khúc có 8 câu. Những con số 22 và 8 không phải là một sự ngẫu nhiên.

Tại sao bài có 22 khúc? Bởi vì có 22 chữ cái trong vần A,B,C Do Thái: mỗi câu bắt đầu bằng một chữ cái và các khúc lại cũng theo vần A,B,C. Thể văn này, theo tiếng Pháp gọi là Acrostiche, nhưng ở đây không phải là một áng văn, một thành tích! Đây chính là một sự tuyên xưng đức tin: bài thánh vịnh tôn vinh Lề Luật, sự chiêm ngắm một ân huệ từ Thiên Chúa, đó là Lề Luật (những giới răn). Còn hơn một bài thánh vịnh, chúng ta nên xem như một lời kinh cầu nguyện. Một kinh cầu nguyện tôn vinh Lề Luật, điều không vinh dự gì khi thú nhận là khá xa lạ với chúng ta!

Điều rất lạ với chúng ta, một trong những đặc điểm của Thánh Kinh, là tình yêu Lề Luật thật sự chiếm hữu người Tín Hữu. Những giới răn không áp đặt cho chúng ta như những gì phải chịu lụy, mà là những lời khuyên, những lời khuyên duy nhất dẫn đến để sống cuộc đời hạnh phúc: «Hạnh phúc thay ai sống đời hoàn thiện, biết noi theo luật pháp CHÚA TRỜI». Khi người của Thánh Kinh nói lên câu này, họ thật lòng nghĩ như thế. Đây, dĩ nhiên không phải là một phép mầu. Những người tuân theo Lề Luật có thể gặp mọi gian khổ ở đời, nhưng trong các trường hợp bi đát ấy, người tín hữu biết rằng, con đường duy nhất tin tưởng vào Thiên Chúa có thể đem đến cho họ bình an trong tâm hồn.

Chẳng những Lề Luật không phải bị gánh chịu như một việc áp đặt, mà còn xem như một món quà nhưng không, đến từ Thiên Chúa ban cho dân Ngài; cảnh báo họ tránh mọi con đường lầm lẫn. Lề Luật được xem như một biểu hiện sự quan tâm của Chúa Cha đối với con cái Ngài; cho một người bạn để tránh những điều hiểm nguy. Mọi người tin rằng Chúa ban cho Lề Luật, và Lề Luật được xem như một món quà. Vì Chúa không chỉ hài lòng giải thoát dân Ngài khỏi nô lệ Ai Cập; nếu để mặc họ, Ít-ra-en có nguy cơ sa ngã vào những xiềng xích, e rằng tệ hại hơn nữa. Có thể xem như việc Chúa ban cho Lề Luật, đại loại như trao ban phương thức sử dụng sự tự do. Vì vậy Lề Luật là biểu hiện của tình yêu Chúa dành cho dân Ngài.

Cũng phải nói không chờ đến Tân Ước mới khám phá ra Chúa là Tình Yêu, và Lề Luật không có chủ đích gì khác hơn là dẫn chúng ta đến con đường tình yêu. Tất cả Thánh Kinh là lịch sử kinh nghiệm bước đầu về tình yêu, và cuộc sống huynh đệ của dân tộc được Chúa chọn. Sách Đệ Nhị Luật chép: «4 Nghe đây, hỡi Ít-ra-en! ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, là ĐỨC CHÚA duy nhất. 5 Hãy yêu mến ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), hết lòng hết dạ, hết sức anh (em)» (Đnl 6, 4-5). Ít lâu sau, Chúa Giê-su làm cho hai điều răn ấy gần nhau hơn, chúng ta có thể nói, Ngài đã tóm lược cả Lề Luật Do Thái.

Tôi xin trở lại cái Mối Phúc Thật lạ kỳ của câu thứ nhất. «Hạnh phúc thay ai sống đời hoàn thiện, biết noi theo luật pháp CHÚA TRỜI.» Chúng ta có dịp suy nghĩ về ý nghĩa của cụm từ “hạnh phúc thay”, chúng ta cũng có dịp xem cách dịch từ nguyên bản, có nghĩa là «trên đường tiến lên». Như thế, chúng ta có thể đọc: «Hỡi người biết noi theo luật pháp hãy vững lòng bước đi trong tin tưởng». Tác giả bài Thánh Vịnh xác tín rằng, đây là đời sống và hạnh phúc của mình, nên hát lên bài thánh vịnh – lời nguyện này như đang cầu nguyện. Sau ba câu đầu, là những lời xác quyết về hạnh phúc con người khi giữ Lề Luật, còn 173 câu kia hướng thẳng đến Thiên Chúa với một thể văn, có lúc thì chiêm ngắm, lúc thì van xin, như câu sau đây: «18Xin mở mắt cho con nhìn thấy luật pháp Ngài kỳ diệu biết bao». Và lời cầu nguyện cứ như thế tiếp tục không ngừng, với những cung cách tương tự hay gần giống như thế. Ví dụ trong mỗi khúc, bằng tiếng Do Thái, trở lại tám chữ lúc nào cũng tám chữ ấy, để miêu tả Lề Luật. Chỉ có những kẻ đang yêu mới dám lặp lại không nhàm chán…

Tám chữ lúc nào cũng tám chữ ấy, tám câu trong mỗi khúc trong 22 khúc. Số 8 trong Thánh Kinh là con số có ý nghĩa tạo dựng mới. Sự Tạo Dựng tiên khởi của Thiên Chúa được hoàn tất trong 7 ngày; thế thì, ngày thứ tám là ngày của sự tạo dựng mới, những «trời mới và đất mới», như một lời tuyệt vời của Thánh Kinh. Sự Tạo Dựng cuối cùng này, sẽ xuất hiện lúc nhân loại sống theo lề luật Thiên Chúa, có nghĩa là trong tình yêu, vì hai điều là như nhau.

 

Tác giả: Marie-Noëlle Thabut
Nguồn: Sách L’ intelligence des Ecritures Socéval Editions


Dịch giả: E. Máccô Lương Huỳnh Ngân

Hiệu đ<span style=”font-size:12pt;font-family:”Times New Roman”,serif;

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.