Giáo hội địa phương

Tâm tình của ĐGM Pavlo Honcharuk, mục tử Giáo phận Kharkiv-Zaporizhia, Ukraine

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh chuyển ngữ

 

ĐGM Pavlo Honcharuk là mục tử của Giáo phận Kharkiv-Zaporizhia. Ngài được tấn phong giám mục năm 44 tuổi và được bổ nhiệm phục vụ giáo phận hiện nay từ 1/2020. Hai năm sau được thụ phong linh mục thì xẩy ra trận chiến toàn diện ở Ukraine, và ngài đã làm tuyên úy quân đội trước khi trở thành giám mục, và tòa giám mục của ngài và nhà thờ chính tòa của giáo phận lại ở ngay Zaporizhia. Sau đây là những gì ngài cảm thấy và thực hiện với tư cách và vai trò mục tử hiện tại của ngài ở một giáo phận rộng nhất và đang giữa chiến tranh:

Giáo phận của tôi rất rộng, bao gồm một vùng đất rộng 196,000 cây số vuông, nơi đã bị quân Nga chiếm đóng ở nhiều nơi. Các linh mục của chúng tôi không ở trong các vùng bị chiếm đóng, trong khi đó, những vị ở những vùng chưa bị chiếm đóng thì sứ vụ quan trọng nhất đó là hiện diện với dân chúng, đến với họ và cầu nguyện với họ. Đó là việc phục vụ họ trông đợi ở nơi Giáo Hội. Ở những vùng đang đánh nhau, tình trạng nhân đạo trở nên thê thảm, vì rất nguy hiểm để mang lương thực hay thuốc men đến đó. Mạng sống của bạn bị đe dọa nên rất hiếm người tìm cách đến đó. 

Có nhiều người ở trong thành phố, nhưng vấn đề là ở chỗ nhiều người trong họ đã bị mất nhà ở. Rất nhiều người mất việc làm: một số cơ sở thương mại hoàn toàn bị hủy hoại, ngay cả các khu chợ là nơi các cư dân thường làm việc cũng đã bị thiêu rụi hay hu hại. Nhiều người còn không có cả tiền để mua bánh ăn nữa, họ cấn quần áo, giầy dép, thực phẩm, thuốc men và nơi cư trú. Họ cũng cần được thông cảm và hỗ trợ. Rất cần đến sự giúp đỡ.

Kinh nghiệm (làm tuyên úy quân đội) giờ đây thực sự giúp ích cho tôi, vì khi trận chiến bắt đầu, thì những cuộc bùng nổ và tất cả những gì khác, tôi không cảm thấy thất kinh bởi bị xốc quá mạnh. Tôi vẫn có thể thi hành các nhiệm vụ của tôi một cách bình thường, thực hiện các quyết định và phục vụ dân chúng, bởi vậy tôi không cần phải trải qua một tiến trình thích ứng với hoàn cảnh mới ở những nơi bị đe dọa, bùng nổ, và cái chết cận kề. Tất cả những điều ấy tôi đã trải qua với tư cách là một tuyên úy.

Cũng có nhiều người ở đây cảm thấy căng thẳng, vì thế, với tư cách tuyên úy tôi đã biết cách giúp họ: phải chú ý ra sao, phải nói những gì, khi nào thì nói, và khi nào chỉ cần ôm lấy họ thôi… Tôi đã biết những gì tôi cần phải làm, quan trọng nhất là những gì không làm, vì bạn có thể giúp rất nhiều khi đừng làm những gì sai lệch. Bởi thế nên tôi nghĩ theo sự quan phòng của mình, Thiên Chúa đã sửa soạn cho tôi một cách nào đó cho hoàn cảnh này.

“Theo kinh nghiệm của tôi trong việc nói chuyện với dân chúng, tôi có thể nói rằng khi một người mạnh tin vào Thiên Chúa và sống liên kết với Ngài thì những câu hỏi tại sao? Ai lỗi? Có phải chúng ta là thành phần đại tội nhân ấy hay chăng? Hay còn có những tội nhân khác nữa… Thiên Chúa ở đâu? Những ai có đức tin thì đều hiểu được căn nguyên nằm ở chỗ nào: đó là tội lỗi, và vì tội lỗi nên con người để cho quyền lực tối tăm nắm được cơ hội. Khi chúng ta làm điều gian ác, chúng ta để cho ma quỉ xuất hiện và làm chủ cuộc đời của chúng ta. Đức tin nơi Thiên Chúa là những gì cống hiến một nền tảng vững chắc giúp chúng ta có thể kham nổi vác gánh nặng bất công, và sống sót chẳng những trong khi xẩy ra chiến tranh mà còn trong đời sống nói chung nữa. Chúng tôi cùng nhau có thể cùng với các vị linh mục chứng kiến thấy niềm tin tưởng của chúng ta nơi Thiên Chúa, sự hiện diện của Thiên Chúa là những gì rất cần thiết, cống hiến cho chúng ta sức mạnh để đứng vững. Chúng ta không thể giải thích được hết mọi sự, và ngay cả một dẫn giải nào đó cũng không thể làm giảm bớt gánh nặng này. Thế nhưng, khi Thiên Chúa ban sức mạnh cho lòng của tôi thì bấy giờ gánh nặng này có thể gánh vác.

“Đôi khi tôi chỉ cần ôm lấy con người này (những ai bị mất người thân yêu), hãy để cho họ khóc, cho họ giảm bớt cơn đau, vì quá nhiều đớn đau. Tôi nói những lời này cùng họ: ‘Chúa ở bên anh chị em, giờ đây anh chị em hãy hướng về Ngài, Ngài sẽ ôm lấy anh chị em, Ngài sẽ ban cho anh chị em sức mạnh…’ Thường phép lạ xẩy ra ngay chỗ đó, đó là con người ấy bắt đầu khóc để rồi sau đó nói rằng ‘Xin cám ơn, tôi cảm thấy khá hơn’. Bởi vậy, trong những trường hợp này, khó có thể tìm thấy những dẫn giải về thần học v.v, vì nỗi đớn đau quá lớn lao. Nhưng Chúa lại rất cận kề với chúng ta và ôm lấy chúng ta, bạn chỉ cần cảm giác thấy và nhìn nhận sự hiện diện của Ngài.

“Dĩ nhiên là tôi có sợ chứ. Phải sợ, vì có quá nhiều nguy hiểm, nhưng tôi hoàn toàn ý thức được sứ vụ của tôi, trách nhiệm của tôi và các việc làm của tôi. Chúng tôi tiếp tục ở đây và tiếp tục hoạt động cùng phục vụ người khác. Quân đội họ cũng sợ, nhưng họ phải bảo vệ.

“Lời cầu nguyện của Giáo Hội hoàn vũ (liên quan đến việc ĐTC Phanxicô hiến dâng Nước Ukraine và Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria ngày 25/3/2022) là lời cầu nguyện của Chúa Giêsu Kitô. Bằng lời cầu nguyện chúng ta đến gần Thiên Chúa hơn và Thiên Chúa càng gần chúng ta hơn, tức là chúng ta được trầm mình hơn nữa trong Ngài, và nơi Ngài chúng ta cần hết mọi sự. Bởi vậy, nhận thức về sự kiện là toàn thể Giáo Hội cầu nguyện mời gọi chúng ta nhận thức rằng chúng ta được tham gia vào một điều gí đó rất lớn lao, tức là vào sự phong phú chất chứa nơi nhiệm thể cùa Chúa Giêsu Kitô. Người ở nơi đây, chúng ta không lẻ loi cô độc, Người cận kề đây và cả Giáo Hội đang nguyện cầu. Đó là sự hiệp nhất. Tôi khó mà tìm được những từ ngữ chính xác để diễn tả điều ấy, thế nhưng sự hỗ trợ ấy làm gia tăng một đức tin mà từ từ để cho Thiên Chúa ban ơn sức mạnh, bình an, can trường nôi tâm. Ý nghĩa của lời cầu nguyện hoàn vũ của Giáo Hội là những gì rất sâu xa”.

(Nguồn: Bishop of Kharkiv: war is evil, but faith comforts us like an embrace)

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.