Dù phát ngôn viên Tòa Thánh, tiếng nói chính thức của Tòa Thánh, rồi Quốc Vụ Khanh, nhân vật số hai của Tòa Thánh, chỉ đứng sau một mình Đức Giáo Hoàng, đã lên tiếng chính thức quả quyết tính chính đáng của cuộc đối thoại hiện nay với nhà nước Cộng Sản Trung Hoa, tin tức chung quanh việc Tòa Thánh yêu cầu hai vị giám mục, cả đời chịu trăm cay ngàn đắng chỉ để biểu lộ lòng trung thành với vị kế nhiệm Thánh Phêrô, nhường chỗ cho hai giám mục hiện đang bị vạ tuyệt thông nhằm khai thông bế tắc để tiến tới một thỏa hiệp với nhà cầm quyền Bắc Kinh vẫn gây ngỡ ngàng, nếu không nói ngã lòng nơi các tín hữu Trung Hoa.
Gần đây nhất một số nhân sĩ Công Giáo Hồng Kông đã viết một thư ngỏ gửi các vị giám mục thế giới, yêu cầu các ngài dùng thế giá của mình vận động để Tòa Thánh không thỏa hiệp với chính phủ Bắc Kinh trong những điều kiện như vậy. Bức thư có thể đọc tại http://www.freecatholicsinchina.org.
Nhân dịp này, nhiều nhà bình luận Công Giáo đau buồn nhắc lại bài học Tiệp Khắc 1976, một bài học mà theo Đức Hồng Y Zen, chính Đức Phanxicô đã nhắc lại và hứa sẽ không để xẩy ra một lần nữa, nhưng các sự kiện đang liên tiếp diễn ra cho tới nay cho thấy không những nó sẽ được tái diễn mà còn tái diễn một cách tàn tệ hơn thế nữa, như một nhà bình luận đã nhấn mạnh.
Hung Gia Lợi 1971 và Đức Hồng Y Mindszenty
Đức Hồng Y Zen không thể nào tự tạo ra lời đoan hứa của Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng: sẽ không có trường hợp Mindszenty đối với Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa.
Theo Paul Kengor, Giáo Sư Khoa Học Chính Trị tại Grove City College, Đức Hồng Y Jozsef Mindszenty là một anh hùng thời Chiến Tranh Lạnh, bị Cộng Sản bách hại và cuối cùng bị Giáo Hội bỏ rơi. Bắt đầu từ năm 1956, sau khi xe tăng của Hồng Quân Nga cán nát Hung Gia Lợi, ngài sống 15 năm tự ý giam mình tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Budapest. Ngài bác bỏ nhiều lời yêu cầu liên tiếp rời bỏ Hung Gia Lợi và đoàn chiên của ngài. Nhưng năm 1971, ngài đành nhượng bộ, vì sự thúc giục của Tổng Thống Richard Nixon, người lúc đó hết sức ‘thờ phượng’ con bò vàng hòa dịu (détente), và vì lệnh của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.
Đức Phaolô VI, theo Kengor, là 1 vị giáo hoàng tiên tri và khôn ngoan, nhất là về các vấn đề văn hóa và tính dục. Nhưng người ta khó tìm được sự khích lệ hay khôn ngoan chi trong những gì ngài làm cho Đức Hồng Y Mindszenty. Cùng với Đức Hồng Y Agostino Casaroli, Đức Phaolô VI theo đuổi chính sách Ostpolitik, một dịch bản của Tây Âu về hòa dịu. Ngài và Đức Hồng Y Casaroli miễn cưỡng chấp nhận việc Chiến Tranh Lạnh phân chia Âu Châu như 1 thực tại địa chính trị thắng thế sẽ kéo dài thật lâu trong tương lai. Do đó, hai vị tìm cách bắt tay với thế giới Cộng Sản và cùng với thế giới này, cố gắng đạt được một mối liên hệ tốt đẹp hơn và nhiều nhân quyền được cải thiện hơn, trong đó, có tự do tôn giáo.
Phương thức Phaolô VI – Nixon hoàn toàn tương phản với phương thức Gioan Phaolô II – Ronald Reagan sau đó. Dĩ nhiên, như ta thấy, phương thức sau thành công hơn phương thức trước nhiều, ít nhất trong việc đã giải phóng được thế giới Cộng Sản. Thế nhưng, như George Weigel đã nhận định, cho tới nay, vẫn còn những viên chức của Tòa Thánh tin rằng phương thức Phaolô VI – Casaroli không những chỉ đáng thích hơn mà còn thành công hơn.
Weigel, người viết tiểu sử của Đức Gioan Phaolô II, nhận định rằng Đức Hồng Y Karol Wojtyla không bao giờ nghi ngờ thiện ý của Đức Phaolô VI, trái lại có thiện cảm với nỗi khổ chống cộng của vị giáo hoàng này “bị xâu xé giữa bản năng của cõi lòng ngài muốn bảo vệ Giáo Hội bị bách hại và phán đoán của trí khôn bắt ngài phải theo đuổi chính sách salvare il salvabile (cứu điều có thể cứu được).
Ai cũng biết đó không hẳn là một chính sách vẻ vang gì. Chính sách bình thường hóa đôi lúc đòi phải nhượng bộ các yêu sách của người Mácxít. Giống chính sách hòa dịu, nó thường đem đến thỏa hiệp và thích nghi. Xem ra nhiều lúc Vatican lo lắng sợ làm phật lòng Điện Cẩm Linh hơn là bảo vệ tự do tôn giáo…
Chính trong bầu khí ấy, tháng Mười Hai năm 1973, Đức Phaolô VI đã tước hết mọi tước hiệu của Đức Hồng Y Mindszenty, lúc ấy đã 81 tuổi. Đức Hồng Y bỗng chốc thấy mình phải rời bỏ chức vụ trong Giáo Hội. Đức Phaolô VI chính thức tuyên bố Tổng Giáo Phận Esztergom trống tòa. An ủi được một điều: ngài từ khước bổ nhiệm vị kế nhiệm của tòa này, bao lâu Đức Hồng Y Mindszenty còn sống. Dù sao, Đức Phaolô VI không bao giờ nghĩ đến việc cho phép các viên chức Cộng Sản ở Moscow quyền bổ nhiệm 1 giám mục ở đấy.
Nhưng cũng đủ rồi, người Cộng Sản vui ra mặt khi thấy Đức Phaolô VI lột hết chức tước của Đức Hồng Y Mindszenty. Với họ, đây là cú tát thẳng vào mặt Đức Hồng Y giống như vụ ngài bị đánh đập trần truồng tại số 60 Phố Andassy ở Budapest mùa Đông năm 1948-49. Có thể còn nặng hơn vì cú tát lần này phát xuất từ vị giáo hoàng của ngài ở Rôma!
Trung Hoa 2018 và Đức Cha Peter Zhuang Jianjian
Kengor nhắc lại chuyện xưa là vì, theo ông, chuyện xưa ấy dường như đang sống lại với Đức đương kim Giáo Hoàng, các cố vấn của ngài và Cộng Sản Trung Hoa.
Giống như đối với Đức Phaolô VI, Kengor cho hay ông rất hài lòng với các tuyên bố mạnh dạn của Đức Phanxicô về tính dục, về “thằng qủy” ý thức hệ phái tính, về “hôn nhân” đồng tính, vế phá thai, về cái điên loạn của việc đổi giống, về sự ác, về Satan, về các lực lượng Tây Phương nhằm “thực dân hóa ý thức hệ”… Ông cũng tỏ ra lo ngại khi các người Công Giáo truyền thống quên khuấy các điều này lúc thấy ngài không đứng chung hàng với Donald Trump về bức tường biên giới.
Nhưng về chuyện Công Giáo Trung Hoa, Kengor cho là 1 chuyện tồi tệ khi thay thế 2 Giám Mục do Tòa Thánh bổ nhiệm, mà 1 trong hai vị, chính là Đức Cha Peter Zhuang Jianjian, bằng hai giám mục do Nhà Nước Cộng Sản Trung Hoa bổ nhiệm.
Việc này gây phản ứng tiêu cực nơi nhiều nhà bình luận có tiếng và nêu lên thật nhiều câu hỏi: ai đứng đàng sau động thái này? Đức Phanxicô nghĩ gì? Ai cố vấn cho ngài về Trung Hoa?
Về câu hỏi cuối cùng, Kengor cho rằng câu trả lời trở nên rõ ràng vào tuần rồi khi Đức Tổng Giám Mục Marcelo Sanchez Sorondo, một người Á Căn Đình, hiện là Viện Trưởng Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Học Xã Hội của Tòa Thánh, trả lời cuộc phỏng vấn của tờ Vatican Insider, bằng cách hết lòng ca ngợi Trung Hoa, coi nó như mẫu mực về ích chung, về môi trường, về ý thức quốc gia, về tuân hành giáo huấn xã hội Công Giáo, về bài trừ ma túy…
Với những nhận định hoàn toàn phát xuất từ 1 đầu óc nặng ý thức hệ Mácxít như Sorondo, Kengor thầm nghĩ Đức Phanxicô, người tự hào hết mình đánh phá mọi hình thức ý thức hệ, nên sa thải vị này trước khi nghĩ đến việc “sa thải” 2 vị giám mục chỉ có mỗi một tội là trung thành với ngài.
Nhưng Đức Phanxicô đã không làm thế, khiến Kengor cho rằng có thể ngài bị lây nhiễm khuynh hướng ý thức hệ của vị giáo phẩm đồng hương này.
Dù sao, phương thức Sorondo cũng là thành phần của phương thức Ostpolitik của Đức Phaolô VI hay phương thức nối lại tình hữu nghị của Nixon nhằm bắt tay thân thiện với Trung Hoa.
Câu truyện Việt Nam
Tiện đây, cũng xin mở một dấu ngoặc để nhắc qua việc Đức Phaolô VI liên hệ đến chính trường Việt Nam, một việc liên hệ mà nhiều người, như ông Trần Vinh gần đây cho biết, chứng tỏ Tòa Thánh “không hiểu gì về Việt Nam”.
Ai cũng biết, lúc lâm ngõ bí không biết làm cách nào để buộc Hà Nội ngồi vào bàn đàm phán, Tổng Thống Johnson đã phải nhờ đến Đức Phaolô VI làm trung gian giữa Hoa Kỳ và Hà Nội. Và Đức Phaolô VI đã nhận lời. Hai vị gặp nhau mặt đối mặt hai lần: lần đầu ở New York năm 1965 nhân dịp Đức Phaolô VI qua đó đọc diễn văn trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc; lần hai năm 1967 tại Vatican nhân dịp Tổng Thống Johnson từ Úc và 1 số quốc gia Á Châu trở về Hoa Kỳ.
Theo Cha Pablo (Pope Paul VI and President Lyndon Johnson during the Vietnam War, July 8, 2010) sự can thiệp của Đức Phaolô VI đã đem Hà Nội tới bàn thương thuyết.
Thực vậy, Đức Phaolô VI sử dụng 1 phái đoàn của Cộng Sản Ý tới Việt Nam để tiếp xúc với Hồ Chí Minh ngày 29 tháng 11 năm 1966. Ngài đề nghị với Ông Hồ lấy Vatican làm địa điểm đàm phán hòa bình với Hoa Kỳ. Phản ứng của Ông Hồ khởi đầu tích cực, nhưng sau đó bác bỏ khả thể đàm phán khi, ngày 13 tháng 12, Hoa Kỳ ném bom Hà Nội “một cách không phân biệt”. Không nản, ngài tiếp tục cuộc đối thoại dù bất lợi ở điểm không có liên hệ ngoại giao với cả hai bên!
Trong cuộc gặp gỡ với Phó Tổng Thống Hubert Humphrey tháng Tư năm 1967, ngài cho hay: việc ném bom Hà Nội làm mất khả tín tính tinh thần của Hoa Kỳ và tỏ ra vô hiệu vì Hà Nội khước từ đàm phán. Ngài cũng cho Ông Humphrey hay: đa số các nước Âu Châu coi Hoa Kỳ là kẻ gây hấn dù ngài không cho là như thế. Ngài cũng nói thế với Johnson khi ông này tới Vatican vào tháng Mười Hai cùng năm, nhất là Hoa Kỳ cần chấm dứt việc ném bom Bắc Việt Nam. Ngài cũng khuyên Ông nên biến chiến tranh thành một cuộc chiến phòng thủ hơn là một cuộc chiến tấn công.
Và đầu năm 1968, Đức Phaolô chính thức gửi thư ngoại giao tới Hoa Kỳ và Hà Nội mời họ bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình. Thư này đã thúc đẩy Hà Nội chọn Paris làm nơi đàm phán vào ngày 10 tháng Năm hay một vài ngày sau đó.
Trên tập Kỷ Yếu phát hành trên liên mạng hồi tháng Sáu năm 2017 vừa qua của Các Cựu Sinh Viên Công Giáo các Đại Học Nam Việt Nam trước năm 1975, Ông Trần Vinh có bài “Tòa Thánh Chỉ là Tòa Thánh”, trong đó, ông cho hay nhiều người hiểu chuyện cho rằng trong việc đứng ra làm trung gian, Tòa Thánh tỏ ra không hiểu gì về Việt Nam.
Thực vậy, trong khi ngài lắng nghe Hà Nội, nơi ngài không có đại diện chính thức, và sẵn lòng ngả về quan điểm của họ (buộc Hoa Kỳ ngưng ném bom như 1 điều kiện tiên quyết), thì ngài lại không quan tâm lắng nghe người dân Miền Nam, dù ở đây, ngài có đại diện chính thức. Trái lại đã gửi đặc sứ là Tổng Giám Mục Sergio Pignedoli tới Sài Gòn để khuyên người dân ở đây hòa giải “dầu phải chịu chút ít thiệt thòi”.
Ông Trần Vinh cho hay: “Trong thực tế, người ta bảo rằng, khi ‘làm việc’ với các giám mục Việt Nam, vị đặc sứ Vatican đã khuyến cáo các vị giám mục Miền Nam phải thích nghi với tình hình, phải tìm cách tách ra khỏi con đường bế tắc của… chế độ Sài Gòn. Đồng thời, ngài lưu ý Giáo Hội Công Giáo Việt Nam phải… ủng hộ công cuộc vận động hoà bình cho Việt Nam của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thay vì tiếp tục hận thù và đeo đuổi chiến tranh”.
Joseph McAuley, trong bài “Pope and President, Paul VI and Lyndon B. Johnson: Christmas on the Tiber, Texas Style” đăng trên tạp chí America tháng Chín, 2015, thuật lại chuyến viếng thăm Đức Phaolô VI tại Vatican của Tổng Thống Jonhson. Người ta không biết hai vị nói những gì. Mãi sau này, trong Hồi Ký của Ông về Vatican, Ký Giả Wilton Wynne của Time mới cho hay Đức Phaolô VI bị khích động, “đã đập bàn” và “la hét” Ông Johnson về vấn đề Việt Nam.
Thái độ thiên vị phía Cộng Sản của Đức Phaolô VI còn được Ông Trần Vinh kể thêm như sau: “Ngày 14-02-1973, Đức Giáo Hoàng chính thức tiếp Xuân Thủy là trưởng phái đoàn Cộng Sản Bắc Việt tại Hoà Đàm Paris và ngài gọi đó là ‘ngày đáng ghi nhớ’. Rồi 3 tháng sau, ngày 12-5-1973, ngài lại tiếp Bộ Trưởng Nguyễn Văn Hiếu của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam. Trước đó, vào tháng 2 năm 1971, Nguyễn Thị Bình, bộ trưởng ngoại giao của Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam kiêm trưởng phái đoàn của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam tại Hoà Đàm Paris, đã tới Vatican và được giới chức cao cấp Vatican tiếp đón. Đầu tháng 4-1973, trong chuyến công du sau khi Hiệp Định Paris ra đời (đi Hoa Kỳ, Anh, Tây Đức, Ý, Vatican, Đại Hàn và Đài Loan), Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tiếp kiến lâu 1 giờ. Nhân dịp, tổng thống trình lên ngài danh sách 37 ngàn tù binh Cộng Sản để chứng minh Việt Nam Cộng Hòa không hề giam giữ tới ‘300 ngàn tù chính trị’ theo luận điệu dối trá của Cộng Sản và các phần tử thân Cộng (như nhóm báo CHỌN của Linh Mục Trương Bá Cần và ĐỨNG DẬY của Linh Mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan…). Mới đây, qua điện thoại, nhà báo Vũ Ánh (trước 30-4-1975, là chánh sở thời sự Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia; hiện làm cho Viet Herald, Nam California) kể lại cho tôi nghe chuyện ông được tháp tùng chuyến đi này của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tuy không được tới gần, nhưng ông đã tận mắt nhìn thấy tổng thống bắt tay, hôn nhẫn Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và được ngài mời ngồi xuống để đàm đạo, và khi ra về ‘dáng mặt tổng thống có vẻ đăm chiêu, buồn bã’. Không ai biết hết lí do tại sao Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu buồn, nhưng chắc là có chuyện tổng thống phải thanh minh với Đức Giáo Hoàng về vụ 300 ngàn tù chính trị ‘ma’ do các kí giả thân Cộng Âu Mĩ vào hùa với Cộng Sản Bắc Việt cùng bọn tay sai bịa đặt ra”.
Theo ông Trần Vinh, “quân dân Miền Nam chiến đấu vừa để chống hoạ Cộng Sản vừa để bảo vệ bờ cõi đất nước. Thế mà Đức Phaolô VI, vì quan điểm hoà bình vô điều kiện của mình, đã không nhắc tới chính nghĩa chiến đấu tự vệ của Việt Nam Cộng Hòa. Thay vì phải tích cực cổ vũ, vận động thế nào để Cộng Sản Bắc Việt phải từ bỏ tham vọng, từ bỏ âm mưu xâm lấn Miền Nam tự do thì ngài lại kêu gọi mỗi bên phải nhường nhịn, “dầu phải chịu chút ít thiệt thòi”. Đức Giáo Hoàng và đa số các nhà đạo đức Âu Mĩ chưa đủ kinh nghiệm để nhận ra điềm chết người này: đối với bọn Cộng Sản quỷ quyệt, nhường nhịn có nghĩa là sẽ mất trắng! Đức Giáo Hoàng Phaolô VI có thiện chí tìm kiếm hoà bình. Nhưng vì không nắm rõ nguyên nhân chính yếu của cuộc chiến; không hiểu đúng mức bản chất độc ác, xảo quyệt của Cộng Sản Bắc Việt; không nắm được ý đồ muốn tháo chạy của người Mĩ và không có viễn kiến về hậu quả tai hại thế nào cho dân tộc Việt Nam khi Cộng Sản Bắc Việt thôn tính toàn cõi Việt Nam cho nên vị giáo hoàng đạo đức, tốt lành đã bị lợi dụng cho một trò chơi chính trị lật lọng, dối trá, bẩn thỉu. Những cuộc tiếp đón các viên chức cao cấp của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam tại Vatican, cho thấy Vatican cũng đã bị Cộng Sản Bắc Việt ‘bịp’ như họ đã ‘bịp’ được dư luận và nhiều chính phủ các nước Âu Mĩ lúc đó”.
Ông Trần Vinh nhận định: “Vatican vô tình khởi đầu tiến trình dẫn dắt cho Hoa Kỳ và Cộng Sản Bắc Việt tiếp xúc, gặp gỡ để rồi Hoa Kỳ âm mưu bán đứng Miền Nam cho Cộng Sản Bắc Việt. Cái Hiệp Định Paris 1973 nói là để chấm dứt chiến tranh, thực chất chỉ là để cho ‘đồng minh (Mĩ) tháo chạy’, đồng thời nó trói tay Việt Nam Cộng Hòa lại để cho Cộng Sản Bắc Việt dễ dàng thâu tóm toàn cõi đất nước… Trong sứ mạng tôn giáo, Vatican luôn luôn cổ vũ và tìm kiếm hoà bình cho nhân loại. Song thiện ý là một chuyện, phương cách thi hành và hiệu quả đạt được lại là một vấn đề khác. Đức Giáo Hoàng ở trên cao quá, việc thế sự nằm trong tay vị quốc vụ khanh và bộ ngoại giao Vatican. Dù nói thế nào, các vị này cũng vẫn chỉ là những con người đang sống ở thế gian này. Riêng trường hợp Việt Nam, dường như các viên chức cao cấp của Vatican, trong tư thế của những chính khách mặc áo dòng, đã từng ảnh hưởng vào chính tình phức tạp ở Miền Nam Việt Nam và nhất là đã nhúng tay vào việc tìm kiếm một thứ hoà bình bánh vẽ không có cái nhân công lí cho Việt Nam”.
Dĩ nhiên, việc Miền Nam mất vào tay Cộng Sản có nhiều nguyên nhân phức tạp hơn nhiều. Nhưng nhiều người Công Giáo hồi đó không khỏi có cùng những cảm nghĩ như Ông Trần Vinh. Người viết bài này hồi ấy cũng có cùng một tâm trạng nên đã có một bài viết khá dài phân tích thái độ của Đức Phaolô VI đối với Việt Nam Cộng Hòa nói chung và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói riêng. Bài báo ấy đã không được đăng trên Nguyệt San Cao Đẳng Quốc Phòng. Chủ Nhiệm Nguyệt San là Đại Tá Quang và chủ bút Tập San là Đại Úy Tâm (tức nhà văn kiêm thi sĩ Thanh Tâm Tuyền) gọi điện thoại cho người viết lúc ấy phục vụ tại Phủ Thủ Tướng, nói rằng phải sửa lại thế nào để tránh việc Tổng Thống bị Đức Phaolô VI cư sử lạnh nhạt. Sửa như thế là bôi bỏ hết ý hướng chính của bài báo. Nên đôi bên đồng ý không đăng tải bài viết.
Lịch sử lặp lại?
Trở lại với câu hỏi phải chăng vụ Mindszenty đã được lặp lại? Kengor chua chát cho hay: đúng, Đức Phanxicô đúng khi quả quyết với Đức Hồng Y Zen rằng sẽ không có một vụ Mindszenty khác. Nhưng có thể có một vụ còn tệ hơn vụ Mindszenty.
Thực vậy, thập niên 1970, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Hồng Y Casaroli biết mình đang thương thảo với những tên bạo chúa; nên các vị hết sức “bịt mũi” để qua cầu “thỏa hiệp” với người Cộng Sản, một điều được Đức Hồng Y Casaroli gọi là “tử đạo kiên nhẫn”. Và các vị biết phải dừng lại ở đâu: không bổ nhiệm người thay thế Đức Hồng Y Mindszenty và cũng không để Moscow chỉ định người thay thế ngài!
Người ta sợ Tòa Thánh đang muốn vượt quá làn ranh này với việc thay thế hai giám mục chính thống bằng hai giám mục chính mình đã “rút phép thông công” để có được một thỏa hiệp với nhà nước Cộng Sản Trung Hoa trong nhịp trống ca ngợi, đánh bóng chế độ toàn trị của một chức sắc cao cấp, cố vấn thân cận và là người đồng hương với Đức Phanxicô.
Kengor cho rằng nếu Đức Phanxicô làm thế là một sự “đầu hàng nhục nhã… một sự ngây ngô hoàn toàn và thiếu thấu hiểu một chế độ thực sự ác độc. Những người như Sorondo cho thấy một sự ngu xuẩn gây xấu hổ, một giám mục đi vỗ lưng cọp lúc nó giả vờ kêu rừ.. ừ…qua nanh vuốt. Phải chăng Đức Giáo Hoàng chiều theo thứ Sorondo-politik?”
Ở đây, chúng tôi chỉ muốn nói thêm: thực ra Đức Cha Sorondo hay Đức Ông Cao Minh Dung cũng chỉ là các viên chức thừa hành của Tòa Thánh. Ông Trần Vinh, trong bài đã dẫn, gián tiếp có nhắc đến Đức Ông Dung, ví ngài như Vũ Ngọc Nhạ. Ông cũng cho rằng vì Việt Nam bé nhỏ, nên Tòa Thánh không đếm xỉa. Thực ra chính sách ngoại giao của Tòa Thánh trước sau, vì nằm trong tay các nhà ngoại giao chuyên nghiệp người Ý, nên không có gì thay đổi cả. Vẫn cứ muốn có tiếng nói chính trị giữa hàng khanh tướng, trong khi Tòa Thánh chỉ có thế giá tinh thần giữa hàng phục vụ.
Dù phát ngôn viên Tòa Thánh, tiếng nói chính thức của Tòa Thánh, rồi Quốc Vụ Khanh, nhân vật số hai của Tòa Thánh, chỉ đứng sau một mình Đức Giáo Hoàng, đã lên tiếng chính thức quả quyết tính chính đáng của cuộc đối thoại hiện nay với nhà nước Cộng Sản Trung Hoa, tin tức chung quanh việc Tòa Thánh yêu cầu hai vị giám mục, cả đời chịu trăm cay ngàn đắng chỉ để biểu lộ lòng trung thành với vị kế nhiệm Thánh Phêrô, nhường chỗ cho hai giám mục hiện đang bị vạ tuyệt thông nhằm khai thông bế tắc để tiến tới một thỏa hiệp với nhà cầm quyền Bắc Kinh vẫn gây ngỡ ngàng, nếu không nói ngã lòng nơi các tín hữu Trung Hoa.
Gần đây nhất một số nhân sĩ Công Giáo Hồng Kông đã viết một thư ngỏ gửi các vị giám mục thế giới, yêu cầu các ngài dùng thế giá của mình vận động để Tòa Thánh không thỏa hiệp với chính phủ Bắc Kinh trong những điều kiện như vậy. Bức thư có thể đọc tại http://www.freecatholicsinchina.org.
Nhân dịp này, nhiều nhà bình luận Công Giáo đau buồn nhắc lại bài học Tiệp Khắc 1976, một bài học mà theo Đức Hồng Y Zen, chính Đức Phanxicô đã nhắc lại và hứa sẽ không để xẩy ra một lần nữa, nhưng các sự kiện đang liên tiếp diễn ra cho tới nay cho thấy không những nó sẽ được tái diễn mà còn tái diễn một cách tàn tệ hơn thế nữa, như một nhà bình luận đã nhấn mạnh.
Hung Gia Lợi 1971 và Đức Hồng Y Mindszenty
Đức Hồng Y Zen không thể nào tự tạo ra lời đoan hứa của Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng: sẽ không có trường hợp Mindszenty đối với Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa.
Theo Paul Kengor, Giáo Sư Khoa Học Chính Trị tại Grove City College, Đức Hồng Y Jozsef Mindszenty là một anh hùng thời Chiến Tranh Lạnh, bị Cộng Sản bách hại và cuối cùng bị Giáo Hội bỏ rơi. Bắt đầu từ năm 1956, sau khi xe tăng của Hồng Quân Nga cán nát Hung Gia Lợi, ngài sống 15 năm tự ý giam mình tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Budapest. Ngài bác bỏ nhiều lời yêu cầu liên tiếp rời bỏ Hung Gia Lợi và đoàn chiên của ngài. Nhưng năm 1971, ngài đành nhượng bộ, vì sự thúc giục của Tổng Thống Richard Nixon, người lúc đó hết sức ‘thờ phượng’ con bò vàng hòa dịu (détente), và vì lệnh của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.
Đức Phaolô VI, theo Kengor, là 1 vị giáo hoàng tiên tri và khôn ngoan, nhất là về các vấn đề văn hóa và tính dục. Nhưng người ta khó tìm được sự khích lệ hay khôn ngoan chi trong những gì ngài làm cho Đức Hồng Y Mindszenty. Cùng với Đức Hồng Y Agostino Casaroli, Đức Phaolô VI theo đuổi chính sách Ostpolitik, một dịch bản của Tây Âu về hòa dịu. Ngài và Đức Hồng Y Casaroli miễn cưỡng chấp nhận việc Chiến Tranh Lạnh phân chia Âu Châu như 1 thực tại địa chính trị thắng thế sẽ kéo dài thật lâu trong tương lai. Do đó, hai vị tìm cách bắt tay với thế giới Cộng Sản và cùng với thế giới này, cố gắng đạt được một mối liên hệ tốt đẹp hơn và nhiều nhân quyền được cải thiện hơn, trong đó, có tự do tôn giáo.
Phương thức Phaolô VI – Nixon hoàn toàn tương phản với phương thức Gioan Phaolô II – Ronald Reagan sau đó. Dĩ nhiên, như ta thấy, phương thức sau thành công hơn phương thức trước nhiều, ít nhất trong việc đã giải phóng được thế giới Cộng Sản. Thế nhưng, như George Weigel đã nhận định, cho tới nay, vẫn còn những viên chức của Tòa Thánh tin rằng phương thức Phaolô VI – Casaroli không những chỉ đáng thích hơn mà còn thành công hơn.
Weigel, người viết tiểu sử của Đức Gioan Phaolô II, nhận định rằng Đức Hồng Y Karol Wojtyla không bao giờ nghi ngờ thiện ý của Đức Phaolô VI, trái lại có thiện cảm với nỗi khổ chống cộng của vị giáo hoàng này “bị xâu xé giữa bản năng của cõi lòng ngài muốn bảo vệ Giáo Hội bị bách hại và phán đoán của trí khôn bắt ngài phải theo đuổi chính sách salvare il salvabile (cứu điều có thể cứu được).
Ai cũng biết đó không hẳn là một chính sách vẻ vang gì. Chính sách bình thường hóa đôi lúc đòi phải nhượng bộ các yêu sách của người Mácxít. Giống chính sách hòa dịu, nó thường đem đến thỏa hiệp và thích nghi. Xem ra nhiều lúc Vatican lo lắng sợ làm phật lòng Điện Cẩm Linh hơn là bảo vệ tự do tôn giáo…
Chính trong bầu khí ấy, tháng Mười Hai năm 1973, Đức Phaolô VI đã tước hết mọi tước hiệu của Đức Hồng Y Mindszenty, lúc ấy đã 81 tuổi. Đức Hồng Y bỗng chốc thấy mình phải rời bỏ chức vụ trong Giáo Hội. Đức Phaolô VI chính thức tuyên bố Tổng Giáo Phận Esztergom trống tòa. An ủi được một điều: ngài từ khước bổ nhiệm vị kế nhiệm của tòa này, bao lâu Đức Hồng Y Mindszenty còn sống. Dù sao, Đức Phaolô VI không bao giờ nghĩ đến việc cho phép các viên chức Cộng Sản ở Moscow quyền bổ nhiệm 1 giám mục ở đấy.
Nhưng cũng đủ rồi, người Cộng Sản vui ra mặt khi thấy Đức Phaolô VI lột hết chức tước của Đức Hồng Y Mindszenty. Với họ, đây là cú tát thẳng vào mặt Đức Hồng Y giống như vụ ngài bị đánh đập trần truồng tại số 60 Phố Andassy ở Budapest mùa Đông năm 1948-49. Có thể còn nặng hơn vì cú tát lần này phát xuất từ vị giáo hoàng của ngài ở Rôma!
Trung Hoa 2018 và Đức Cha Peter Zhuang Jianjian
Kengor nhắc lại chuyện xưa là vì, theo ông, chuyện xưa ấy dường như đang sống lại với Đức đương kim Giáo Hoàng, các cố vấn của ngài và Cộng Sản Trung Hoa.
Giống như đối với Đức Phaolô VI, Kengor cho hay ông rất hài lòng với các tuyên bố mạnh dạn của Đức Phanxicô về tính dục, về “thằng qủy” ý thức hệ phái tính, về “hôn nhân” đồng tính, vế phá thai, về cái điên loạn của việc đổi giống, về sự ác, về Satan, về các lực lượng Tây Phương nhằm “thực dân hóa ý thức hệ”… Ông cũng tỏ ra lo ngại khi các người Công Giáo truyền thống quên khuấy các điều này lúc thấy ngài không đứng chung hàng với Donald Trump về bức tường biên giới.
Nhưng về chuyện Công Giáo Trung Hoa, Kengor cho là 1 chuyện tồi tệ khi thay thế 2 Giám Mục do Tòa Thánh bổ nhiệm, mà 1 trong hai vị, chính là Đức Cha Peter Zhuang Jianjian, bằng hai giám mục do Nhà Nước Cộng Sản Trung Hoa bổ nhiệm.
Việc này gây phản ứng tiêu cực nơi nhiều nhà bình luận có tiếng và nêu lên thật nhiều câu hỏi: ai đứng đàng sau động thái này? Đức Phanxicô nghĩ gì? Ai cố vấn cho ngài về Trung Hoa?
Về câu hỏi cuối cùng, Kengor cho rằng câu trả lời trở nên rõ ràng vào tuần rồi khi Đức Tổng Giám Mục Marcelo Sanchez Sorondo, một người Á Căn Đình, hiện là Viện Trưởng Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Học Xã Hội của Tòa Thánh, trả lời cuộc phỏng vấn của tờ Vatican Insider, bằng cách hết lòng ca ngợi Trung Hoa, coi nó như mẫu mực về ích chung, về môi trường, về ý thức quốc gia, về tuân hành giáo huấn xã hội Công Giáo, về bài trừ ma túy…
Với những nhận định hoàn toàn phát xuất từ 1 đầu óc nặng ý thức hệ Mácxít như Sorondo, Kengor thầm nghĩ Đức Phanxicô, người tự hào hết mình đánh phá mọi hình thức ý thức hệ, nên sa thải vị này trước khi nghĩ đến việc “sa thải” 2 vị giám mục chỉ có mỗi một tội là trung thành với ngài.
Nhưng Đức Phanxicô đã không làm thế, khiến Kengor cho rằng có thể ngài bị lây nhiễm khuynh hướng ý thức hệ của vị giáo phẩm đồng hương này.
Dù sao, phương thức Sorondo cũng là thành phần của phương thức Ostpolitik của Đức Phaolô VI hay phương thức nối lại tình hữu nghị của Nixon nhằm bắt tay thân thiện với Trung Hoa.
Câu truyện Việt Nam
Tiện đây, cũng xin mở một dấu ngoặc để nhắc qua việc Đức Phaolô VI liên hệ đến chính trường Việt Nam, một việc liên hệ mà nhiều người, như ông Trần Vinh gần đây cho biết, chứng tỏ Tòa Thánh “không hiểu gì về Việt Nam”.
Ai cũng biết, lúc lâm ngõ bí không biết làm cách nào để buộc Hà Nội ngồi vào bàn đàm phán, Tổng Thống Johnson đã phải nhờ đến Đức Phaolô VI làm trung gian giữa Hoa Kỳ và Hà Nội. Và Đức Phaolô VI đã nhận lời. Hai vị gặp nhau mặt đối mặt hai lần: lần đầu ở New York năm 1965 nhân dịp Đức Phaolô VI qua đó đọc diễn văn trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc; lần hai năm 1967 tại Vatican nhân dịp Tổng Thống Johnson từ Úc và 1 số quốc gia Á Châu trở về Hoa Kỳ.
Theo Cha Pablo (Pope Paul VI and President Lyndon Johnson during the Vietnam War, July 8, 2010) sự can thiệp của Đức Phaolô VI đã đem Hà Nội tới bàn thương thuyết.
Thực vậy, Đức Phaolô VI sử dụng 1 phái đoàn của Cộng Sản Ý tới Việt Nam để tiếp xúc với Hồ Chí Minh ngày 29 tháng 11 năm 1966. Ngài đề nghị với Ông Hồ lấy Vatican làm địa điểm đàm phán hòa bình với Hoa Kỳ. Phản ứng của Ông Hồ khởi đầu tích cực, nhưng sau đó bác bỏ khả thể đàm phán khi, ngày 13 tháng 12, Hoa Kỳ ném bom Hà Nội “một cách không phân biệt”. Không nản, ngài tiếp tục cuộc đối thoại dù bất lợi ở điểm không có liên hệ ngoại giao với cả hai bên!
Trong cuộc gặp gỡ với Phó Tổng Thống Hubert Humphrey tháng Tư năm 1967, ngài cho hay: việc ném bom Hà Nội làm mất khả tín tính tinh thần của Hoa Kỳ và tỏ ra vô hiệu vì Hà Nội khước từ đàm phán. Ngài cũng cho Ông Humphrey hay: đa số các nước Âu Châu coi Hoa Kỳ là kẻ gây hấn dù ngài không cho là như thế. Ngài cũng nói thế với Johnson khi ông này tới Vatican vào tháng Mười Hai cùng năm, nhất là Hoa Kỳ cần chấm dứt việc ném bom Bắc Việt Nam. Ngài cũng khuyên Ông nên biến chiến tranh thành một cuộc chiến phòng thủ hơn là một cuộc chiến tấn công.
Và đầu năm 1968, Đức Phaolô chính thức gửi thư ngoại giao tới Hoa Kỳ và Hà Nội mời họ bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình. Thư này đã thúc đẩy Hà Nội chọn Paris làm nơi đàm phán vào ngày 10 tháng Năm hay một vài ngày sau đó.
Trên tập Kỷ Yếu phát hành trên liên mạng hồi tháng Sáu năm 2017 vừa qua của Các Cựu Sinh Viên Công Giáo các Đại Học Nam Việt Nam trước năm 1975, Ông Trần Vinh có bài “Tòa Thánh Chỉ là Tòa Thánh”, trong đó, ông cho hay nhiều người hiểu chuyện cho rằng trong việc đứng ra làm trung gian, Tòa Thánh tỏ ra không hiểu gì về Việt Nam.
Thực vậy, trong khi ngài lắng nghe Hà Nội, nơi ngài không có đại diện chính thức, và sẵn lòng ngả về quan điểm của họ (buộc Hoa Kỳ ngưng ném bom như 1 điều kiện tiên quyết), thì ngài lại không quan tâm lắng nghe người dân Miền Nam, dù ở đây, ngài có đại diện chính thức. Trái lại đã gửi đặc sứ là Tổng Giám Mục Sergio Pignedoli tới Sài Gòn để khuyên người dân ở đây hòa giải “dầu phải chịu chút ít thiệt thòi”.
Ông Trần Vinh cho hay: “Trong thực tế, người ta bảo rằng, khi ‘làm việc’ với các giám mục Việt Nam, vị đặc sứ Vatican đã khuyến cáo các vị giám mục Miền Nam phải thích nghi với tình hình, phải tìm cách tách ra khỏi con đường bế tắc của… chế độ Sài Gòn. Đồng thời, ngài lưu ý Giáo Hội Công Giáo Việt Nam phải… ủng hộ công cuộc vận động hoà bình cho Việt Nam của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thay vì tiếp tục hận thù và đeo đuổi chiến tranh”.
Joseph McAuley, trong bài “Pope and President, Paul VI and Lyndon B. Johnson: Christmas on the Tiber, Texas Style” đăng trên tạp chí America tháng Chín, 2015, thuật lại chuyến viếng thăm Đức Phaolô VI tại Vatican của Tổng Thống Jonhson. Người ta không biết hai vị nói những gì. Mãi sau này, trong Hồi Ký của Ông về Vatican, Ký Giả Wilton Wynne của Time mới cho hay Đức Phaolô VI bị khích động, “đã đập bàn” và “la hét” Ông Johnson về vấn đề Việt Nam.
Thái độ thiên vị phía Cộng Sản của Đức Phaolô VI còn được Ông Trần Vinh kể thêm như sau: “Ngày 14-02-1973, Đức Giáo Hoàng chính thức tiếp Xuân Thủy là trưởng phái đoàn Cộng Sản Bắc Việt tại Hoà Đàm Paris và ngài gọi đó là ‘ngày đáng ghi nhớ’. Rồi 3 tháng sau, ngày 12-5-1973, ngài lại tiếp Bộ Trưởng Nguyễn Văn Hiếu của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam. Trước đó, vào tháng 2 năm 1971, Nguyễn Thị Bình, bộ trưởng ngoại giao của Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam kiêm trưởng phái đoàn của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam tại Hoà Đàm Paris, đã tới Vatican và được giới chức cao cấp Vatican tiếp đón. Đầu tháng 4-1973, trong chuyến công du sau khi Hiệp Định Paris ra đời (đi Hoa Kỳ, Anh, Tây Đức, Ý, Vatican, Đại Hàn và Đài Loan), Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tiếp kiến lâu 1 giờ. Nhân dịp, tổng thống trình lên ngài danh sách 37 ngàn tù binh Cộng Sản để chứng minh Việt Nam Cộng Hòa không hề giam giữ tới ‘300 ngàn tù chính trị’ theo luận điệu dối trá của Cộng Sản và các phần tử thân Cộng (như nhóm báo CHỌN của Linh Mục Trương Bá Cần và ĐỨNG DẬY của Linh Mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan…). Mới đây, qua điện thoại, nhà báo Vũ Ánh (trước 30-4-1975, là chánh sở thời sự Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia; hiện làm cho Viet Herald, Nam California) kể lại cho tôi nghe chuyện ông được tháp tùng chuyến đi này của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tuy không được tới gần, nhưng ông đã tận mắt nhìn thấy tổng thống bắt tay, hôn nhẫn Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và được ngài mời ngồi xuống để đàm đạo, và khi ra về ‘dáng mặt tổng thống có vẻ đăm chiêu, buồn bã’. Không ai biết hết lí do tại sao Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu buồn, nhưng chắc là có chuyện tổng thống phải thanh minh với Đức Giáo Hoàng về vụ 300 ngàn tù chính trị ‘ma’ do các kí giả thân Cộng Âu Mĩ vào hùa với Cộng Sản Bắc Việt cùng bọn tay sai bịa đặt ra”.
Theo ông Trần Vinh, “quân dân Miền Nam chiến đấu vừa để chống hoạ Cộng Sản vừa để bảo vệ bờ cõi đất nước. Thế mà Đức Phaolô VI, vì quan điểm hoà bình vô điều kiện của mình, đã không nhắc tới chính nghĩa chiến đấu tự vệ của Việt Nam Cộng Hòa. Thay vì phải tích cực cổ vũ, vận động thế nào để Cộng Sản Bắc Việt phải từ bỏ tham vọng, từ bỏ âm mưu xâm lấn Miền Nam tự do thì ngài lại kêu gọi mỗi bên phải nhường nhịn, “dầu phải chịu chút ít thiệt thòi”. Đức Giáo Hoàng và đa số các nhà đạo đức Âu Mĩ chưa đủ kinh nghiệm để nhận ra điềm chết người này: đối với bọn Cộng Sản quỷ quyệt, nhường nhịn có nghĩa là sẽ mất trắng! Đức Giáo Hoàng Phaolô VI có thiện chí tìm kiếm hoà bình. Nhưng vì không nắm rõ nguyên nhân chính yếu của cuộc chiến; không hiểu đúng mức bản chất độc ác, xảo quyệt của Cộng Sản Bắc Việt; không nắm được ý đồ muốn tháo chạy của người Mĩ và không có viễn kiến về hậu quả tai hại thế nào cho dân tộc Việt Nam khi Cộng Sản Bắc Việt thôn tính toàn cõi Việt Nam cho nên vị giáo hoàng đạo đức, tốt lành đã bị lợi dụng cho một trò chơi chính trị lật lọng, dối trá, bẩn thỉu. Những cuộc tiếp đón các viên chức cao cấp của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam tại Vatican, cho thấy Vatican cũng đã bị Cộng Sản Bắc Việt ‘bịp’ như họ đã ‘bịp’ được dư luận và nhiều chính phủ các nước Âu Mĩ lúc đó”.
Ông Trần Vinh nhận định: “Vatican vô tình khởi đầu tiến trình dẫn dắt cho Hoa Kỳ và Cộng Sản Bắc Việt tiếp xúc, gặp gỡ để rồi Hoa Kỳ âm mưu bán đứng Miền Nam cho Cộng Sản Bắc Việt. Cái Hiệp Định Paris 1973 nói là để chấm dứt chiến tranh, thực chất chỉ là để cho ‘đồng minh (Mĩ) tháo chạy’, đồng thời nó trói tay Việt Nam Cộng Hòa lại để cho Cộng Sản Bắc Việt dễ dàng thâu tóm toàn cõi đất nước… Trong sứ mạng tôn giáo, Vatican luôn luôn cổ vũ và tìm kiếm hoà bình cho nhân loại. Song thiện ý là một chuyện, phương cách thi hành và hiệu quả đạt được lại là một vấn đề khác. Đức Giáo Hoàng ở trên cao quá, việc thế sự nằm trong tay vị quốc vụ khanh và bộ ngoại giao Vatican. Dù nói thế nào, các vị này cũng vẫn chỉ là những con người đang sống ở thế gian này. Riêng trường hợp Việt Nam, dường như các viên chức cao cấp của Vatican, trong tư thế của những chính khách mặc áo dòng, đã từng ảnh hưởng vào chính tình phức tạp ở Miền Nam Việt Nam và nhất là đã nhúng tay vào việc tìm kiếm một thứ hoà bình bánh vẽ không có cái nhân công lí cho Việt Nam”.
Dĩ nhiên, việc Miền Nam mất vào tay Cộng Sản có nhiều nguyên nhân phức tạp hơn nhiều. Nhưng nhiều người Công Giáo hồi đó không khỏi có cùng những cảm nghĩ như Ông Trần Vinh. Người viết bài này hồi ấy cũng có cùng một tâm trạng nên đã có một bài viết khá dài phân tích thái độ của Đức Phaolô VI đối với Việt Nam Cộng Hòa nói chung và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói riêng. Bài báo ấy đã không được đăng trên Nguyệt San Cao Đẳng Quốc Phòng. Chủ Nhiệm Nguyệt San là Đại Tá Quang và chủ bút Tập San là Đại Úy Tâm (tức nhà văn kiêm thi sĩ Thanh Tâm Tuyền) gọi điện thoại cho người viết lúc ấy phục vụ tại Phủ Thủ Tướng, nói rằng phải sửa lại thế nào để tránh việc Tổng Thống bị Đức Phaolô VI cư sử lạnh nhạt. Sửa như thế là bôi bỏ hết ý hướng chính của bài báo. Nên đôi bên đồng ý không đăng tải bài viết.
Lịch sử lặp lại?
Trở lại với câu hỏi phải chăng vụ Mindszenty đã được lặp lại? Kengor chua chát cho hay: đúng, Đức Phanxicô đúng khi quả quyết với Đức Hồng Y Zen rằng sẽ không có một vụ Mindszenty khác. Nhưng có thể có một vụ còn tệ hơn vụ Mindszenty.
Thực vậy, thập niên 1970, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Hồng Y Casaroli biết mình đang thương thảo với những tên bạo chúa; nên các vị hết sức “bịt mũi” để qua cầu “thỏa hiệp” với người Cộng Sản, một điều được Đức Hồng Y Casaroli gọi là “tử đạo kiên nhẫn”. Và các vị biết phải dừng lại ở đâu: không bổ nhiệm người thay thế Đức Hồng Y Mindszenty và cũng không để Moscow chỉ định người thay thế ngài!
Người ta sợ Tòa Thánh đang muốn vượt quá làn ranh này với việc thay thế hai giám mục chính thống bằng hai giám mục chính mình đã “rút phép thông công” để có được một thỏa hiệp với nhà nước Cộng Sản Trung Hoa trong nhịp trống ca ngợi, đánh bóng chế độ toàn trị của một chức sắc cao cấp, cố vấn thân cận và là người đồng hương với Đức Phanxicô.
Kengor cho rằng nếu Đức Phanxicô làm thế là một sự “đầu hàng nhục nhã… một sự ngây ngô hoàn toàn và thiếu thấu hiểu một chế độ thực sự ác độc. Những người như Sorondo cho thấy một sự ngu xuẩn gây xấu hổ, một giám mục đi vỗ lưng cọp lúc nó giả vờ kêu rừ.. ừ…qua nanh vuốt. Phải chăng Đức Giáo Hoàng chiều theo thứ Sorondo-politik?”
Ở đây, chúng tôi chỉ muốn nói thêm: thực ra Đức Cha Sorondo hay Đức Ông Cao Minh Dung cũng chỉ là các viên chức thừa hành của Tòa Thánh. Ông Trần Vinh, trong bài đã dẫn, gián tiếp có nhắc đến Đức Ông Dung, ví ngài như Vũ Ngọc Nhạ. Ông cũng cho rằng vì Việt Nam bé nhỏ, nên Tòa Thánh không đếm xỉa. Thực ra chính sách ngoại giao của Tòa Thánh trước sau, vì nằm trong tay các nhà ngoại giao chuyên nghiệp người Ý, nên không có gì thay đổi cả. Vẫn cứ muốn có tiếng nói chính trị giữa hàng khanh tướng, trong khi Tòa Thánh chỉ có thế giá tinh thần giữa hàng phục vụ.
Views: 0