Uncategorized

Cái Nợ Chữ Nghĩa (4)

Cộng sản, ngay từ đầu đã chủ trương "Trí phú địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ" – nghĩa là những tầng lớp ưu tú nhất đều bị loại bỏ, người Cộng sản chỉ ưu tiên giai cấp công nhân vì họ nhận đó là giai cấp của họ.

Cộng sản, ngay từ đầu đã chủ trương "Trí phú địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ" – nghĩa là những tầng lớp ưu tú nhất đều bị loại bỏ, người Cộng sản chỉ ưu tiên giai cấp công nhân vì họ nhận đó là giai cấp của họ. Có thể nói ngay rằng, chế độ cộng sản còn ngu dân và bần cùng hóa con người còn hơn cả phong kiến, thực dân… xã hội ngay nay bất cân xứng, họ chẳng được thừa hưởng bất cứ sự thông minh tài giỏi nào của cha ông để lại, vì tất cả người tài giỏi, đảm lược, ưu tú của cả nước đã bị tận diệt hoặc trốn khỏi đất nước.

Với “100 năm trồng người” của Hồ Chí Minh đã chỉ đã đào tạo ra những con người đầu óc “chụp giựt” và thừa hưởng sự lưu manh, cơ hội, vô đạo đức và thiếu văn hóa. Đám người tự xưng là “3 đời bần cố nông” lên làm lãnh đạo…giai cấp công nhân chịu biết bao bốc lột và coi khinh. Nhiều khẩu hiệu, vần thơ, điệu hát toàn những mỹ từ “chữ với nghĩa” tạo nên bao nhiêu nét chấm phá cho cuộc kháng chiến cách mạng nhưng họ không hiểu tí gì ý nghĩa của “từ ngữ” hay làm sao để “thực hành”!

Năm 1954, gần một triệu đồng bào miền Bắc, cũng vì “chữ với nghĩa” kiểu này mà phải bỏ hết của cải, quê hương, làng xóm, mồ mả ông bà để chạy vô miền Nam xa lắc xa lơ, trốn khỏi bè lũ Việt Cộng.

Rồi năm 1975 cũng vậy, vì “chữ với nghĩa” ba trợn này mà hơn hai triệu người dân miền Nam phải liều chết, bằng đủ mọi cách để trốn chạy. Cộng sản chưa bao giờ thấy rằng sao mình đi đến đâu, thiên hạ bỏ chạy hết vậy! Giành được miền Bắc, sau đó cưỡng chiếm cả miền Nam đáng lẽ dân chúng phải ở lại với mình để kiến thiết xứ sở chứ, sao gần cả triệu triệu người tìm cách xa lánh. Những câu hỏi “Tại sao” và “tại sao”???

Xã hội với những “đỉnh của những đỉnh cao” toàn là lời đường mật khi chúng ta nghe qua đều cảm thấy đất nước con người Việt Nam vươn mình như Phù Đổng? Tình yêu nước rợp trời, thể chế mà cả nước ai cũng ngóng chờ nhưng ai đã từng trải và nếm qua sự mị dân của 42 năm đều hiểu, Việt Nam theo ngân hàng thế giới (WB) là một quốc gia nghèo, và là nước có thu nhập thật thấp…như để trả lời cho những “chữ nghĩa” mị dân…

Những đảng viên từ những ngày đầu nếu ý thức và hồi tỉnh đều biết với các khẩu hiệu dùng xảo ngữ “chữ với nghĩa” đã được qui ước, định sẵn như những lộ trình: nào là “hũ gạo nuôi quân” , nào là “tuần lễ Vàng” và cao điểm là “Cách mạng Văn Hóa”… Ai dám không bỏ gạo vào hũ, ai dám không móc hầu bao tiền, vàng của mình, ai dám không đấu tố đồng bào thì đồng nghĩa với không yêu nước, chống Đảng, bởi người dân dư hiểu được mức độ trừng phạt và những bài học để “làm gương” của Đảng dành cho nhân dân như những kẻ thù mà họ định cho tội rất ư là “chữ với nghĩa” nào là: “phản động”, “phản quốc”, “làm tay sai cho giặc”, “tiếp tế cho giặc”…; Cuối cùng thì từ “giao nộp”, “cống nộp” tới “ăn cướp” không có là sự khác biệt giữa “hủ gạo tình thương” và “cách mạng văn hóa” với 172.000 gia đình bị đấu tố, giết hại và cướp bóc “sạch sành sanh”… Thi sĩ Hữu Loan và vợ là nạn nhân trong “Cách mạng văn hóa” đã kể lại như sau:

“Lúc đó còn là chính trị viên của tiểu đoàn, tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học, lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa. Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng.

Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần 500 mẫu tư điền. Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn, nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chỗ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông.

Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại 2 cái đầu đó, cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng.

Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ, nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn.

Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói.

Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.

Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó, bữa đói bữa no … Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con – 6 trai, 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa…"

Chúng ta đâu hay rằng cái “chữ với nghĩa” được dùng trong chủ nghĩa xã hội là sự dối trá, mị dân, chỉ là nguồn khởi động của một lộ trình tẩy não để người dân tập quen với tâm lý giao nộp, cống nộp cho đảng. Đâu ai biết được rằng nhân dân quen dần với sự mất mát và đánh mất khả năng cảnh giác của mình cũng như khả năng đề kháng trước cái ác, cái xấu đang len lõi vào xã hội với chánh danh “xã hội chủ nghĩa, yêu nước, thương dân” để đè đầu cởi cổ, bóc lột, ăn cướp đọa đày toàn dân… Sự an phận, yếu hèn, liệt kháng, mất cảnh giác này dần dần lặm vào vô thức, rồi tâm thức của mọi người. Với cái tâm lý kệ mất gì, và chẳng đến nỗi chết đói và cũng không phải chuyện của mình trở sẽ thành một phản ứng thường ngày trong xã hội. Người ta vừa sợ trừng phạt, hại bản thân, hại đến gia đình, vừa chấp nhận mất đi một phần hay tất cả để được tồn tại dưới “ánh sáng của Đảng” và dưới danh nghĩa xây dựng đất nước vì “độc lập tự do” mà chúng ta đã thấy sau đó một miền Nam Việt Nam qua tháng tư Đen 1975 gọi là “giải phóng”

(Còn tiếp)

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.