Nhắc đến dùng đến “chữ và nghĩa” với cái thói “dối Trời, lừa dân” của Đảng Cộng Sản Việt Nam, để tạo khuôn vàng, thước ngọc, để tôn vinh cái chế độ, nhằm bưng bít các sự thật, đổi trắng, thay đen thì chỉ có ở các xứ Thiên đường cộng sản chúng ta mới thấy. Nếu như xưa kia ông cha chúng ta vì lòng thành yêu nước, nhưng đã bị chúng nó mị dân, lợi dụng, bưng bít thông tin, xuyên tạc về miền Nam Việt Nam đói khổ, lầm than, bị bóc lột…thì xã hội ngày nay, cả thầy lẫn trò vì cam sống yên phận của “Đông Á bệnh phu” nên đều phải thay nhau “dạy và học” để cùng nhau nói dối hầu để được yên gia đạo và tấm thân hèn yếu. Trên trang FB cá nhân, Hồ Huy chia sẽ từ Voz forum những kinh nghiệm để đạt điểm 9 môn Triết và điểm 8 môn Chủ Nghĩa Xã Hội ở Đại học mới biết cái học như sau:
“Nếu thua to thì phải dùng câu “abc là cuộc diễn tập lớn cho xyz”.
Ví dụ: Xô Viết Nghệ Tĩnh là cuộc diễn tập lớn cho Cách Mạng Tháng 8…Mậu Thân 68 là cuộc diễn tập lớn cho đại thắng mùa xuân 75.
Nếu thua nhỏ mà chạy được thì gọi là “chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng”…nếu đối phương chạy thì gọi là “giặc hoảng loạn rút lui”.
Nếu địch đánh mãi mà ta vẫn giữ được thì gọi là “chiến đấu dũng cảm, cầm chân địch trên nhiều mặt trận”, nếu đánh mãi không hạ được đối phương thì gọi là “giặc điên cuồng chống trả”.
Nếu ta dùng mưu thì gọi là “mưu trí dũng cảm”, nếu địch dùng mưu thì gọi là “ thủ đoạn hèn hạ”
Nếu ta bị địch khủng bố thì gọi là “chính sách khủng bố tàn bạo, dã man”, nếu ta khủng bố địch thì gọi là “giáng những đòn sấm sét từ lòng địch”.
Nếu ta nhận viện trợ thì gọi là “tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế và nhân dân tiến bộ trên thế giới”, nếu địch nhận viện trợ thì gọi là “liếm gót sắt đế quốc, ăn bơ thừa sữa cặn”.
Nếu ta ám sát địch thì gọi là “tên abc lập tức phải đền tội”, nếu địch ám sát ta thì gọi là “sát hại hèn hạ”.
Nếu địch thu đất đai, tài sản nhân dân thì gọi là “bóc lột tàn bạo”, nếu ta thu đất đai tài sản thì gọi là “ trưng thu phục vụ cho cách mạng, đóng góp cho cách mạng”.
Nếu địch đàn áp đối thủ chính trị thì gọi là “phản dân chủ, đàn áp đẫm máu”, nếu ta đàn áp đối thủ chính trị thì gọi là “chuyên chính vô sản”.
Nếu địch cải cách kính tế-xã hội thì gọi là “bóc lột kiểu mới, mị dân xoa dịu đấu tranh giai cấp, nếu ta cải cách kinh tế-xã hội thì gọi là “chính sách kinh tế mới”.”
Chúng ta thấy gì về một nền Giáo dục tại Việt Nam? nhìn chung bao năm qua nền giáo dục ấy vẫn chưa thoát được khuôn sáo “tẫy não” và “định hướng” của Đảng cộng sản ví dụ như “mặt trời phải vàng và mây phải xanh, ơn Bác và ơn Đảng luôn phải khắc ghi, Đảng ta luôn đúng và luôn thắng”.
Một nền Giáo dục hướng đến việc đào tạo những con người mới với những trí óc đần độn và mất khả năng suy luận như trên nên không có khả năng để đào tào những con người năng động, sáng tạo và có ý chí kiêng cường và thăng tiến. Tạ Thu Thủy , một facebooker viết chia sẻ trên trang cá nhân những kinh nghiệm của chị khi còn là một học sinh:
“Khi tôi học lớp 5 hay 6 gì đó, được chọn vào đội tuyển đi thi học sinh giỏi văn của trường. Đề bài đầu tiên cô giáo ra cho chúng tôi là: "Cô bé bán diêm đã chết và được lên thiên đàng. Em hãy tưởng tượng cô thấy gì trên thiên đàng và câu chuyện của cô khi gặp lại bà nội." Đề hay quá, tôi sung sướng tê người, lao vào viết say sưa. Tôi tả thiên đàng có những dòng suối diệu kỳ đem hạnh phúc đến cho người uống, tả những tòa nhà bằng vàng lộng lẫy và từng đàn chim thú nhởn nhơ vui đùa…
Hôm sau, khi đọc bài trước lớp, cô giáo bảo "Bài em viết hay, ngôn từ trau chuốt, tuy nhiên không thực tế". Sau đó cô khen một bạn khác. Bạn ấy tả thiên đàng có toàn mây trắng xóa với những thiên thần bay lượn :)))
Cô ơi, cô mà thấy thiên đàng "thực tế" thì đã chẳng ngồi đấy chấm bài cho em :(((
Sau đó tôi tự bỏ đội tuyển, và sau này dù điểm số môn văn vẫn luôn luôn cao nhưng tôi vẫn tuyệt đối không bao giờ vào lại nữa.
Đến năm lớp 10, tôi lại làm bài văn nộp cho thầy giáo. Thầy đọc lên trước lớp rồi bảo: "Tôi không tin một học sinh lớp 10 có thể viết được thế này. Cô chép ở đâu thì nhận đi!!" Tôi uất quá trả lời: "Thầy tự tìm đi, thầy thấy được ở đâu khác em nhận ngay 0 điểm". Cuối cùng tôi nhận điểm 4 dù thầy chẳng tìm được ở đâu. Thầy bảo phạt tội hỗn …”
Mới đây hơn, sau chuyến đi thăm Phần Lan của Bộ trưởng Bộ giáo dục Phùng Xuân Nhạ hồi cuối tháng 8/2017, Việt Nam đã có ý tưởng “nhập khẩu giáo dục” từ Phần lan. Nhưng cái đáng nói ở đây là cái ông bộ trưởng gì đó của ta chưa bao giờ biết và tìm hiểu về giáo dục Việt Nam chất lượng xấu tốt ra sao, triết lý giáo dục là gì? và cần phải nhập khẩu thứ gì? Trong khi các học sinh, sinh viên Việt Nam thì đang đi “tị nạn” giáo dục khắp cả nước từ Âu qua Mỹ…
Theo số liệu của Bộ Gíao Dục & Đào Tạo, hiện Việt Nam có hơn 100 nghìn du học sinh đang học tập ở nước ngoài, trong đó hơn 90% du học sinh là tự túc. Bình quân, mỗi năm, người Việt tiêu tốn khoảng 1,8 tỷ USD cho con đi du học. (bằng 1% GDP.) Con số trên do HSBC đưa ra trong bản báo cáo "Học tập cho tương lai" (Learning for life). Nhiều phụ huynh khi được hỏi đã thẳng thắn cho rằng nên cho con cái đi du học bởi qua đó du học sinh mới có thể học tập được kiến thức, kỹ thuật, tiếp thu những tinh hoa văn minh của nhân loại, nhiều bậc cha mẹ đặt kỳ vọng cao về mặt giáo dục cho con cái ở nước ngoài hơn là giáo dục ở trong nước.
Một tác giả ẩn danh đã ngộ ra từ “cái chữ, cái nghĩa” bằng những nhận định rất thực tế nhưng đau đớn tại ngay quê hương của ngàn năm văn hiến Việt Nam:
Hồi nhỏ tưởng học lịch sử để biết về tổ tiên nối dòng
Lớn lên mới biết là láu cá nhồi sọ.
Hồi nhỏ tưởng ráng học thành tài để phục vụ đất nước
Lớn lên mới biết thành tài chỉ được phục vụ nước khác.
Hồi nhỏ tưởng công an bắt cướp
Lớn lên mới biết công an ăn cướp.
Hồi nhỏ tưởng cờ đỏ sao vàng là cờ Tổ Quốc
Lớn lên mới biết đó là cờ Phúc Kiến Trung Cộng.
Hồi nhỏ tưởng Mỹ-Ngụy là ác
Lớn lên mới biết cộng sản mới ác.
Hồi nhỏ tưởng bán vàng giàu nhất
Lớn lên mới biết bán nước giàu hơn.
Hồi nhỏ tưởng đánh trận lập công lớn mới được lên tướng
Lớn lên mới biết lòn cúi hèn hạ với giặc cũng lên tướng.
Hồi nhỏ tưởng Đảng giải phóng miền Nam đói rách
Lớn lên mới biết là cướp miền Nam giàu có.
Hồi nhỏ tưởng bác Hồ là người Việt Nam
Lớn lên mới biết y người Tầu.
Hồi nhỏ tưởng cán bộ là đảng lo cho dân ấm no
Lớn lên mới biết dân là đầy tớ lo cho cán bộ ấm no.
Hồi nhỏ tưởng yêu nước là yêu Tổ Quốc
Lớn lên mới biết yêu nước là yêu Đảng.
Hồi nhỏ tưởng những người lưu vong là Việt gian
Lớn lên mới biết đó là khúc ruột ngàn dặm.
Hồi nhỏ tưởng hy sinh xương máu đánh Mỹ là đánh cho dân tộc
Lớn lên mới biết đánh cho Liên Sô và Trung Cộng.
Hồi nhỏ tưởng Lê Văn Tám, Tô Vĩnh Diện, Hồ Thị Kỷ là anh hùng
Lớn lên mới biết đó là sản phẩm tuyên truyền bố láo.
Hồi nhỏ tưởng thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, Đảo Gạc Ma là của Việt Nam
Lớn lên mới biết của Trung Cộng.
Hồi nhỏ tưởng muốn thành tiên thành thánh phải tu thân tích đức
Lớn lên mới biết gian manh xảo trá, độc ác giết vài triệu người…
mới được thành tiên thành thánh.
Hồi nhỏ tưởng tiền cứu trợ thiên tai dành cho dân
Lớn lên mới biết dành cho cán bộ.
Hồi nhỏ tưởng cờ vàng của bọn ngụy
Lớn lên mới biết cờ vàng có từ thời Vua Thành Thái.
Hồi nhỏ tưởng Hồ Chí Minh, "Cách Mạng" là đạo đức
Lớn lên mới biết họ Hồ dâm đãng trụy lạc âm thầm.
Hồi nhỏ tưởng lính Quốc Gia là Ngụy
Lớn lên mới biết Ngụy chính là Đảng cộng sản Việt Nam.
(Còn tiếp)
Views: 0