Uncategorized

Một số loại thuốc có thể gây tổn thương gan

Một báo cáo mới được công bố gần đây tại Mỹ cho thấy có đến hơn 1,000 loại thuốc trong đó phần lớn là những loại thuốc có chứa thành phần Acetaminophen giúp giảm sốt có liên quan đến những trường hợp tổn thương gan.

1.- Acetaminophen và tổn thương gan

Một báo cáo mới được công bố gần đây tại Mỹ cho thấy có đến hơn 1,000 loại thuốc trong đó phần lớn là những loại thuốc có chứa thành phần Acetaminophen giúp giảm sốt có liên quan đến những trường hợp tổn thương gan.

1.- Acetaminophen và tổn thương gan

Bạn bị sốt và nghĩ mình phải uống thuốc giảm sốt? Bạn có thể tìm thấy thuốc giảm sốt ở tất cả mọi hiệu thuốc. Chúng có thể có nhiều loại tên khác nhau nhưng nếu bạn chú ý nhìn vào thành phần, bạn có thể thấy thành phần của phần nhiều những loại thuốc này chính là acetaminophen, thành phần giúp làm giảm sốt khá hiệu quả. Tuy nhiên có lẽ không có mấy người uống thuốc này để ý đến phần cảnh báo trên các lọ thuốc về tác dụng phụ của thuốc là gây tổn thương gan khi uống quá liều.

Dược sĩ Leslie Hamilton, giáo sư giảng dạy về môn dược lâm sàng thuộc đại học Tennessee, đồng tác giả của một báo cáo mới đây về những tác hại của một số loại thuốc lên gan, cho biết:
Tổn hại về gan phụ thuộc vào từng người. Một số người nghĩ rằng loại thuốc này có thể mua qua quầy nên có thể là không quá nghiêm trọng và do đó không thận trọng lắm với những cảnh báo. Nhưng một số bệnh nhân đã bị ảnh hưởng của thuốc thậm chí đã phải ghép gan hoặc phải nhập viện vì những tổn thương gan. Điều này còn phụ thuộc từng người và lượng thuốc mà họ uống vào.

Những loại thuốc có chứa acetaminophen như Tylenol có tác dụng là giảm sốt và giảm đau khá hiệu quả. Trên các lọ thuốc, nhà sản xuất bao giờ cũng ghi rõ tác dụng, liều dùng và tác dụng phụ của thuốc. Thường thuốc uống có liều dùng khoảng 325mg đến 1g và được uống cứ 4 đến 6 tiếng một lần. Liều tối đa là không quá 4g trong vòng 24 giờ đồng hồ. Đó là liều dùng cho người lớn. Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh liều của thuốc được kê thấp hơn nhiều, tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể.

Nếu người dùng chú ý kỹ hơn đến nhãn thuốc thì sẽ thấy phần cảnh báo tác dụng phụ. Cảnh báo thường ghi thuốc này có liên quan đến những trường hợp suy gan cấp, có khi có thể dẫn đến thay gan, thậm chí tử vong. Phần lớn các trường hợp này xảy ra là do người dùng uống quá liều tối đa một ngày và thường do không để ý nên có thể uống nhiều hơn một loại thuốc có chứa thành phần acetaminophen.

Nói về những người dễ bị tổn thương gan nhất khi dùng Acetaminophen, dược sĩ Leslie Hamilton cho biết:

Những người uống nhiều rượu là những người có nguy cơ cao vì gan của họ đã bị tổn thương do rượu và họ không thể metabolise thuốc tốt. Ví dụ như Acetaminophen và Tylenol có quy định về liều tối đa mà một người được uống một ngày nếu một người đã uống rất nhiều rượu. Ngoài ra những người bệnh đang uống các loại thuốc khác cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ vì các loại thuốc có thể có phản ứng với nhau. Cho nên nhìn chung, những người đang uống nhiều rượu hoặc đang uống các loại thuốc khác là những người có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc.

Nói thêm về khả năng chịu tác dụng phụ của thuốc ở mỗi người, Tiến sĩ Angela Collins-Yoder thuộc trường đại học Alabama Capstone cho biết:

Chúng tôi biết Acetaminophen là loại thuốc mà khi một người uống càng nhiều thì càng dễ bị tác dụng phụ và nếu một người uống một liều thuốc lớn một lần thì người đó càng dễ bị tác dụng phụ. Trên toàn thế giới, thuốc Acetaminophen được mọi người uống hàng tỷ lần mỗi ngày nhưng nó phụ thuộc vào gen và các tình trạng bệnh tật của từng người mà mức độ ảnh hưởng của tác dụng phụ là khác nhau. Cơ thể phải làm việc rất vất vả để đào thải loại thuốc này khỏi người cho nên thuốc này dễ gây tổn thương gan.

Phụ thuộc vào nhiều yếu tố có liên quan mà mức độ tổn thương gan là khác nhau. Những người có những triệu chứng nhẹ hoặc trung bình có thể hồi phục chức năng gan sau đó một khi ngừng dùng thuốc. Một số trường hợp có thể bị nặng hơn và bị suy gan cấp. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, có khoảng 46% người bị suy gan cấp tại Mỹ có liên quan đến việc dùng thuốc có chứa acetaminophen và được coi là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp tổn thương gan do thuốc.

2.- Các loại thuốc khác có thể gây tổn thương gan

Bộ Y tế Việt Nam cũng đưa ra đến hơn 1.000 loại thuốc và hóa chất có khả năng gây độc cho gan. Theo Bộ Y tế, các loại thuốc này được chia làm hai nhóm chính.

Nhóm 1 là các loại thuốc được chuyển hóa ở gan gây ngộ độc gan do sử dụng quá liều hoặc kéo dài. Các loại thuốc này làm tổn thương hệ thống khử độc của gan và làm giảm sút khả năng thải độc ở gan, phá hủy tế bào gan. Các loại thuốc bao gồm thuốc ngủ loại phenobacbital, thuốc chống lao, thuốc chống tăng huyết áp loại anphamethyldopa, thuốc cảm cúm có chứa paracetamol, chống viêm khớp, hạ mỡ máu, tiểu đường và viêm loét dạ dày.

Nhóm 2 là dùng thuốc với liều lượng nhỏ nhưng vẫn gây viêm gan. Tổn thương gan gây ra do các loại thuốc này là do phản ứng quá mức của cơ thể với thuốc. Người bị viêm gan thường có cơ địa dị ứng.

Danh sách thuốc có thể gây ngộ độc gan được các chuyên gia y tế cảnh báo bao gồm nhiều loại thuốc phổ biến. Ngoài thuốc giảm sốt acetaminophen, cón có kháng sinh loại tagamet để điều trị viêm loét dạ dày, tetracycline, prednisone để kháng viêm, ibuprofen giúp giảm đau và hạ sốt, methotrexate trị viêm khớp, aldomet điều trị cao huyết áp, omeprazole trị loét dạ dày, aspirin giúp giảm đau.

Tiến sĩ Angela Collins-Yoder cho biết ngoài những loại thuốc chữa bệnh có tác dụng phụ lên gan, gần đây tại Mỹ cũng đã phát hiện nhiều trường hợp người bệnh bị tổn thương gan do sử dụng các loại thuốc làm giảm cân hoặc tăng cơ bắp.

Loại thuốc phổ biến mà chúng tôi thường thấy có tác dụng phụ với gan hay được sử dụng ở thiếu niên và người lớn là thuốc làm giảm cân và thuốc giúp tăng cơ bắp. Lý do là vì những thuốc này có chứa các thành phần dược thảo chưa được đánh giá đầy đủ như các hóa chất khác. Chúng tôi thấy có sự gia tăng các ca bệnh là người dùng những loại thuốc làm giảm cân và làm tăng cơ bắp. những thành phần cỏ cây trong đó được xác định đã làm khoảng 7 đến 9 người bị suy gan ở Haiwai.

Những trường hợp bị tổn thương gan nặng liên quan đến hai loại thuốc là thuốc Oxyelite Pro của hãng USPlabs bị thu hồi năm 2013 vì gây ra 50 trường hợp viêm gan, và thuốc chiết xuất từ trà xanh. Bác sĩ Herbert Bonkovsky, chuyên khoa tiêu hóa thuộc trung tâm Y tế Wake Forest Baptist, Hoa Kỳ, cho biết về thuốc chiết xuất từ trà xanh:

Trà xanh được dùng từ hàng ngàn năm nay ở Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nước khác. Nếu bạn uống 2 hay 3 chén trà một ngày thì bạn không có vấn đề gì. Trà có thành phần polyphenols. Ở trà, thành phần này có xu hướng làm tăng huyết áp, mạch đập, nó giống như bạn uống Amphetamine theo một cách nào đó. Bạn trở nên tỉnh táo hơn, nhiều khi là quá mức. Một số người uống thuốc chiết xuất tức là thành phần trà đậm đặc hơn, tương đương 4 đến 5 cốc một lúc thường bị viêm gan.

Bác sĩ Bonkovsky cho biết ông đã điều trị một trường hợp dùng loại thực phẩm chức năng này để giảm cân nhưng bệnh nhân đã bị viêm gan cấp do thuốc và phải nhập viện.

Tình trạng dùng những thuốc được coi là thực phẩm chức năng cũng khá phổ biến ở Việt Nam thời gian gần đây. Thống kê của Bộ Y tế Việt Nam năm 2014 cho thấy có đến 43% người dân ở thành phố Sài Gòn dùng thực phẩm chức năng. Tại Hà Nội, con số này là 63%. Báo Vnexpress hồi năm 2014 trích dẫn lời của Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Trần Đáng thừa nhận rằng tình trạng quảng cáo tràn lan quá mức của một số thực phẩm chức năng trên thị trường đã gây nên nhiều hiểu lầm ở người dùng. Tuy nhiên chưa có thống kê chính thức nào tại Việt Nam cho thấy có bao nhiêu trường hợp đã phải chịu những tổn thương gan do các thuốc này.

Theo tiến sĩ Angela Collins-Yoder, điều quan trọng đối với người dùng thuốc là phải thận trọng dù đó là thuốc bán qua quầy hay thực phẩm chức năng.

Theo tôi điều quan trọng là bạn phải rất thận trọng trước khi uống thuốc. Trong xã hội phương Tây, nhiều người nghĩ rằng mọi thứ đều có thể chữa được bằng thuốc. Cho nên thông điệp của nghiên cứu của chúng tôi là mọi người nên cẩn trọng nói chuyện với bác sĩ về những loại thuốc mà mình uống và vì sao mình uống loại thuốc đó.

Dược sĩ Leslie Hamilton cho rằng chừng nào thuốc được uống đúng liều và trong khoảng thời gian ngắn theo quy định trên nhãn thuốc thì người dùng cũng không nên quá lo lắng.

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.