Uncategorized

Lòng Tự Trọng (2)

Trên Facebook “Tôi là Người Sài Gòn” có chia sẽ hình ảnh và một đoạn như sau: Có 2 cô phật tử bán yaourt dạo ở quanh khu nhà thờ Đức Bà. Có một anh thanh niên thương cô, đưa tiền nhưng không ăn Yaourt, thế là cô áo nâu gọi lại nói:

Để tui nói cậu nghe cái này, tui là tui đi bán, chớ không đi xin. Anh đáp:

Dạ con xin lỗi!

Trên Facebook “Tôi là Người Sài Gòn” có chia sẽ hình ảnh và một đoạn như sau: Có 2 cô phật tử bán yaourt dạo ở quanh khu nhà thờ Đức Bà. Có một anh thanh niên thương cô, đưa tiền nhưng không ăn Yaourt, thế là cô áo nâu gọi lại nói:

Để tui nói cậu nghe cái này, tui là tui đi bán, chớ không đi xin. Anh đáp:

Dạ con xin lỗi!

Không phải, để tui nói cậu nghe. Tui không có gia đình. Bây giờ tui lỡ nhận của cậu rồi sau này ai trả. Mắc nợ cậu ơi! Vừa bỏ yaourt vào bịch, cô nói tiếp:

Nếu tui có con thì khác. Tui nhận cậu 10 ngàn, sau này nó lớn, nó làm việc nó trả lại cho xã hội thì được. Anh tiếp:

Dạ con hiểu rồi. Cảm ơn cô! Cô (cười) :

Đừng buồn tui nhen. Cảm ơn cậu!

Chắc cô là người Sài Gòn, nên sau khi tui mua, thì cô lại "Dạ cảm ơn cậu ". Ôi chữ "dạ", nghe thân thương đến lạ lùng. Giá trị của con người không phải là qua trình độ học vấn, ngoại hình hay địa vị xã hội. Nó được thể hiện rõ nhất qua lòng tự trọng.

Ai có dịp ghé ngang qua đây chơi thì mua Yaourt của cô ăn thử nghen, dẻo ngon, 5 ngàn 1 bịch.

Câu chuyện khiến chúng ta chạnh lòng vì giữa những bát nháo, bon chen và giã dối của xã hội, tìm một người tử tế đã khó huống chi tìm một người có lòng tự trọng còn khó hơn rất nhiều lần…yêu biết bao những con người có lòng tự trọng!

“Tự trọng” là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, là ý thức coi trọng giá trị bản thân. Người có lòng “tự trọng” là người luôn biết bản thân mình là ai, mình sinh ra trên cuộc đời này để làm gì?. Các giá trị về luân lý, gia giáo và nhân sinh quan được biểu hiện ở bản thân mình qua việc tu dưỡng và rèn luyện những hạnh kiểm và các đạo đức tốt đẹp, và luôn cố gắng tìm cách khắc phục điểm yếu, “gìn vàng, giữ ngọc” để bản thân không bị sa ngã, làm điều tội lỗi, gian ác.

Lòng tự trọng là nền tản xây dựng nên nhân cách, giúp con người luôn tuân theo lẽ phải và hành xử đúng mực, và tìm về “chân, thiện mỹ”. Lòng tự trọng trong cuộc đời giống như chiếc la bàn, kim chỉ nam đối với cuộc đời, nơi mà sự trung thực, đạo đức, thực thi luật pháp và những giá trị và nguyên tắc xã hội được thực hiện.

Xã hội Việt Nam ngày nay nhan nhản những tệ nạn xã hội: ăn cướp, ăn cắp, bất hiếu, tham nhũng, hối lộ, vô cảm, gian dối, ngoại tình, bạo lực…đạo đức suy đồi, danh dự, nhân phẩm và lòng tự trọng không có vì sự tu dưỡng đạo đức và suy nghĩ nông cạn. Ví dụ:

Cũng là trộm cắp, lấy của người là thói xấu cần phải tránh nhưng con người lại chia ra những phân khúc khác nhau để biện minh và làm với những hình tội nhẹ đi như: cướp để lấy, trộm để lấy, hăm dọa để lấy, lừa dối để lấy, gian dối để lấy, dùng quyền chức tham nhũng để lấy…

Cũng là giết người, tội ác chống lại nhân loại cần phải ý thức nhưng con người cũng phân ra nhiều lối rẽ để tội lỗi này có khi coi nhẹ như: tội cố ý giết người, tội vô ý giết người, chế độ độc tài, hà khắc cũng giết người, dùng súng cũng là giết người, dùng dao cũng là giết người, dùng độc cũng là giết người, phá thai cũng là giết người…

Ông cha ta thường dạy:

"Của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ" có nghĩa là của cải phù vân, phi nghĩa chẳng nên lấy giữ. Vì vật phi nghĩa như tiền cờ bạc, cá cược, lượm của rơi rớt ngoài đường, của hối lộ, móc ngoặc, tham nhũng, của lừa gạt dối trá người, của trộm, cắp… những thứ này không phải mồ hôi công sức chúng ta tạo ra nên khó thể bền vững lâu dài với chúng ta và con cháu chúng ta được. Những kẻ tham lam, trộm cắp, lừa gạt, tham nhũng của người đem về xây đắp gia đình, thử hỏi họ có bao giờ hạnh phúc đâu? Hay lúc nào cũng phải phập phồng lo sợ đêm ngày không yên.

Khi lấy của người thì muốn vơ vét cho thật đầy, thật nhiều, đến lúc bị hài tội lại mong thật ít, thật nhẹ. Giả sử nếu công việc trôi chảy êm xuôi, chưa chắc những của phi nghĩa ấy tồn tại với kẻ gian ấy bền lâu theo năm tháng. Rồi nó cũng sẽ tiêu ma hết, “của Thiên, trả Địa”, hoặc xui khiến gia đình sẽ sào xáo không yên, “tai bay, vạ gởi”, vợ đau thì con ốm, phá gia chi tử, tai họa dồn dập, rốt cuộc bao nhiêu tiền phi nghĩa ấy đổ vào chạy thầy , chạy thuốc cũng chẳng đủ. Thế là nghèo vẫn hoàn nghèo, khổ vẫn hoàn khổ, tù tội mang vào thân vì tội lỗi và tính gian tham và đối với xã hội đó là sự suy thoái về đạo đức.

Người có lòng tự trọng phải biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và có ý thức nhận lỗi và sửa chữa đến cùng. … Lòng tự trọng xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa, đạo đức coi trọng phẩm cách và giá trị con người của mình và mọi người, tôn trọng người khác, nhằm làm đẹp cho xã hội. Xin đừng đánh đồng lòng tự trọng, danh dự và nhân phẩm với đạo đức cách mạng của con người Cộng Sản, hay là con người mới xã hội chũ nghĩa…v..v.. Cộng Sản thì vô thần (không có Trời Đất) nên làm việc đều không sợ Trời và sợ Đất thì làm sao sợ tội nên phẩm chất con người chỉ là dụng cụ cho họ chà đạp. Họ dối trời, lừa dân, bất chấp thủ đoạn, bóp méo sự thật, không tôn trọng quyền con người và quyền tư hữu mà một số từ hình thành ví von cho họ là: “Tham – Ngu – Ác”

Chúng ta cũng đừng so sánh “lòng tự trọng” như là một thứ bệnh “sĩ diện” ở một số người, vì phạm trù học của cả hai nó hoàn toàn khác nhau:

Sĩ diện là những cái bên ngoài để làm cho người ta coi trọng mình khi ở trước mặt người khác. Hay là muốn làm ra vẻ không thua kém ai hoặc che giấu sự kém cỏi của mình để mong được người khác coi trọng. Người giàu cũng sĩ diện, người nghèo cũng sĩ diện như đã ăn váo máu của người Việt nam. Ba cho ví dụ về bệnh sĩ diện nhé:

Điện thoại các bạn gọi đi nhậu là đi, không đi sẽ bị cho là không nhiệt tình, sợ tốn tiền, keo kiệt… Ăn nhậu xong đứng dậy bàn nhậu còn đầy thức ăn, đồ uống nhưng chẳng ai dám cho vào túi mang về vì sĩ diện, quê quê…

Lối xóm có tiệc tùng đàn hát, hay Karaoke…thì tới đám tiệc nhà mình, vì sĩ diện phải làm lớn hơn, nhiều bàn hơn, nhiều ca sĩ hơn, dàn giáo cũng phải lớn hơn, và phải hát thâu đêm, suốt sáng. Thật tội cho bà con, lối xóm, vì sĩ diện cũng phải chịu trận cả đêm…

Ở các quốc gia tiên tiến, dân chủ, để đánh giá một con người, họ không phải coi trọng ở ngoại hình, ở trình độ học vấn hay nằm trong địa vị xã hội nào, mà họ cọi trọng con người đó chính là lòng tự trọng, vì nó thể hiện rõ nhất về danh dự, về giá trị nhân phẩm của bản thân người đó. Lòng tự trọng giống như một người dẫn đường giúp bạn xác định rõ và cụ thể con đường nào để bạn trở thành một con người tốt hơn, hoàn hảo hơn. Tạo dựng lòng tự trọng, chính là tôn trọng bản thân mình và sau đó là tôn trọng người khác. Khi một mối quan hệ được xây dựng trên nền tảng lòng tự trọng, thì mối quan hệ đó bền vững, xã hội đó tốt đẹp. Lúc đó chính bạn đã tạo cho mình một chỗ đứng trong xã hội, chứng tỏ bản thân mình tồn tại, làm đúng đạo đức con người, ngăn cản các điều xấu xa của xã hội.

Những đức tính của người tự trọng thường thấy qua ca dao, tục ngữ:

Cây ngay không sợ chết đứng
Chết vinh còn hơn sống nhục.
Giấy rách phải giữ lấy lề.
Vô công bất hưởng lợi.
Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.

Người sống thiếu lòng tự trọng dễ lao vào những việc làm phi đạo đức để trục lợi cho bản thân mình, cho gia đình mình như sống vô cảm, lươn lẹo, nịnh hót, dối trá, lừa gạt, gian tham…v.v…Hãy làm người tử tế và sống có lòng tự trọng!

Orange county tháng 6 ngày 20 năm 2017
Ngoan Nguyễn

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.