Ông Donald Trump trước khi nhậm chức Tổng Thống thứ 45 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã từng viết blog tâm sự:
“Mẹ tôi là người Scotland, cha tôi là người Đức, gia đình tôi là những người nhập cư hợp pháp, và đã góp phần làm cho nước Mỹ thịnh vượng”. Như vậy tôi không có lý do vì kỳ thị người nhập cư như nhiều người cáo buộc tôi. Nhưng cũng không phải vì tôi là người nhập cư, mà bắt buộc tôi phải dung túng những người nhập cư bất hợp pháp. Tại sao?
Xin đáp. Hiện nay có cả trăm ngàn đơn của những chuyên gia ngoại quốc có trình độ cao, có thể góp bàn tay giúp nước Mỹ thịnh vượng hơn lên, và họ chờ đợi nhiều năm, mà đơn nhập cư của họ chưa được cứu xét. Trong khi đó, hàng triệu người Mexicans gồm có nhiều thành phần xấu như: phạm pháp đang bị truy nã, thành viên của các tổ chức buôn bán Ma tuý, côn đồ, du đãng, người thất nghiêp không có nghề chuyên môn v.v…, ngang nhiên đột nhập vào nước Mỹ bất chấp luật lệ di trú. Thử hỏi như vậy có công bằng hay không?
Những người nhập lậu nầy còn được hưởng phúc lợi như người bản xứ; con học trường công, được ăn trưa miễn phí. Đi làm chui, lãnh tiền mặt, không đóng thuế. Những thành phần bất hảo gây rối trật tự xã hôi Mỹ như, trộm, cướp, bán ma tuý, và nhièu loại tội hình khác, bị cầm tù, lên cả triệu người chứ không ít. Chánh phủ Mỹ phải tốn khoản 32.000 USD cho mỗi tội nhân. Tóm lại, Chính Phủ phải tốn nhiều tỉ USD tiền thuế của dân để lo cho vấn đề nhập cư bất hợp pháp này.
Một thời gian sau, những người phạm luật di trú này lại được thưởng, cấp cho thẻ xanh, rồi sẽ nhập tịch Mỹ.”
Kỳ thị người di dân hay phân biệt bất công với di dân bất hợp pháp là một trong những đề tài lớn mà kết quả bầu cử vừa qua đã làm trái ngược với sự tiên đoán của hầu hết các cuộc thăm dò, của hầu hết các giới truyền thông, của hầu hết của những nhà bình luận tên tuổi. Đó cũng là tiếng nói của mọi người Mỹ có lòng với quốc gia, dân tộc và chán ngán với các lối hành xử và cách nói mà không làm cũng như tinh thần yêu nước của các Tổng Thống tiền nhiệm.
Sự đắc cử của ông Trump đánh dấu một bước ngoặt cho thấy uy tín của giới truyền thông bị sứt mẻ lớn đối với đa số dân Mỹ. Giới truyền thông bị kết án là có khuynh hướng bóp méo sự thật nhằm mục tiêu chính trị. Giới truyền thông đã bỏ rơi vai trò loan tin trung thực của đệ tứ quyền, và đã tự biến mình thành một nhóm đặc quyền đặc lợi (special interest group), tự nguyện làm “con chó nhỏ của một nhóm quyền lực lớn’’. Những tờ báo thiên tả như New York Times, Newsweek, Washington Post, nếu không tự cải tiến, sẽ dần dần trở thành “báo lá cải’’. Cách thức tranh cử của ông Trump đã khiến cho tất cả các đối thủ của ông ta, nhất là giới truyền thông, trở thành loạn chiêu, và bị thua lớn, ngoài sự dự đoán của mọi người. “Political correctness’’ bị vứt vào sọt rác.
Chúng ta có bao giờ đối mặt hay gặp bất công khi bị kỳ thị và phân biệt trong đối xử chưa?
Kỳ thị là cách nói đến thái độ và niềm tin dẫn đến mọi người từ chối, tránh hoặc sợ hãi những người mà họ coi là khác biệt. Kỳ thị là một từ Hy Lạp mà nguồn gốc của nó nói đến một loại dấu được khắc hoặc đóng dấu vào da. Nó xác định những người là tội phạm, nô lệ hoặc những kẻ phản bội phải bị xa lánh. Kỳ thị là một quá trình làm giảm giá trị của một cá nhân dưới mắt của người khác. Những đặc điểm gây ra kỳ thị thường rất đa dạng, ví dụ: màu da, cách nói năng hoặc sở thích tình dục.
Có ba loại kỳ thị chính: Kỳ Thị của Cộng Đồng, Kỳ Thị của Tổ Chức và Kỳ Thị Bản Thân.
– “Kỳ Thị của Cộng Đồng” nói đến thái độ và niềm tin của cộng đồng chung đối với những người gặp thách thức về sức khỏe tâm thần hoặc thành viên gia đình của họ. Thí dụ: cộng đồng có thể coi những người mắc bệnh tâm thần là hung bạo và nguy hiểm.
– “Kỳ Thị của Tổ Chức” nói đến các chính sách hoặc văn hóa về thái độ và niềm tin tiêu cực của một tổ chức. Thí dụ: sự kỳ thị thường được phản ánh trong việc sử dụng các thuật ngữ lâm sàng, chẳng hạn như “tâm thần phân liệt”. Sử dụng ngôn ngữ “con người trên hết” có thể phù hợp hơn, chẳng hạn như “một người đang gặp phải bệnh tâm thần phân liệt”.
– “Kỳ thị bản thân” xảy ra khi một cá nhân gắn mình vào các quan niệm sai lầm của xã hội về sức khỏe tâm thần. Bằng cách tự mình gắn với các niềm tin tiêu cực, các cá nhân hoặc các nhóm có thể trải qua những cảm giác xấu hổ, giận dữ, thất vọng hoặc tuyệt vọng làm cho họ xa lánh sự hỗ trợ xã hội, việc làm hoặc điều trị cho tình trạng sức khỏe tâm thần của họ.
Nếu “kỳ thị” là thái độ hoặc niềm tin thì “phân biệt đối xử” là hành vi do những thái độ hoặc niềm tin đó. Khi kỳ thị được thể hiện hành động thì đó là phân biệt đối xử… Phân biệt đối xử bao gồm những hành động hoặc loại trừ do thái độ kỳ thị gây ra và nhằm vào những cá nhân bị kỳ thị. Phân biệt đối xử diễn ra khi các cá nhân hoặc tổ chức tước đoạt quyền và các cơ hội cuộc sống của những người khác một cách bất công do sự kỳ thị. Phân biệt đối xử có thể dẫn đến việc loại trừ hoặc gạt con người ra ngoài lề và tước đoạt của họ các quyền công dân, như quyền tiếp cận các lựa chọn gia cư công bằng, các cơ hội việc làm, giáo dục và tham gia đầy đủ trong đời sống dân sự.
Phân biệt đối xử bao gồm “đối xử khác biệt hoặc khác hẳn” trên cơ sở khuyết tật. Thí dụ: các nhóm khu phố thường bố trí để ngăn chặn nhà ở cho những người gặp thách thức về sức khỏe tâm thần. Kiểu phản đối Not In My Back Yard (còn được gọi là “Chủ nghĩa NIMBY”) có thể từ chối cơ hội gia cư. Hơn nữa, gần một phần tư các hãng sở Hoa Kỳ báo cáo trong năm 1995 rằng họ sẽ sa thải người nào đó không tiết lộ về bệnh tâm thần. Ý định phân biệt đối xử có thể được thể hiện hoặc được suy ra trong những tình huống này. Phân biệt đối xử cũng bao gồm việc không cung cấp chỗ ở hợp lý cho người khuyết tật.
Thí dụ: nhà ở cho nhân viên mắc bệnh tâm thần có thể bao gồm những thay đổi trong quy trình giám sát, cung cấp hỗ trợ của người khác, sửa đổi kế hoạch, thay đổi trong khía cạnh vật chất của nơi làm việc, cơ cấu lại các nhiệm vụ công việc và điều chỉnh trong chính sách. (Nguồn Disability Rights California & CalMHSA)
Kỳ thị và phân biệt đối xử bất công không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân, cộng đồng, dân tộc, quốc gia, mà còn tiếp tay cho sự thiệt thòi, giảm giá trị con người, sự lạc hậu, tính nhân bản và nhân sinh quan của cuộc sống, Thí dụ: Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là một nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng thiệt thòi của người khuyết tật; hạn chế đáng kể các cơ hội sống, cơ hội phấn đấu của người khuyết tật và củng cố thêm tình trạng đói nghèo của họ. Giữa khuyết tật và nghèo đói có mối liên hệ rất chặt chẽ. Khuyết tật vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của đói nghèo. Khuyết tật cùng với đói nghèo đã làm tăng khả năng bị tổn thương và bị loại ra khỏi xã hội của những người phải chịu khuyết tật và đói nghèo.
Kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV nên họ bị rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc buộc phải thay đổi công việc thường xuyên, phải thay đổi nơi ở hoặc không thuê được nhà ở, phải vật lộn để bảo đảm kế sinh nhai cho bản thân. Do thiếu sự thông cảm giúp đỡ của cộng đồng có thể dẫn đến bi quan, chán nản, hoặc sợ hãi không tiết lộ danh tính, không tiếp cận trị liệu khiến họ cảm thấy không an toàn trong xã hội, hình thành tâm lý bị cách ly, cô lập và tình trạng trở nên trầm trọng hơn khi xuất hiện sự tự kỳ thị của chính bản thân người nhiễm HIV.
(Còn Tiếp)
Views: 0