Một người bạn tôi ở tận đất Hà Nội 36 phố, trên mảnh đất của “Ngàn năm văn vật” buồn cho nét đẹp vô cảm trong âm nhạc Việt Nam ngày nay đã cảm thán:
“Hoang mang băn khoăn không hiểu có phải mình thuộc dạng già cổ, thẩm mỹ âm nhạc của mình có vấn đề hay không?!!! Vô tình ngồi nghe Sing My Song bài 1+1 của 1 thí sinh từng gây sốt ở vòng loại về ông bà anh gì đó mà mình chưa nghe kỹ và cũng không thấy thích tìm nghe vì thấy nó thiếu sự chân thành, đến bài này thì cảm thấy là thảm họa, ca từ đơn giản, chẳng có gì sâu sắc ý nhị, đến cuối bung ra một câu "Mình sống mặc kệ đời được không", nghe phản giáo dục… thời buổi này cứ reo rắc cổ vũ cho những câu nói kiểu sướng miệng sướng tai như vậy thì không hiểu suy nghĩ của thế hệ trẻ tiếp tục sẽ đi về đâu???!!! Đã thế các huấn luyện viên với hội đồng chuyên môn gì đó hình như toàn nhạc sĩ và báo chí đều vỗ tay khen lao rầm rầm?!!! Bó tay!”
Thật vậy, tình yêu kiểu “mì ăn liền” trong thời đại “người và ngợm” không giống ai này được cổ xúy bởi cả nước như một phong trào cho là văn hóa, hơn người và tổ chức rất ưu là “hoành tráng” thì âm nhạc lại trở thành thứ “mì ăn liền” rẻ tiền.
Chúng ta thử điểm qua các bản nhạc mà qua các tiêu, tựa đề tôi đã không muốn nghe vì nó phi nhân văn, lời hát ngô nghê đến lố bịch, nhảm nhí, thậm chí là tục tĩu, rẻ tiền, tôm cá…như các tựa bài hát:
“Yêu anh đi anh không đòi quà, Đàn bà là thế, Bụi bay vào mắt, Tình yêu gian dối, Mượn xe nhớ đổ xăng, Đẹp trai thì mới có nhiều đứa yêu, Sao lại nhắn nhầm máy anh, Lấy Tiền cho gái, Ok, anh sẽ dừng cuộc chơi, Anh chỉ là trò đùa của em, Không bao giờ bó tay, Số nhọ, Oh my chuối, Nắng cực…”
Bỏ qua các tiết tấu và melody của bài nhạc, chỉ xét và nghe lời hát thì thật xấu hổ tới thối lợm cả giọng:
“…Trời ơi ! Em chơi tôi vậy sao ? Chạy tới nhà bank tôi bơm thêm chút máu …” (Lấy Tiền cho gái)
“… cuộc đời súng đạn nên trái tim cũng phải sắt đá … Người ta nói em đê tiện thì anh cũng không bỏ, máu đổ nhưng yêu vì em mà đau khổ…” (Tình Yêu Gian dối)
“…Và anh sẽ không bao giờ, không bao giờ anh bỏ em. Và anh sẽ không bao giờ, không bao giờ anh bó tay…” (Không bao giờ bó tay)
“Đàn bà là thế, ai cũng giống ai … Đàn bà là thế, là nỗi đau của tôi … Làm sao hiểu hết trái tim đàn bà…” ( Đàn bà là thế!)
“Tưởng gặp được mánh lớn.Ai ngờ gặp hàng này thấy ớn. Sao số em nhọ nhọ nhọ nhọ. Nhọ chi mà nhọ quá vậy. Cái đó là ý trời, Con phải chịu vậy thôi”…(Số nhọ)
Chúng ta không kêu than, vọng tưởng như Vũ đình Liên:
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ? (Vũ Đình Liên)
Vì chúng ta biết rằng chính cái Chủ Nghĩa Xã Hội đã sản sinh ra nền giáo dục bất cân xứng và xã hội mà tầm nhìn về tình yêu và tình người như “mì ăn liền” bởi vì:
Cái học ngày nay đã hỏng rồi
Chín thằng đi học, tám thằng chơi
Một thằng chẳng học làm quan lớn
Sai thằng có học chạy tơi bời.
Cái học ngày nay vậy hỏng rồi
Tám thằng đi học, bảy thằng lười
Hai thằng không học thì vinh hiển
Quyền cao chức trọng đã lên đời.
Âm nhạc với muôn vàn định nghĩa làm thăng hoa cho cuộc sống, là hạt giống của tâm hồn, là thứ khiến con người ta biết yêu thương, biết chia sẻ và cảm thông, làm con người biết khóc vì diễn tả đúng tâm trạng hoặc khóc vì hạnh phúc, là cách cảm xúc trở thành âm thanh… Bởi có âm nhạc, cuộc sống bớt nhàm chán, con người sống cảm xúc hơn, ý vị hơn, bớt buồn tẻ hơn và cũng chính âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn, vỗ về những nỗi buồn, những vết thương lòng và cũng có thể rót đầy niềm vui sướng hân hoan…Thế mà âm nhạc ngày nay đang phần nào mất đi giá trị tốt đẹp đó khi những vụ lùm xùm đạo nhạc, những ca từ vô nghĩa, sáo rỗng, tục tĩu diễn ra ngày một nhiều. Thậm chí, âm nhạc còn đang trở thành công cụ để các ca sĩ 'đá xéo', cạnh khóe nhau như muốn cạnh tranh với Facebook, Youtube vậy!
Thực tế, bản thân âm nhạc không có lỗi, chính những người đang tự xưng mình là có văn hóa, “đỉnh cao trí tuệ”, “Trăm năm trồng người”, các ca sĩ, nhạc sĩ hoạt động trong giới âm nhạc nhưng không trân trọng và giữ gìn những nét đẹp thực sự của âm nhạc mới đáng khinh, đáng chê trách.
Bên cạnh những ca khúc sống mãi với thời gian, thì một số nhạc phẩm mà tôi tạm gọi là nhạc “mì ăn liền” với khá nhiều những ca khúc nhảm nhí vô bổ, đang bào mòn cảm xúc người nghe và coi thường nhận thức của thế hệ thanh niên Việt Nam. Những ca khúc ấy không chỉ không có tác dụng giáo dục, tính nhân văn , mà cả nét đẹp về thẩm mỹ cũng không có; nó còn có tác hại xấu cho thanh niên, làm mất đi những giá trị văn hóa vốn lấy giáo dục làm trọng, lấy đạo đức, nhân ái làm nền tảng. Thiết nghĩ, đã đến lúc các cơ quan điều hành có trách nhiệm nên vào cuộc, gia đình và hệ thống giáo dục cần phải có trách nhiệm và tác phong đi đầu trong công tác giáo dục văn hóa, và đào tạo thế hệ tương lại.
(Còn Tiếp)
Views: 0