Uncategorized

Trung Quốc hằn học mà có dám khai chiến với Hoa Kỳ không?

Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trong diễn văn đầu năm 2017: “Chúng tôi trung thành với đường lối phát triển hoà bình, và cương quyết bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền chủ quyền và lãnh thổ biển … sẽ không cho phép bất kỳ ai cố tình quấy nhiễu đến chủ quyền lãnh thổ và quyền hàng hải của Trung Quốc”.

Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trong diễn văn đầu năm 2017: “Chúng tôi trung thành với đường lối phát triển hoà bình, và cương quyết bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền chủ quyền và lãnh thổ biển … sẽ không cho phép bất kỳ ai cố tình quấy nhiễu đến chủ quyền lãnh thổ và quyền hàng hải của Trung Quốc”.

Tiếp theo, đội ngũ hoả lực mồm phát hết công suất đe doạ trừng phạt kinh tế và gây chiến với Hoa Kỳ. Tờ Hoàn cầu Thời Báo doạ đánh Mỹ và tin chắc chiến thắng.

Cuộc chiến kinh tế

Trong cuộc họp báo đầu tiên, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tố cáo Trung Quốc gây bất lợi thương mại cho Hoa Kỳ do giữ đồng Nhân Dân Tệ thấp hơn giá thị trường, xây đảo nhân tạo ở Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa).

Các chuyên gia quốc tế cho rằng cuộc đụng độ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ làm hại cả hai bên và nền kinh tế toàn cầu. Họ lập luận: Mỹ cần Trung Quốc ngang nhau. Tờ Bloomberg trích lời chuyên gia tài chính ở Hồng Kông, Michael Every: “Lúc nào bên thặng dư mậu dịch cũng thua mà Bắc Kinh không muốn rơi vào vị thế phải thua”. Tờ Business Insider trích lời chuyên gia sáng giá nhất thế giới thuộc Viện Nguyên cứu Độc lập, Charlene Chu về Trung Quốc và nợ nần: “Bắc Kinh đang áp dụng các biện pháp cứng rắn nhằm chặn đứng tình trạng chảy máu dòng vốn ra nước ngoài bằng cách kiểm soát vốn của các tổ hợp và cá nhân. Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài, FDI, giảm ở trong nước mà các doanh nghiệp Trung Quốc tăng hội nhập và mua lại ở ngoại quốc. Biện pháp này không thể kéo dài”.

Dân có tiền ở đô thị thích chuyển tài sản ra nước ngoài nên năm 2016 khối dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã mất 800 tỉ USD. Ngân hàng tiếp tục giữ lãi suất cao để thu hút đầu tư sẽ làm khó cho các ngân hàng và chồng chất thêm nợ nần cho các tập đoàn.

Chiến tranh kinh tế khiến thị trường hốt hoảng làm cho dòng vốn chảy ra nước ngoài gia tăng.
Trung Quốc có trữ tệ 4.000 tỉ USD, chỉ còn 3,000 tỉ mà phải chi cho Con đường Tơ lụa Mới và Ngân hàng Phát triển Đầu tư Á Châu 2.000 tỉ.

Kinh tế Trung Quốc có quá nhiều nguy cơ khó giải quyết như nợ tăng, tồn kho nhiều, ô nhiễm nặng nề.

Bắc Kinh không dám gây chiến tranh kinh tế và còn sợ bị Mỹ tấn công kinh tế. Các công ty Mỹ đang rút vốn đầu tư về nước sẽ kéo các nước khác theo chân do không còn lợi nhuận ở Trung Quốc và bị ăn cắp trí tuệ tới 80%.

Bắc Kinh đã bán 1.000 tỉ USD trị giá trái phiếu của Mỹ, nhưng, đồng Đô la vẫn tăng giá và nhiều quốc gia khác đang tăng đầu tư vào Mỹ làm cho kinh tế phát triển. Chưa đầu tư ở nước nào ổn định hơn tại Hoa Kỳ. Nhật Bản, Đài Loan đang gia tăng đầu tư vào Mỹ. Mỹ sắp áp dụng kỹ thuật sản xuất tân kỳ vào khoảng năm 2018 sẽ triệt tiêu lợi thế giá công nhân rẻ và hàng hoá dồi dào từ “công xưởng thế giới” của Trung Quốc.

Người máy sẽ thay thế cho công nhân giá rẻ ở Trung Quốc. Một công ty ở Đài Loan có thể chế tạo 1 triệu người máy trong vòng 3 năm có năng suất tương đương với toàn thể lực lượng lao động ở Hoa Lục.

Trí tuệ nhân tạo được IBM áp dụng từ thập 1980 đã bị lãng quên. Bây giờ, Mỹ đẩy mạnh sẽ không cần sang Trung Quốc thuê kỹ sư mà vẫn làm ra nhiều sản phẩm giá thành hạ, tinh và ít hư hao hơn.

Trong thập niên tới kỹ thuật in ba chiều, 3D, sẽ không mất nhiều thì giờ và hao tốn vật liệu như hiện nay. Vì thế, giá thành mọi loại sản phẩm đều hạ rất thấp. Dù cho Trung Quốc có thủ đắc 3D cũng khó thu hút đầu tư từ Hoa Kỳ.

Nhật, Mỹ, Ấn, Hàn, Úc, Châu Âu tăng đầu tư vào Châu Á sẽ đè bẹp nền kinh tế hàng hoá rẻ từ Trung Quốc.

Trận chiến quân sự

Lần đầu tiên, một Hải đội Tác chiến Hàng không mẫu hạm duy nhất của Trung Quốc đã ngao du và tập trận trên Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa, thông qua hai eo biển đi ra Thái Bình Dương.

Hải đội này cũng đi vòng quanh Đài Loan, kể cả Eo biển Đài Loan buộc Đài Bắc phải điều động chiến đấu cơ và chiến hạm theo dõi, kiểm soát trong Khu vực Nhận diện Phòng không. Vào khoảng 2020, Trung Quốc sẽ có 3 Hải đội Tác chiến Hàng không mẫu hạm nên Bắc Kinh tin có đủ khả năng tấn công nếu Mỹ quấy rối vùng tuyên bố chủ quyền Trung Quốc dù cho không được nước nào công nhận.

Bắc Kinh tin vào năm 2040 sẽ có 10 hàng không mẫu hạm nguyên tử so với 19 (các loại) của Hoa Kỳ hiện tại.

Bắc Kinh đang ra sức chạy đua quân sự kỹ thuật cao với Hoa Kỳ càng bộc lộ tham vọng bành trướng bá quyền gây bất ổn tại Châu Á-Thái Bình Dương. Các cường quốc biển có quan hệ trực tiếp tới các hải lộ quốc tế không thể làm ngơ.

Thủ tướng Theresa May của Vương quốc Anh tuyên bố sẽ hợp tác chặt chẽ với Tổng thống Donald Trump vì tình đồng minh truyền thống Anh-Mỹ để duy trì quyền tự do hàng hải và không-trình tại CA-TBD.

Luân Đôn đã phái 4 chiến đấu cơ Typhoon tập trận tại Nhật và bay trên Biển Đông. Anh Quốc có kế hoạch đưa 2 hàng không mẫu hạm hoạt động ở Tây Thái Bình Dương khi hoàn tất vào năm 2020.

Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản đã bắt đầu chuyến công du 4 nước Phi Luật Tân, Indonesia, Việt Nam, Úc Đại Lợi kể từ 12 tháng 1 năm 2017 nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng và kinh tế để cạnh tranh với Trung Quốc.

Tại Phi Luật Tân, Thủ tướng Abe đã ký nhiều thoả ước tăng cường hợp tác an ninh, nông nghiệp và hạ tầng cơ sở, giúp nước chủ nhà xây dựng nhiều trung tâm cai nghiện mà không chỉ trích gay gắt chiến dịch chống ma tuý do Tổng thống Rodrigo Duterte tiến hành đã làm chết 6,000 người. Nhật Bản nằm trong số các đối tác thương mại lớn nhất của Phi Luật Tân, đồng thời, cung cấp viện trợ nhiều nhất và tặng các tuần duyên hạm. Abe tuyên bố cung cấp một gói viện trợ cho các dự án hạ tầng của Phi Luật Tân trị giá 8.7 tỉ USD trong 5 năm.

Hoa Kỳ đã biệt phái Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm USS Carl Winson thuộc Hạm đội 3 cho Đệ thất Hạm đội. Mỹ nâng cấp tất cả chiến đấu cơ F-22 và trong bị F-35 cho tất cả các đồng minh quan trọng tại CA-TBD. F-35 đã đồn trú ở Nhật Bản.

Các chuyên gia quốc tế đánh giá F-35 vô địch không trung. Trong khi phi cơ thế hệ thứ năm của Trung Quốc cũng như của Nga vẫn bị radar tối tân của đối phương phát hiện.

Từ khi ra đời, Giải phóng quân Trung Quốc chỉ tham gia nội chiến, hoặc xung đột vũ trang hạn chế với Liên Xô và Ấn Độ, hoặc đánh nhau với nước nhỏ. Đặc biệt, chưa tham gia cuộc hải chiến và không chiến với các cường quốc nên thiếu kinh nghiệm điều quân quy mô.

Các loại vũ khí, phương tiện quân sự tối tân chỉ để thao dược, hoặc đánh trận giả giữa ta và ta. Khó ai hạn chế được cuộc chiến nên 250 đầu đạn nguyên tử chẳng phải mối đe doạ đối với cường quốc 7.500 đầu đạn nguyên tử bố trí khắp nơi trên thế giới.

Tập Cận Bình có thể doạ Barack Obama sẽ cắt đứt mối quan hệ và khai chiến. Nhưng, e rằng khó áp dụng đối với vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ dù trên phương diện kinh tế hoặc quân sự.

Đại-Dương

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.