Nếu như “Nhìn Mỹ, nghĩ đến ta”, ta thấy sự khác biệt giữa văn hóa Mỹ và Việt Nam là khi thật sự công khai tranh luận trong cuộc họp và trước đám đông, người Mỹ dám nói, dám tranh luận, nói thẳng, nói thật …còn người Việt nam ta khi tranh luận hay họp bàn để công khai góp ý kiến, phân tích vấn đề thì ngậm câm như hến, không dám phát biểu hay phát biểu công khai, nói thẳng, nói thật…
Có lẽ sức mạnh của “chuyên chính vô sản” một công cụ đàn áp của Đảng mà ai cũng sợ khi phải nói lên tiếng nói dân chủ của mình…vô hình chung biến con người và văn hóa Việt Nam thành văn hóa của “nịnh bợ”, của bệnh “thành tích” và hẹp hòi “ném đá” sau lung và thích bình luận tiêu cực, chế giễu, và làm đau lòng lẫn nhau.
Phải chăng người Việt chúng ta đang trở nên hung hăng để phản đối những bất công, bao quyền, những thách đố mới của dân tộc đứng trước những thảm họa xâm thực của người anh em tám chữ vàng phương Bắc, và thảm họa môi trường đang đè nặng? Câu trả lời lắm khi nằm ngay trên màn hình cell phone, máy tính mỗi lần mở ra.
Không khó để điểm lại một số vụ ăn nhiều “ném đá” của cộng đồng mạng thời gian gần đây như sự nổi lên của “ca sĩ nhà vườn” Lệ Rơi, phát ngôn bất mãn của Kenny Sang, Sơn Tùng M-TP ra ca khúc mới… và gần đây nhất là biểu tình ở Fomosa vụ cá chết hàng loạt, MC Phan Anh đi cứu trợ bão lụt, và vụ xả lũ theo “qui trình”, đập phá nhà thờ, tượng Đức Mẹ ở Hà Tĩnh…
Nếu là văn hóa Mỹ, các vụ thiên tai, bão lụt, môi trường sống xảy ra, truyền thông độc lập sẽ nhảy vào cuộc, các cơ quan chức năng bộ, nghành sẽ vào điều tra, các quan chức lớn từ Tổng Thống đến các bộ xuống tận hiện trường xem xét và ủy lạo, các quan chức liên đới chịu trách nhiệm và từ chức nếu thật sự trong quá trình điều tra có sai xót liên quan đến, hay thậm chí chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhân dân…
Thế giới đang mỉa mai, cười nhạo Ông Donald Trump và Bà Hilary Clinton đại diện của 2 đảng ra tranh cử và đấu đá nhau như chó với mèo, dùng mọi thủ đoạn để giành quyền vào Tòa Bạch Ốc nhưng ít có người nhìn thấy trong đó cái dân chủ và quyền con người được coi trọng trong Hiến Pháp Mỹ ra sao
Người Việt mình “Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng với cái văn hóa “ném đá” thích bình luận tiêu cực, chế giễu thay vì học hỏi, rút tỉa kinh nghiệm về dân chủ trong bầu cử của Mỹ thì Việt Nam ta vào cuộc sôi nổi hơn, mọi báo chí và đài tiếng Việt đều dịch và đăng thật chi tiết từ hành lang, đến các tranh luận úp mở đến công khai của hai Đảng chính trị ở Mỹ, mọi cái tốt, cái xấu của bầu cử Mỹ, của các cá nhân liên quan…cái thêm, cái bớt không biết để học hỏi hay chê bai cười nhạo tụi “tư bản đang dẫy chết ” ?
Động từ “Ném đá” đang ngày càng trở thành một từ được nhắc tới nhiều, khi xu hướng phê phán, chỉ trích , chê bai của người Việt trở nên phổ biến một cách tiêu cực tới vô đạo đức.
Việc nêu ý kiến cá nhân là quyền tự do của mỗi người, là cần thiết, nếu không muốn nói là cực kỳ quý giá để góp phần quan trọng trong bất kỳ quá trình phát triển nào của con người, của gia đình, của xã hội. Tất nhiên, nó phải dựa trên nền tảng chân thành, lịch sự , có nhận thức đủ sâu, và đúng luật pháp; nếu không, sự phản biện đó dễ dàng trở thành sự phá hoại, nói xấu nhau, mất tình đồng loại, kết bè phái gây chia rẽ và không tôn trọng luật pháp.
“Tiên học lễ” mà một đất nước thiếu người “tử tế” thì cần phải xem xét lại cái học đó như rất nhiều nhà bình luận, nhà văn hoá trong và ngoài nước từng có những bài viết trong đó nêu ra ý kiến rằng có vẻ như sự tử tế đang mất dần trong xã hội Việt Nam. Sự vô cảm, bàng quang trước những mất mát, khó khăn của người khác dường như cũng bắc cầu với sự sợ hãi và mất niềm tin. Cái xấu và cái tốt, thiện và ác cũng khó có được sự phân ranh rạch ròi; Và có lẽ chính vì những vấn đề thuộc về phần lớn qui chuẩn cho một xã hội văn minh nên rất dễ dàng nảy sinh ra những phản ứng được gọi tên là “hiện tượng” mà mọi sự bằt nguồn từ sự “Kiêu ngạo” luôn lấy cái tôi của mình đặt lên trên hết.
Nực cười biết bao, ngày nay người ta chế bài thơ “Cái học nhà nho” của Trần Tế Xương để mô tả cho cái “Tiên học lễ, hậu học văn” đáng chê trách của nước ta đã không sản sinh ra được các thành phần ưu tú, tử tế cho xã hội:
Cái học ngày nay đã hỏng rồi
Chín thằng đi học, tám thằng chơi
Một thằng chẳng học làm quan lớn
Sai thằng có học chạy tơi bời.
Cái học ngày nay vậy hỏng rồi
Tám thằng đi học, bảy thằng lười
Hai thằng không học thì vinh hiển
Quyền cao chức trọng đã lên đời.
Cái học ngày nay thật hỏng rồi
Bảy thằng tới lớp, sáu thằng thôi
Ba thằng thất học thành ông xếp
Vỗ ngực rằng tao tiến sĩ rồi.
Cái học ngày nay đã nói rồi
Sáu thằng xách cặp, năm muốn thôi
Bốn đứa trèo cao, có chức lớn
Đày người ăn học chạy hụt hơi.
Cái học ngày nay hỏng quá rồi
Năm thằng đang học, bốn xin thôi
Năm thằng chẳng học nhờ ơn đảng
Tham quan, tham nhũng hưởng lộc trời.
Cái học ngày nay chuyện cũ rồi
Bốn em tới lớp, ba em chơi
Sáu người vô học thành ông chủ
Rủng rỉnh tiền đô hưởng sự đời.
Cái học ngày nay hết biết rồi
Chỉ hai ba đứa tới lớp ngồi
Nhưng chỉ một thằng còn chăm chỉ
Nhìn tới nhìn lui lại muốn thôi.
Cái học thì ai cũng biết rồi
Không danh không thế, thì ôi thôi
Chẳng quyền chẳng lực, ngồi trơ mỏ
Nằm nhà chỏng cẳng để vợ nuôi.
Có thể thấy rõ cái học ngày nay là sự mất cân bằng về tâm sinh lý trong hoàn cảnh xã hội thối hóa, suy đồi về nền tảng học vấn, về cái ăn, cái mặc, cái ở và guồng máy chính trị mị dân làm mất lòng tin của nhân dân khi họ thật sự muốn một đất nước công bằng, xã hội cơm no, áo ấm… Thiếu hụt về nền tảng nói trên, thể hiện qua 2 yếu tố là ngôn từ góp ý của người Việt dễ gây “nóng máu” và sự hấp tấp, vội vàng, vô đạo đức khi tiếp cận vấn đề, dẫn tới việc “ném đá” ngay cả khi… chưa hiểu rõ “đầu cua tai heo” gì cả; và không coi trọng đạo đức con người, sự tu dưỡng cá nhân và luật pháp.
(Còn tiếp)
Views: 0