Uncategorized

Tiên học lễ, hậu học văn (phần II)

Chúng ta hãy cùng thư giãn một chút với những cái nhất mà dân ta hay mỉa mai khi sống và chết ở Việt Nam ngày nay (Xin đừng mỉm cười vì 41 năm góp lại thành lời đó!)

Chúng ta hãy cùng thư giãn một chút với những cái nhất mà dân ta hay mỉa mai khi sống và chết ở Việt Nam ngày nay (Xin đừng mỉm cười vì 41 năm góp lại thành lời đó!)

Cái gì chậm nhất?  Mạng 3G.
Làm gì nhanh nhất?  Chặt phá cây xanh.
Cái gì thuê lâu nhất?  Cho Trung Quốc thuê  đất.
Ai bị dân chửi nhiều nhất?  Lãnh đạo.
Cái gì chỉ có tăng chứ không giảm?  Nợ công.
Cái gì chỉ có giảm chứ không tăng?  Tuổi thọ.
Ăn cái gì mau chết nhất?  Ăn cá Vũng Áng.
Ăn cái gì lâu chết nhất?  Ăn hối lộ.
Làm gì nhanh giàu nhất?  Làm đầy tớ nhân dân
Làm gì mau sạt nghiệp nhất?  gửi tiền vào Vietcombank
Làm gì dễ nhất?  Làm mướn.
Làm gì khó nhất?  Làm người tử tế
Từ khóa xem nhiều nhất trên internet: “sex”
Muốn dễ bị bắt nhất: biểu tình, khiếu kiện
Tỉ lệ chiếm nhất trên thế giới: Nạo, phá thai
Bằng cấp, học vị nhiều nhất: Giáo sư, Tiến Sĩ dỏm
Cái chết nhanh, kinh hoàng nhất : Tai nạn Giao thông
Số lượng nhiều nhất : cán bộ và xe máy
Cái gì thấp nhất, cái gì cao nhất: Lương thấp nhất, giá tiêu dùng cao nhất

Nếu như “Nhìn Mỹ, nghĩ đến ta” sao không thử nhìn ta với những cái nhất ở trên để suy nghĩ và thấm thía cái “học lễ” cần thiết biết bao cho một xã hội văn minh, pháp trị ?

Chúng ta ai cũng biết về Trần Hưng Đạo, vị tướng anh hùng lừng danh trong lịch sử Việt Nam và toàn thế giới với công lao 3 lần đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông ở thế kỷ 13, giữ yên bờ cõi Đại Việt… Nhưng ẩn sâu ở trong con người ông còn nhiều  điều vĩ đại nhất mà khi biết chúng ta càng kính trọng và nể phục ông…

Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn là con trai của Khâm minh Đại vương Trần Liễu. Chú ruột của Trần Quốc Tuấn chính là vua Trần Thái Tông (tức Trần Cảnh). Sinh ra đã mang dòng máu hoàng gia nhưng hoàn cảnh gia đình lúc bấy giờ của ông lại vô cùng phức tạp vì mâu thuẫn hoàng tộc.

Thái sư khai quốc nhà Trần là Trần Thủ Độ vô cùng lo lắng khi vua Trần Thái Tông lên ngôi đã lâu mà chưa có con. Vì vậy, Trần Thủ Độ đã ép Trần Liễu phải "nhường" vợ lại cho em trai để có con nối dõi ngay trong lúc Thuận Thiên Công chúa đang mang thai. Như vậy khác gì Trần Liễu vừa mất vợ, vừa mất con?

Ép vua lấy chị dâu mình và lập làm hoàng hậu, phế vợ là hoàng hậu Chiêu Thánh xuống làm công chúa. Vua Trần Thái Tông phản đối kịch liệt, nửa đêm cùng với hai cận thần là Trần Thiêm và Trần Khuê Kình trốn khỏi kinh thành lên núi Yên Tử. Gặp Quốc sư Phù Vân là bạn của mình, nhà vua bày tỏ ý định muốn nương nhờ cửa Phật. Quốc sư trả lời rằng :“Trên núi không có Phật, mà Phật ở ngay trong tâm ta”. Quốc sư và vua đàm đạo về Phật pháp chẳng được bao lâu thì Trần Thủ Độ và quân lính tìm tới. Thủ Độ cùng mọi người ra sức khuyên vua sớm trở lại cung nhưng vua không nghe. Thủ Độ cương quyết với nhà vua rằng: “Xa giá ở đâu tức là triều đình ở đó”, rồi chỉ cho quân lính chỗ xây các cung điện. Sợ mất sự yên tĩnh nơi tu hành trên núi Yên Tử, Quốc sư Phù Vân khuyên vua trở lại kinh thành và nhờ vậy vua Trần Thái Tông cùng mọi người quay trở lại hoàng cung.

Trần Liễu uất ứt từ đó có tư thù với người em ruột  của mình là vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh). Quá tức giận, Trần Liễu tập hợp quân chống lại nhưng không thành, nhưng vẫn được sống vì vua Thái Thái Tông nhân từ thương anh, và tha tội chết và cũng nhờ có thêm sự hoà giải của bà Trần Thị Dung mà ông và vua Trần Thái Tông đã tha thứ cho nhau và tình cảm anh em trở lại như xưa.

Nhưng cũng từ đó, Trần Liễu không thể nguôi hậm hực, cũng không phục mỗi lần nghĩ đến cho nên đi khắp nơi, tìm thầy giỏi, người tài dạy võ công, lễ giáo, văn chương cho con trai với mong muốn Trần Quốc Tuấn sau này sẽ thành người thập toàn thập mỹ, văn võ song toàn, có đủ phẩm chất để trả thù cho cha. Khi Trần Liễu ốm bệnh, sắp gần đất xa trời có gọi Trần Quốc Tuần lại gần căn dặn: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì người cha này dưới suối vàng cũng không thể nhắm mắt"

Sinh ra đã được coi là bậc kỳ tài, văn võ song toàn, khôi ngô tuấn tú, thể chất hơn người, nhưng luôn bị người đời nghi kỵ khi được nhà vua tin dung.  Hưng Đạo Đại Vương vẫn luôn 1 mực giữ tấm lòng trung, sắt son không đổi.

Truyện kể rằng, có lần, ông cùng vua Trần Nhân Tông đi dạo, biết có kẻ nhòm ngó việc ông cầm gậy có bịt sắt đi cạnh. Thấy vậy, Trần Quốc Tuấn liền bẻ đôi cây gậy rồi bỏ đi.

Tương truyền, Trần Quốc Tuấn từng mang lời trăn trối của cha mình để thử lòng các con trai ông cùng các tướng như Yết Kiêu, Dã Tượng. Khi đó, không ai tán đồng việc "trả thù" ngoại trừ 1 người con của ông tên Trần Quốc Tảng.

Đến người ngoài còn biết trung nghĩa trái phải, vậy mà con ruột lại có ý đố bất chính, Trần Quốc Tuấn tức giận vì ý định muốn tranh ngôi đoạt vị của Quốc Tảng, ông mắng là đồ vong ân bội nghĩa, rồi từ mặt đuổi đi, mãi mãi không cho trở về gia tộc!

Có lần khác, đứng trước trận chiến lớn với quân Nguyên Mông, chính Trần Quốc Tuấn chủ động xóa tan nghi ngại với Trần Quang Khải, con trai lớn của Trần Cảnh. Hai người vốn là đầu mối của 2 chi, dĩ nhiên thừa hưởng "mối thù" từ đời cha.

Chuyện kể rằng: Hưng Đạo Vương chủ động mời thái sư Trần Quang Khải đến trò chuyện, chơi cờ rồi sai người đun nước thơm. Sau đó, ông tự tay kỳ lưng, tắm cho thái sư. Đường đường là Quốc Công Tiết Chế của nhà Trần, vị trí không hề kém cạnh nhưng vẫn chủ động làm những việc đó, đủ thấy Trần Quốc Tuấn vị tha thế nào, gạt thù nhà để chung tay lo nghiệp nước…

Nếu chuyện Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn không coi "thù cha" là mối thù, chủ động gạt hiềm khích bằng tấm lòng vị tha và khiêm nhường để cứu dân cứu nước, cho thấy ông không chỉ là bậc "đại quân tử" mà còn là một vị phật sống vậy; và đó mới là cái “lễ” của bậc trung thần, là điều vĩ đại nhất của ông.

Còn vua Trần Nhân Tông, tha thứ cho anh mình tạo phản và tin dùng Trần Quốc Tuấn cho thấy cái “lễ” của bậc làm vua, thương yêu và lấy dân làm gốc ra sao?

Còn Việt Nam ngày này thì sao ? Tại sao vẫn ra rả “Tiên học lễ, hậu học văn” mà xã hội thối nát và suy đồi ? vô tâm, vô cảm với bao nổi khổ và vấn nạn của dân tộc, của quốc gia ?

Việt Nam được xếp vào top 5 nước hạnh phúc nhất thế giới. Tuy nhiên đây mới chỉ là bề nổi và bệnh thành tích mà chúng ta biết quá rõ về hiện tình Việt Nam. Nếu tỉ lệ li dị, nạo phá thai ở Việt Nam đứng nhất thế giới thì gia đình-xã hội đó có đuợc coi là hạnh phúc không ??? Hiện Việt Nam vừa mới vượt qua mức thu nhập thấp để lên mức trung bình. GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính theo sức mua bằng 3/4 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/3 của Thái Lan, 1/5 của Malaysia năm còn kém xa không dám so sánh với Đại Hàn và Nhật Bản…thì thử hỏi mình cân phải bao năm nữa. Xin trả lời:  “Hãy đợi đấy!”

Khi thảo luận sôi nổi về tình hình kinh tế xã hội của Đất nước trước diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu nêu khoảng cách giữa văn bản chính sách, lời hứa hẹn của các thành viên Chính phủ với thực tiễn sản xuất và đời sống quá xa vời, bất nhất, bấp bênh. Nhất là con đường cải cách hành chính, chống tham nhũng để doanh nghiệp tiếp cận với tiền, hàng, buôn bán, bà con có được cuộc sống tốt hơn…đây là con đường dài và dài đến vô tận…mà so với các quốc gia khác như Đại Hàn hay Nhật Bản chỉ cần 10-20 năm là đủ nếu thật sự muốn đổi mới, muốn canh tân đất nước.

(Còn tiếp)

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.