Mới đây, sau khi đắc cử, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phát động một chiến dịch trấn áp tội phạm quyết liệt nhất từ trước tới nay, ông cho phép cảnh sát, quân đội, thậm chí là dân quân, nổ súng bắn chết các đối tượng tình nghi sử dụng hoặc buôn bán ma túy.
Cho đến nay, 420 người đã bị giết hại trong chiến dịch này, hầu hết thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với cảnh sát mà theo tờ New York Times thống kê lại từ nhà chức trách, được các cơ quan truyền thông địa phương đăng tải. Tuy nhiên, những hành động mạnh tay của lực lượng an ninh lại làm dấy lên làn sóng tranh cãi gay gắt trong dư luận xã hội Philippines.
Lo sợ tính mạng bị đe dọa trong chiến dịch này, đã có 114.833 người, chủ yếu là các đối tượng nghiện hoặc bán lẻ ma túy ra đầu thú, dẫn đến tình trạng quá tải khủng khiếp trong các nhà tù ở Manila.
Chiến dịch này đã kiến các nhóm nhân quyền, các nhà hoạt động Công giáo, Liên Hiệp Quốc, Mỹ và các quốc gia coi trọng nhân quyền, cùng gia đình những nạn nhân bị giết vào cuộc. Họ liên tiếng chỉ trích chiến dịch trấn áp mà Tổng thống Duterte theo đuổi là vi phạm quy trình tố tụng tiêu chuẩn, là phi nhân, phi công lý…
Các con thương !
Công lý hay là lẽ công bằng là một khái niệm đúng đắn lý luận dựa trên nền tảng đạo đức, tính hợp lý, pháp luật, quy luật tự nhiên, tôn giáo, sự tương đối hay công bằng, tình người, cũng như việc áp dụng pháp luật, và quyền công dân, quyền của tất cả mọi người. Mọi cá nhân để bảo vệ bình đẳng trước pháp luật của các quyền dân sự của họ, mà không phân biệt đối xử dưa trên sắc tộc, giới tính, định hướng giới tính, nguồn gốc dân tộc, màu da, tôn giáo, tuổi tác, hoặc các đặc tính khác, và hơn nữa, coi như là bao gồm các luật công bằng xã hội.
Trái nghĩa của công lý là bất công , là không công bằng; đó là một tình trạng hay là cảm nhận liên quan đến việc bị đối xử không công bằng (bị phân biệt đối xử) hay nhận được một kết quả không tương xứng. Thuật ngữ này có thể được áp dụng trong so sánh đến một sự kiện hoặc tình huống cụ thể, hoặc một hiện trạng rộng hơn. Trong triết học và luật học phương Tây, bất công thường là (nhưng không phải luôn được xác định là một trong hai trường hợp không có hoặc là ngược lại với công lý và công bằng.)
Việc xử lý tùy tiện, độc tài, tham vọng như việc làm của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte là một trong những lý do chính tạo ra sự bất công, bởi vì qua đó những nguyên tắc công bằng và trung lập bị phá vỡ, luật pháp không được tôn trọng, và việc không làm trọn những trách nhiệm, bổn phận cũng được xem là lý do tạo ra bất công.
Sự cảm nhận sự bất công là một tính năng phổ quát của con người, mặc dù hoàn cảnh cụ thể được coi là bất công có thể khác nhau từ nền văn hóa này đến văn hóa khác, quốc gia này tới quốc gia khác… Trong khi ngay cả hiện tượng của thiên nhiên đôi khi có thể khơi dậy cảm giác bất công, cảm giác thường thấy là liên quan đến hành động của con người như lạm dụng, áp bức, bỏ bê, bóc lột, đàn áp, hoặc những hành động phi pháp, sai sót mà không được sửa chữa, điều chỉnh hay là xử phạt bằng một hệ thống pháp luật hoặc cộng đồng người đồng loại.
Nhận thức sự bất công là một động lực quan trọng cho nhu cầu thiết lập công lý và tao5 một trách nhiệm tự nhiên để loại bỏ sự bất bình đẳng. Sự cảm nhận sự bất công có thể là một điều kiện tạo động lực mạnh mẽ, khiến mọi người hành động không chỉ để bảo vệ mình mà còn bảo vệ những người khác mà họ cảm nhận là bị đối xử bất công.
Nói tới đây, ba nhớ tới các vụ kiện tụng và tranh chấp giữa các quốc gia mà đa phần là “cái kiến mày kiện củ khoai”, công lý và công bằng được bóp méo, luật pháp bị coi khinh bởi các siêu cường và những tên giàu có kênh kiệu, ngạo mạng…
Năm 1986, Tòa Công lý quốc tế (ICJ) xử Mỹ thua kiện trong vụ kiện đứng đơn bởi Nicaragua chống lại các hành vi quân sự và bán quân sự của Hoa Kỳ tại nước này, bất chấp việc Mỹ từ chối tham gia tố tụng và bác bỏ thẩm quyền xét xử của Tòa. Tòa cho rằng mình có thẩm quyền xét xử ngay cả khi bị đơn vắng mặt.
Phán quyết của Tòa chỉ ra rằng Hoa Kỳ đã vi phạm luật pháp quốc tế bằng việc hậu thuẫn cho lực lượng nổi dậy Contras chống lại chính quyền Nicaragua và đánh bom hải cảng của Nicaragua. Với 12/15 phiếu thuận, điểm 6 trong phán quyết của tòa ICJ có đoạn “bằng việc đặt bom trong vùng nội thủy hoặc vùng lãnh hải của nước Cộng hòa Nicaragua đầu năm 1984, Mỹ đã chống lại nước Cộng hòa Nicaragua, vi phạm nghĩa vụ của mình theo thông lệ luật pháp quốc tế là không sử dụng vũ lực chống lại quốc gia khác, không can thiệp vào chuyện nội bộ của quốc gia khác, không xâm phạm chủ quyền và ngăn cản thương mại hòa bình hàng hải”
Ngày 12/7/2016, Tòa thường trực (PCA) ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982). Trung Quốc cũng bác bỏ thẩm quyền xét xử của Tòa nhưng Tòa vẫn đưa ra phán quyết và cho rằng mình vẫn có đầy đủ thẩm quyền xét xử ngay cả khi vắng mặt bị đơn. Bên cạnh nội dung về thẩm quyền xét xử của tòa, phán quyết có nhiều nội dung thực chất quan trọng, trong số đó đáng lưu ý là:
(1) Bác bỏ yêu sách về quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía trong đường 9 đoạn (đường lưỡi bò)
(2) Kết luận các đảo thuộc Trường Sa đều là “các đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”; vì vậy không một cấu trúc nào ở đảo Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng;
(3) Chỉ ra tính phi pháp của các hoạt động của Trung Quốc trái với UNCLOS, bao gồm:
(a) can thiệp vào hoạt động đánh cá và thăm dò dầu khí của Phi-líp-pin,
(b) xây dựng đảo nhân tạo và
(c) không ngăn chặn ngư dân Trung Quốc đánh bắt ở khu vực này.
(4) Chỉ ra việc Trung Quốc đã gây hại nghiêm trọng với môi trường của các rặng san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường sống của các loài đang suy yếu, bị đe doạ và bị huỷ diệt và
(5) Nhận thấy rằng việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo trên quy mô lớn của Trung Quốc gần đây là không phù hợp với nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước trong quá trình giải quyết tranh chấp, trong chừng mực mà Trung Quốc đã gây ra những tác hại không thể sửa chữa được với môi trường biển, xây dựng một đảo nhân tạo lớn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philíppin, và phá huỷ các bằng chứng về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc ở Biển Đông mà là một phần của tranh chấp giữa các Bên.
Để cho các con nhận thức rõ là chúng ta không thể hồn nhiên nói rằng phán quyết này là công lý cho Việt Nam khi mà nó phân xử câu chuyện giữa Trung Quốc và Philipine và áp dụng vào lập trường của Việt Nam về biển đảo khi chỉ nói bằng miệng, bằng nhóm họp của các nhà lãnh đạo chóp bu. Hơn thế nữa, khả năng thực thi công lý quốc tế, không phụ thuộc vào phán quyết của tòa, mà phụ thuộc nhiều hơn vào tương quan lực lượng của các bên tranh chấp, sự khôn khéo trong ngoại giao, cứng rắng và quả quyết trong mọi sự hung hãn, toan tính tinh vi, và mọi luật rừng mà nước bạn cả “1000 năm” rồi chúng ta phải đối mặt.
Thứ nhất, Trung Quốc khi phớt lờ phán quyết PCA sẽ cao hơn rất nhiều so với việc Mỹ phớt lờ phán quyết ICJ. Là siêu cường, Mỹ chỉ phải đối diện với việc mất thể diện trước công luận quốc tế (các nghị quyết của Đại hội đồng LHQ). Chưa phải là siêu cường, con rồng giấy Trung Quốc có khả năng phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức hơn thế, cả về quân sự, ngoại giao, kinh tế,…
Thứ hai, điều gì sẽ xảy ra, với thế giới nói chung và các nước tranh chấp ở biển Đông nói riêng, nếu có ngày Trung Quốc thực sự trở thành một siêu cường của thế giới? Cái “Made in China” đã làm diêu đứng nước chúng ta và thế giới ra sao ? Điều rất may mắn là cái mặt nạ “trỗi dậy hòa bình”, “Quốc tế cộng sản Đảng”, “Tám chữ vàng” đã kịp tuột xuống sớm trong những năm vừa qua. Nhưng cũng không có nghĩa là cơn ác mộng này sẽ không thể xảy ra.
(còn tiếp)
Views: 0