Dàn bài
1. Thế giới Truyền thông và internet hôm nay: ích lợi và nguy hại
• Truyền thông Công Giáo và thời đại kỹ thuật số
• Đạo đức Truyền Thông
• Những tiện ích thông tin sẵn có trong cuộc giao tiếp mới
• Nhương tiện phong phú và hiệu quả
• Mở rộng tầm nhìn và gần gũi thế giới đại đồng, tới những nơi và người không thể tới
• Đáp ứng mau chóng và thuận lợi cho nhu cầu mục vụ và thông tin
• Tuy nhiên, thiếu thận trọng sẽ gây hậu quả không tốt, mất đi tính tình người, chú trọng vào mình khép kín mà thôi, quên đi những điều quan trọng khác trong cuộc sống.
• Những tấn kích liên tục nhắm vào Giáo Hội.
2. Truyền thông nội dung khiêu dâm, ảnh hưởng nguy hại đối với người lớn và gia đình
• Nội dung khiêu dâm là gì?
• Thống kê Internet khiêu dâm
• "Nghiện" là gì? Nghiện internet khiêu dâm
• Tại sao Internet khiêu dâm trở nên phổ biến?
• Có mối quan tâm chung về phương tiện truyền thông điện tử không?
• Nguy cơ tiếp nhận inernet cách thụ động và tính lười biếng
• Chiến lược để giải trí lành mạnh
3. Gia đình An toàn trên internet – Làm thế nào ngăn chặn nội dung nội dung không thích hợp cho con cái
• Catholic Surf – một cộng nghệ "an toàn lướt sóng" cho trẻ em
• Google Family Safety Center – ngăn chặn nội dung độc hại cho trẻ em
• Phương thức cụ thể: kiểm soát con em truy cập vào internet: 10 Điều lệ an toàn cho Trẻ Em trực tuyến
• Texting – Nhắn tin, Mã code cha mẹ cần nên biết
• Convenant Eyes – cung cấp an toàn và giám sát internet cho toàn bộ gia đình
• Video unfiltered – giúp cha mẹ chuyện trò với con cái về nội dung khiêu dâm Internet
• Tham khảo những websites hữu dụng
• Using Media and Technology – Bảng tham khảo những trang Web hữu dụng và ích lợi.
***
1. Thế giới Truyền thông hôm nay: ích lợi và nguy hại
Kể vài mẫu truyện và quan sát:
• Có bao nhiêu người chơi Pokémon?
• Có bao nhiêu người theo dõi Rio Games 2016? Có ai biết Simone Biles?
• Mẫu chuyện Gia đình đi nghỉ hè không mang theo các thiết bị truyền thông, con cái có dịp xác định lại că cước (identity) của mình.
• Gia đình mới cưới tại một quán ăn – cam kết không dùng cell phone trong những lúc gặp nhau.
Những gì chúng ta đang thiếu ở đây là Nhân Vị, mối quan hệ giữa Người với Người, Tôi và người khác, mà Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói về rất nhiều.
Công Đồng Vatican II trong Hiến chế Gaudium et Spes (Giáo Hội trong thế giới hiện đại) nói rất rõ ràng rằng “nếu chúng ta không cẩn thận công nghệ hiện đại này có thể bị vây hãm chúng ta khỏi những điều quan trọng. Vì vậy, trong khi yêu thích công nghệ và nhìn thấy giá trị của nó đích thực là gì, chúng ta đồng thời thừa nhận công nghệ này có thể dẫn chúng ta trở nên tự khép kín – hướng trung tâm vào chính mình và thậm chí dẫn chúng ta đến sự dữ. "
Truyền thông Công Giáo và thời đại kỹ thuật số
Ngày 17/3/2016 vừa qua, Claudio Maria Celli, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội tuyên bố: “Sức mạnh đệ nhất đẳng của truyền thông trong Giáo Hội là lôi cuốn bằng chứng tá bản thân chứ không phải tuyên truyền tôn giáo. Người Công Giáo được mời gọi hiện diện giữa các thách đố và vận hội do thời đại kỹ thuật số đem tới, bằng cách làm chứng hơn là “oanh kích” bằng tín liệu”.
ĐTGM Celli cũng nhấn mạnh tầm quan trọng rằng chúng ta phải sử dụng các phương tiện truyền thống. Như báo chí, truyền thanh và truyền hình, cho dù không ai chối cãi được rằng ngày nay, các kỹ thuật mới trong truyền thông đã phát sinh ra điều ta gọi là lục địa kỹ thuật số. Đây là một thách đố lớn nhưng cũng là một vận may lớn.
Nhân Ngày Truyền Thông Thế Giới, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng: “Đừng sợ bước vào các mạng lưới xã hội” . Đây không phải là một kêu gọi ngây thơ. Chúng ta biết rõ các rủi ro và nguy hiểm vốn hiện diện trong các mạng lưới xã hội và trên Liên Mạng.
Đức Tổng Giám Mục Celli nói: “Tôi luôn biết ơn những người làm việc trong lãnh vực truyền thông có khả năng chuyên nghiệp. Ở đây, tôi cũng xin nói rằng ngày nay đang có thách đố lớn. Và, trong bối cảnh ngày nay, đó là nhận lãnh việc phục vụ sự thật này, việc phục vụ Chúa Giêsu Kitô này. Và tôi luôn nhớ điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các nhà báo: chúng ta phải là các đầy tớ của chân, thiện, mỹ.”
Đạo đức Truyền Thông:
Ngày nay, phải nói là bùng nổ về thông tin nhất là các trang mạng. Dù bùng nổ thế nào đi chăng nữa, bùng nổ đến đâu đi chăng nữa thì cũng không bỏ qua và không quên được đạo đức trong truyền thông.
Nhiều chuyện thầm kín, nhạy cảm của con người nhưng người ta cố tình phơi bày những thứ ấy trên báo chí. Dĩ nhiên nó dễ đi vào tâm trí con người và nó cũng dễ nảy sinh ra bao nhiêu chuyện xấu kèm theo. Thông tin và phê phán cái xấu là cần thiết, đáng khuyến khích nhưng phê phán thế nào để những cái xấu được khắc phục, được loại bỏ, hay cải tạo góp phần làm cho xã hội lành mạnh hóa… thì lại là điều cần phải xem xét.
Một số tòa soạn đang cố tình khai thác, cố tình công bố tin tức theo kiểu: “Càng cập nhật càng tốt, càng giật gân càng hay”. Đua tranh đưa tin và bình luận về sự kiện – hiện tượng bất thường đã đưa tới một hệ quả là tình trạng “chụp giựt”. Chính vì thế, các nhà báo tìm mọi cách để lôi kéo độc giả về phía mình, trong đó việc sử dụng các “chiêu trò”, các tin tức “giật gân” nhằm đánh vào tâm lý, kích thích độc giả được nhiều tờ báo chọn lựa.
Hiện tượng “chụp giật”, “câu khách” trên là một “sự khủng khiếp” và là “một thảm họa”: “Báo chí đưa thông tin chụp giật, câu khách, đi ngược lại sự phát triển lành mạnh của một nền báo chí tử tế. Phải điều chỉnh về văn hóa và làm thế nào để tính toán được những hệ lụy của những việc đưa theo kiểu này để bạn đọc thay đổi về nhận thức và hành vi.
Nhiều lần nhiều lúc ta thấy đâu đó những trang mạng, những bài báo nói về các vị chủ chăn này nọ. Nào là tam ca áo tím, tam ca áo… xanh rồi mắng mỏ là "lên tiếng hay không lên tiếng" đủ thứ đủ điều…
Có ai hiểu được độ "nóng" của các ngài khi ở vị thế của các ngài chăng để mà nói. Có những người nói một cách vô tội vạ, nói cho sướng cái miệng mình nhưng không hề nghĩ đến cái hậu, cái thiệt hại đàng sau những lời nói đó.
Ở đời cũng có cái lạ, những người hay lên án, hay chỉ trích, hay chà đạp người khác thì họ chẳng ra gì cả. Nếu có tâm tình xây dựng, góp ý chân tình và sống Tin Mừng thật thì họ sẽ góp ý, xây dựng đậm chất Tin Mừng và ngược lại.
Vẫn mong mỏi những người làm truyền thông có đạo đức để khi mình thông truyền cho người khác là những tin thật, tin vui, tin hiệp nhất, tin yêu thương chứ không phải là tin phá hoại, chia rẽ. Làm bất cứ điều gì hay đặc biệt làm truyền thông phải có đạo đức. Làm truyền thông dù tin hay, dù viết giỏi nhưng không có đạo đức thì chỉ là những thanh la phèng phèng và gây bất hòa chia rẽ mà thôi.
Những tiện ích thông tin sẵn có trong cuộc giao tiếp mới
Ngày nay chúng ta và con em chúng ta có thói quen tiếp cận với các tiện ích mới như ipad, iphone, facebook… mà không hề nghĩ mỗi khi một trong những giây phút nhàn rỗi tới, thì một cách nhanh chóng, tâm trí của chúng ta bị hút đi đến một nơi xa vời…
Do vậy, chúng ta phải cẩn thận ghi nhận rằng phương tiện truyền thông xã hội và điện thoại thông minh, ineternet v.v… chỉ là công cụ. Cách chúng ta sử dụng chúng thế nào mới biết được là đúng hay sai. Chúng có thể dễ dàng giúp cho cuộc sống tinh thần của chúng ta và đưa chúng ta gần gũi hơn với người khác nếu chúng ta sử dụng chúng một cách chính xác.
Johnnette Benkovic thuộc phong trào Phụ nữ Ân sủng (Women of Grace) nhận định: "Công nghệ, tất nhiên, về mặt đạo đức là trung lập. Nhưng việc sử dụng nó thường xuyên không phải là đúng vậy."
"Với sự tiến bộ của các mạng xã hội, có một sự cám dỗ muốn liên hệ trực tuyến (online contact) thay cho các tương tác mặt đối mặt (face to face) điều rất cần thiết cho sự phát triển của mối quan hệ cá nhân và tình bạn chân thật. Hiện đang có tình trạng như sau: Bạn bè, mối quan hệ, tương tác và giao tiếp đang được định nghĩa lại trong ánh sáng của xu hướng văn hóa có thể thực hiện thông qua công nghệ".
Một bài báo trên tạp chí Newsweek – "Có phải trang Web làm ta điên không? – Is the Web Driving Us Mad?" – Lưu ý rằng việc sử dụng Internet có thể làm tăng trầm cảm theo những nghiên cứu gần đây. Và cũng lưu ý rằng nghiên cứu chỉ cho thấy "bộ não của người nghiện Internet, nhìn như bộ não của người nghiện ma túy và rượu."
Công nghệ có thể làm cho chúng ta quên đi những điều quan trọng chúng ta biết về cuộc sống.
Đức Cha Robert Barron, trước đây là Giám đốc Chủng viện Mundelein Tổng Giáo Phận Chicago, nay là Giám mục phụ tá Los Angeles, (một người có đông đảo fans trên internet chỉ sau Đức Giáo Hoàng) đồng ý rằng công nghệ "đúng là nó bóng ma, nó có thể khóa người ta trong thế giới riêng của họ. Và luôn luôn có một mối nguy hiểm về tính cách hời hợt và thiếu nhận định cá nhân."
Ngài sử dụng YouTube để thảo luận về các xu hướng văn hóa và chia sẻ giáo lý Giáo Hội – và mọi người có thể viết và chia nhận xét về videos của ngài, khiến cho cuộc đối thoại tích cực hơn. Nhưng dù vậy vẫn không có sự tương tác cá nhân. "Từ ngữ trên màn hình đều được trả lời bằng những từ khác trên một màn hình. Tôi thấy đó thực là vấn đề khó giải quyết. Nhưng tôi tin là có nhiều tích cực hơn tiêu cực. Ngày nay những người đàn ông ở độ tuổi 20, 30 và 40 là nhóm lớn nhất để sử dụng YouTube, và họ là những người mà Giáo Hội rất khó khăn đề bác nhịp cầu với họ.
Tôi sử dụng YouTube và phương tiện truyền thông mới để tiếp cận nhóm không thể truy cập này. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể có một cuộc trò chuyện hấp dẫn xoay quanh đức tin."
ĐC Barron cũng cho rằng: “điều tốt nhất xẩy ra là, Internet giống tựa như Nhiệm Thể của Giáo Hội, một cách kết nối con người với nhau. Trong một phút sau khi đăng tải video trên YouTube, tôi nhận được email từ người xem trên toàn thế giới. Tôi thích nhất điều này, vì tôi có thể đối thoại và trò chuyện với họ."
Tuy nhiên, ĐC Barron ủng hộ việc hạn chế thời gian trẻ em trên máy tính và các công nghệ khác, "đặc biệt là với iPhone và nhắn tin, vì rằng chúng có thể thu hút bạn vào một thế giới tự mãn và chỉ nhìn vào mình làm trung tâm. Nếu tôi là một phụ huynh, tôi muốn đặt giới hạn nghiêm trọng trên đó. Ưu tiên là có người đứng bên cạnh bạn để nhắn tin."
Một linh mục khác trong ngành truyền thông, Cha Jonathan Morris, giám đốc của kênh Công Giáo trên Sirius XM radio, và cũng cộng tác với Fox News; cha cũng làm việc cho văn phòng truyền thông của TGP New York với Đức Hồng Y Timothy Dolan. Cha Morris, tác giả cuốn sách mới là “God Wants You Happy: From Self-Help to God’s Help – Thiên Chúa Muốn Bạn Hạnh Phúc: Từ tự Trợ giúp tới Chúa giúp cho” , cho biết giao tế liên lạc cá nhân là tốt nhất bởi vì nó là cách Chúa đã định thế để chúng ta liên hệ với nhau, tuy nhiên có thách thức vì rằng: Giao tiếp tốt là khó vì nó đòi hỏi chúng ta đặt mình trong sự hiệp thông với người khác." Do đó, cha khuyến cáo phương tiện truyền thông được sử dụng "để chuyển thông tin, phối hợp, tổ chức, giáo dục. Đó là một cơ hội tuyệt vời, chúng ta không thể bỏ qua."
(Còn tiếp)
Views: 0