Uncategorized

Phẫn nộ thì dễ-Tha thứ mới khó

Cuộc sống luôn đối diện với những điều không vừa ý và với những người gây tổn thương cho chúng ta. Phản ứng thông thường là đáp trả, là ăn miếng trả miếng. Nhưng thực ra, giận dữ phản kháng, trả đũa chẳng hóa giải được điều gì có khi còn làm cho tình huống thêm căng thẳng thêm.

Cuộc sống luôn đối diện với những điều không vừa ý và với những người gây tổn thương cho chúng ta. Phản ứng thông thường là đáp trả, là ăn miếng trả miếng. Nhưng thực ra, giận dữ phản kháng, trả đũa chẳng hóa giải được điều gì có khi còn làm cho tình huống thêm căng thẳng thêm.

Trên chuyến xe búyt có một đôi tình nhân, chàng trai gắt gỏng, giận dữ nói cô gái: “Nói với em bao nhiêu lần rồi, em vì cái gì mà không nhớ rõ, em làm sao vậy hả?”.

Cô gái kéo áo chàng trai, nhỏ giọng nói: “Em xin lỗi! Anh đừng lớn tiếng trước nhiều người như vậy!”.

Không biết hai người đó xảy ra chuyện gì. Nhưng hành động của chàng trai khiến mọi người đều khó chịu.  Ở nơi công cộng mà nổi nóng như vậy thật mất lịch sự, thật thiếu văn hóa . . .

Một điều dễ thấy rằng, phẫn nộ thì dễ mà tha thứ lại rất khó khăn. Phẫn nộ thì phá hoại còn tha thứ là xây dựng. Tha thứ chính là hiện thân của tình yêu vĩ đại, của lòng bao dung và từ bi với nhau. Phải có tình yêu vĩ đại lắm mới tha thứ cho kẻ làm hại và gây đau khổ cho mình.

Chúa Kytô là hiện thân của tình yêu vĩ đại ấy! Sau cuộc khổ hình Ngài đã sống lại là tin buồn cho những kẻ bắt bớ, đánh đập và đóng đinh Ngài. Ngài sống lại cũng mang lại những hoang mang lo sợ cho những môn đệ đã từng bỏ rơi Ngài để chạy trốn, đã từng chối Thầy . . . Thế mà sau cuộc phục sinh ấy Ngài không hề tìm đến hỏi tội hay kết án ai. Ngài còn đi bước trước trong tình yêu tha thứ khi trao bình an cho các môn đệ. Nhiều lần và nhiều nơi khi Chúa hiện đến với các môn đệ Ngài đều nói “bình an cho các con”. Ngài hiểu rằng nơi các môn đệ lúc này là tâm trạng hối hận vì việc mình đã làm với Thầy Giêsu. Ngài đã đi bước trước trong tình yêu là nói lời bao dung tha thứ. Có lẽ Chúa sẽ nói: “Ai mà không có lúc lỗi lầm. Hãy can đảm đứng dậy. Thầy không trách tội các con. Hãy vui vẻ bình an”.

Chúa Giêsu trong thân phận con người Ngài cũng hiểu bản tính yếu đuối của con người. Ai mà không lầm lỗi. Ai mà không một lần cần đến sự cảm thông tha thứ nơi anh em. Ai cũng cần sự tha thứ để sửa đổi, để làm mới lại tương giao với nhau. Sự tha thứ của Chúa phục sinh đã làm mới lại tương giao với các môn đệ, để từ đây các ông sẵn sàng chết vì Thầy. Sự tha thứ của Chúa đã làm cho các môn đệ yêu mến Chúa nhiều hơn đến nỗi chỉ vâng lời Thiên Chúa chứ không vâng lời cường quyền trần gian.

Giữa cuộc đời hôm nay cần lắm Lòng Thương Xót dành cho nhau. Nếu cuộc đời cứ “oán báo oán – oán sẽ chập chùng”, và sẽ biến thế giới thành hoang tàn đổ nát. Chỉ có tình yêu tha thứ và lòng bao dung mới xây dựng tình người và dựng xây thế giới ngày một tốt đẹp hơn.

Chúa Giêsu đã củng cố các môn đệ dựa trên Lòng Thương Xót. Nhờ Lòng Thương Xót ấy mà Ngài đã thay đổi các môn đệ từ nhút nhát và đầy yếu đuối trở thành người can đảm tận trung với Chúa. Hôm nay Chúa cũng đang mời gọi chúng ta hãy có lòng xót thương nhau. Xót thương ngay chính trong gia đình để hàn gắn những nghi kỵ, hiểu lầm, ghen tương. Xót thương ngay chính trong cộng đoàn xứ đạo để sống hiệp nhất cùng nhau loan báo Lòng Thương xót Chúa. Chính Lòng Xót thương sẽ mang lại cho chúng ta bình an hạnh phúc, bởi vì nuôi dưỡng hận thù chỉ tổn hại tâm can chính mình.

Ước gì chúng ta có trái tim bao dung của Chúa để có thể nói lời tha thứ cho nhau và đón nhận anh em chung sống trong hiệp nhất yêu thương. Amen

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

 

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.