Trong Thánh Lễ Vọng Phục Sinh, Đức Thánh Cha mời gọi “Hãy để Chúa Kitô Phục Sinh vào trong đời sống của chúng ta.”
“Phêrô chạy đến mồ” (Lk 24:12). Chúng ta tự hỏi, những gì đang xẩy ra trong đầu của Phêrô và đang thôi thúc trái tim ông khi ông chạy đến mồ? Tin Mừng kể cho chúng ta rằng, trong số mười một người, kể cả Phêrô đã không tin tưởng vào chứng từ của những phụ nữ khi họ loan báo về Phục Sinh. Ngược lại, “những lời nói ấy xem như vớ vẩn đối với họ” (v.11). Mặc dầu thế, nó cũng đã đem lại một sự hoài nghi trong lòng Phêrô, cùng với những tâm tư khác: buồn vì cái chết của bậc Thầy kính yêu, và sự hồi tưởng lại ba lần mình đã chối Thầy trong cuộc Thương Khó.
Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy một sự thay đổi trong ông: đó là mặc dù sau khi đã nghe các phụ nữ nói và từ chối không tin vào họ, nhưng Phêrô cũng đã “đứng dậy” (v. 12). Ông không ngồi lỳ một chỗ, trong tư tưởng, ông đã không ngồi lại nhà như những tông đồ khác. Ông đã không để mình bị ảnh hưởng bởi không khí ủ rũ của những ngày này, và cũng không để mình bị nhận chìm bởi những nghi ngờ của mình. Ông đã không để mình bị chi phối bởi sự hối hận, sợ hãi hoặc những chuyện tầm phào này khác. Ông đã đi tìm Chúa Giêsu chứ không phải tìm mình. Ông mong tìm ra con đường của sự thật và của gặp gỡ. Và vì thế, ông đã đứng dậy như ông đã từng làm, và chạy tới mồ từ đó ông đã trở về bằng sự “ngỡ ngàng” (v.12). Điều này đã ghi dấu sự phục sinh bắt đầu của Phêrô, sự phục sinh của tâm hồn ông. Không để chỗ cho sự buồn sầu hoặc đen tối, ông đã dành chỗ cho hy vọng: ông để cho ánh sáng của Thiên Chúa đi vào trái tim ông, mà không nghi ngờ!
Cả những phụ nữa, những người đã ra đi khi trời vừa sáng để thực hiện một công việc của lòng thương xót, đó là đem dầu thơm đến mồ, và họ cũng đã trải nghiệm một cách tương tự. Các bà “sợ hãi và cúi mặt xuống”, nhưng lại bị khích động sâu xa bởi những lời của thiên thần: “Tại sao các bà tìm người sống trong kẻ chết?” (v.5).
Như Phêrô và những phụ nữ kia, chúng ta không thể khám phá cuộc sống bằng sầu buồn, đánh mất hy vọng. Chúng ta không được giam mình trong cải vỏ sò của chính mình, nhưng hãy mở tung những ngôi mộ đã bị niêm phong cho Thiên Chúa, để Ngài có thể bước vào và ban cho chúng ta sự sống. Chúng ta hãy trao cho Ngài những tảng đá của hận thù, và những viên sỏi của quá khứ là những gánh nặng cồng kềnh của sự yếu đuối và sa ngã của chúng ta. Chúa Kitô muốn đến và cầm tay chúng ta để đem chúng ta vượt khỏi những phiền muộn của chúng ta. Đây là phiến đá đầu tiên cần được dời qua một bên trong đêm nay: thiếu hy vọng đang giam giữ chúng ta trong chính bản thân mình. Ước gì Thiên Chúa giải phóng chúng ta khỏi cạm bẫy này, không còn là những Kitô hữu vô vọng, những người sống như Chúa chưa hề phục sinh, xem những khó khăn như trung tâm của đời sống.
Chúng ta gặp và sẽ còn tiếp tục gặp phải những khó khăn trong ngoài. Chúng luôn luôn có đó. Nhưng tối nay, thật là quan trọng để dọi chiếu luồng ánh sáng Chúa Phục Sinh vào những khó khăn của chúng ta, và trong một nghĩa nào đó, “Phúc Âm hóa” chúng. Chúng ta đừng để bóng tối và sợ hãi làm hoảng sợ và điều khiển chúng ta. Chúng ta phải hô to lên với chúng: Chúa “không ở đây, nhưng đã sống lại!” (v.6). Ngài là nguồn vui vỹ đại nhất của chúng ta. Ngài luôn luôn ở bên chúng ta và không bao giờ để chúng ta phải thất vọng.
Đây là nền tảng của hy vọng của chúng ta, nó không phải chỉ là chủ thuyết lạc quan, nó cũng không phải là một thái độ tâm lý hoặc ước muốn được khích lệ. Hy vọng Kitô giáo là một ơn huệ mà Thiên Chúa ban cho chúng ta nếu chúng ta ra khỏi cái vỏ con người chúng ta và mở rộng lòng mình cho Ngài. Niềm hy vọng này không làm nản lòng chúng ta bởi vì Chúa Thánh Linh đã được đổ vào lòng chúng ta (cf. Rom 5:5). Đấng An Ủi không làm bất cứ điều gì xem như hấp dẫn. Ngài không xua đuổi sự dữ với đôi đũa thần phù thủy. Nhưng Ngài đổ vào trong chúng ta sinh khí của sự sống, mà nó không vắng bóng thử thách, nhưng chắc chắn được yêu thương và luôn luôn được tha thứ nhờ Chúa Kitô, Đấng vì chúng ta đã chiến thắng tội lỗi, sự chết và sợ hãi. Hôm nay là ngày cử hành niềm hy vọng của chúng ta, cử hành sự thật này: không gì và cũng không ai có thể tách rời chúng ta khỏi tình yêu của Ngài (cf. Rom 8:39).
Chúa đã sống lại và muốn chúng ta tìm Ngài giữa những người sống. Sau khi đã tìm thấy Ngài, mỗi người chúng ta được Ngài sai đi rao truyền sứ điệp Phục Sinh, để thức tỉnh và làm sống lại niềm hy vọng trong những tâm hồn sầu muộn, trong những người đang chiến đấu đi tìm ý nghĩa trong đời sống. Ngày nay, điều này thật cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta không được rao giảng chính chúng ta. Hơn thế, như những người đầy tớ của hy vọng, chúng ta phải rao truyền Đấng Phục Sinh bằng chính đời sống và tình yêu của chúng ta. Nếu không, chúng ta sẽ là một tổ chức quốc tế gồm những môn đồ và những luật lệ tốt, tuy vậy không có khả năng đem lại hy vọng là điều mà thế giới đang mong đợi.
Làm cách nào chúng ta có thể kiên vững niềm hy vọng? Phụng vụ đêm nay đưa ra một vài hướng dẫn. Nó dậy chúng ta nhớ lại những việc làm của Thiên Chúa. Những bài đọc diễn tả lòng thành tín của Thiên Chúa, lịch sử của tình yêu Ngài đối với chúng ta. Lời sống động của Thiên Chúa có thể liên kết chúng ta trong lịch sử tình yêu này, nuôi dưỡng hy vọng của chúng ta, và làm mới lại niềm vui mừng của chúng ta. Tin Mừng cũng nhắc chúng ta về điều này: để sưởi nóng hy vọng trong tâm hồn của các phụ nữ, thiên thần nói với họ: “Hãy nhớ lại những gì [Đức Giêsu] đã bảo các bà” (v.6). Chúng ta đừng quên những lời Ngài và việc Ngài làm, nếu không chúng ta sẽ mất hy vọng. Thay vào đó, chúng ta hãy nhớ những điều ấy và làm cho chúng thành của chúng ta, để như những người làm vườn buổi sáng, những người biết làm cách nào giúp đỡ người khác nhìn ra những dấu hiệu của Chúa Phục Sinh.
Anh chị em thân mến, Chúa Kitô đã sống lại! Chúng ta hãy mở lòng mình cho hy vọng và tiến bước. Ước gì việc nhớ lại những lời Người rao giảng, những việc Người làm trở nên ngôi sao sáng hướng dẫn những bước chân của chúng ta trên con đường đức tin tiến về Phục Sinh không bao giờ cùng tận.
2016-03-26 Vatican Radio
Views: 0